Đánh giá đại học sư phạm hà nội học phí

Trong hơn 70 năm vun đắp cho nghề nhà giáo cao quý, Đại học Sư phạm Hà Nội đã khẳng định danh tiếng của mình và trở thành ngọn cờ tiên phong trong ngành.

Với phương châm đem đến cho sinh viên Việt Nam chất lượng giảng dạy tốt nhất, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Đại học Sư phạm Hà Nội luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Từ nơi đây, hàng ngàn nhân tài đã được nuôi dưỡng, cống hiến tài đức cho Tổ quốc. Và không biết tự khi nào danh xưng “Đại học Sư phạm Hà Nội” lại trở nên thân thương đến thế trong trái tim mỗi người thầy, người con của đất Hà thành.

Lịch sử hình thành

Ngày 11/10/1951, Bộ giáo dục và đào tạo chính thức kí nghị định thành lập trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên con đường đi đến ngày chính thức thành lập là một quá trình chiến đấu gian khổ cùng đất nước hồi sinh sau chiến tranh.

Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên như: Trường Đại học Sư phạm Khoa học [1951 – 1956], Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [1956 – 1967], Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 [1967 – 1993], Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [1993 – đến nay].

65 năm hình thành và phát triển Đại học Sư phạm Hà Nội

Sứ mệnh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa học Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn, Giáo dục đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn

Đến năm 2020 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong khu vực và thế giới.

Trường đang phát triển theo hướng đại học nghiên cứu với quy mô trên 35.000 sinh viên; là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia; là nơi tập trung các chuyên gia, giảng viên trình độ cao; các chương trình đào tạo liên kết quốc tế có uy tín trên thế giới; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại với các dịch vụ hoàn hảo.

Hoạt động của sinh viên

Sinh viên của trường Đại học Hà Nội không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn cực kì năng động, nhiệt huyết và đam mê. Thông qua các CLB, đội nhóm của trường, các nhà giáo tương lai thỏa sức sáng tạo, bùng cháy và thể hiện bản thân mình, để vẽ nên một quãng đời sinh viên thật tươi đẹp và rực rỡ.

Có thể đề cập đến CLB Máu Sư Phạm, là nơi các bạn trẻ thể hiện tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái của mình với các chương trình hiến máu nhân đạo định kì tổ chức cho sinh viên toàn trường.

CLB Guitar: đây là nơi bạn thỏa sức bung xõa bên cây đàn “sinh viên”, cũng đám bạn ca hát mà chẳng sợ thiên hạ dèm pha.

Ngoài ra còn có một số CLB, đội nhóm khác như: CLB Karatedo, CLB Kĩ năng [CTC], Đội Thanh niên xung kích, CLB T&T Khoa Toán,…

Đội ngũ nhân sự

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn tự hào với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm có học bằng, học vị cao, luôn tâm huyết và yêu nghề. Tính đến năm 2014, trường có tổng cộng 1.227 cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên [trong đó có 24 giáo sư, 126 phó giáo sư, 227 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 177 thạc sĩ, 19 Nhà giáo Nhân dân và 74 Nhà giáo ưu tú].

Cơ sở vật chất

Địa chỉ: 136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.

Để đảm bảo công tác dạy và học đạt hiệu quả cao nhất, trường luôn không ngừng đầu tư cải thiện trang thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu ngày một nâng cao của ngành giáo dục.

Nhà trường có hệ thống phòng học trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu giảng dạy của giảng viên và sinh viên toàn trường với 181 phòng có tổng diện tích là 19.760 m². Để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin và các bộ môn liên quan đến tin học, máy tính, nhà trường đầu tư xây dựng 36 phòng máy với diện tích 2.812 m².

Ngoài ra, trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội được bố trí tại một toà nhà 4 tầng có diện tích sử dụng khoảng 5.000m2 và gần 1.000 chỗ ngồi với đầy đủ trang thiết bị và bàn ghế chuyên dụng luôn sẵn sàng phục vụ sinh viên và giảng viên của trường. Trung tâm hiện có bốn phòng chức năng chính là: Phòng Nghiệp vụ, phòng Đọc, phòng Mượn và Phòng Tin học.

Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành, một trong những nhiệm vụ được đề cao tại đây là việc học tập và nghiên cứu khoa học. Do đó trường không ngừng đầu tư cải tiến các phòng thí nghiệm, đầu tư các thiết bị hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên và giảng viên rèn luyện kĩ năng sáng tạo và thực hành. Hiện trường có 38 phòng thí nghiệm với tổng diện tích 2.545 m².

Sau những giờ học tập căng thẳng, sinh viên có thể thư giãn bằng các hoạt động thể thao tại sân vận động và nhà thi đấu đa năng,…

Ông bà ta vẫn thường dạy “An cư lạc nghiệp”, việc học tập muốn hiệu quả cần phải có nền tảng vững chắc từ nơi ăn chốn ở cho mỗi sinh viên. Nắm rõ điều này, việc sắp xếp KTX cho sinh viên cũng được trường Đại học Sư Phạm Hà Nội quan tâm thường xuyên. Kí túc xá gồm 5 dãy nhà cao tầng và 2 dãy cấp 4 với 320 phòng [trong đó 150 phòng đựơc trang bị tivi truyền hình cáp], với công trình khép kín, điện nước đầy đủ, phục vụ học sinh, sinh viên, học viên toàn trường.

Hằng năm KTX phục vụ cho khoảng 2800 sinh viên, trong đó có 200 học sinh chuyên, 2200 sinh viên và 400 học viên cao học, nghiên cứu sinh, học viên nước ngoài.

Cơ sở vật chất tại KTX được đầu tư khá đầy đủ với 3 nhà ăn tập thế, 2 siêu thị với hơn 7000 mặt hàng luôn túc trực bên “túi tiền” của sinh viên. Phòng máy tính với 40 máy kết nối mạng luôn sẵn sàng phục vụ sinh viên tra cứu thông tin khi cần thiết.

Bên cạnh cuộc sống vật chất đầy đủ, sinh viên nơi đây cũng tự xây dựng cho mình một đời sống tinh thần khá phong phú và tươi trẻ với những hoạt động văn hóa, văn nghệ định kì đậm chất sáng tạo theo phong cách sinh viên hiện đại.

Tất cả biến KTX không chỉ là chỗ dừng chân hay tạm nghỉ sau những giờ bôn ba nơi giảng đường, KTX đã thực sự trở thành mái nhà chung của hàng thế hệ sinh viên Sư phạm và lưu dấu những kỉ niệm đẹp nhất của thời sinh viên cùng đám bạn.

Thành tựu

Trong suốt hơn 70 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, Đại học Sư phạm Hà Nội đã trở thành tấm gương sáng cho ngành giáo dục Việt Nam. Trường đã nhiều lần vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh.

Niềm tự hào mang tên Đại học Sư phạm Hà Nội

Cựu sinh viên nổi bật

Với bề dày lịch sử và những thành tích vẻ vang trên còn đường phát triển của mình, sẽ không có gì lạ khi Đại học Sư phạm được mệnh danh như chiếc nôi sản sinh nhân tài của đất nước. Thật vậy, từ nơi đây đã không ít tài năng đã được nuôi dưỡng và đâm chồi nảy lộc.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật – người mang chân dung một thời đại

Một số những nhân vật tiêu biểu phải kể đến như:

  • Cao Huy Đỉnh [1927-1975]: Giáo sư, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996;
  • Nguyễn Văn Hiệu: Giáo sư, TSKH Vật lý, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nguyên Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
  • Nguyễn Văn Đạo: Giáo sư, TSKH Cơ học, Viện sĩ, nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh

Nguồn: Đại học Sư Phạm Hà Nội

*Thông tin của trường được cập nhật vào 09/2019

Chủ Đề