Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới?

Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội [1921 – 1941] – Bài 1 – Trang 86 – SGK Lịch sử 8. Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới.

Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới.

Hướng dẫn.

 Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực [sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa], thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Với giải Câu 1 trang 86 sgk Lịch sử lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử. Mời các bạn đón xem:

Chính sách kinh tế mới của nước Nga đang và sẽ trở thành một trong những chính sách kinh tế quan trọng có giá trị lớn kể cả trong quá khứ và hiện tại.

Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là?

Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới

– Cuối năm 1920, nước Nga ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hòa bình song với những khó khăn to lớn: Hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế, tình hình kinh tế – xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách Cộng sản thời chiến.

– Chính sách Cộng sản thời chiến bao gồm:

+ Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp.

+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân, Nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

+ Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động toàn dân, với nguyên tắc không làm thì không ăn.

+ Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trên thị trường nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng.

– Sau khi chiến tranh kết thúc, chính sách này tỏ ra không phù hợp trong điều kiện mới nông dân tỏ ra bất bình do kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lưu thông hàng hóa, xóa bỏ quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

Chính sách kinh tế mới [hay còn được gọi là NEP] do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

– Đối với nông nghiệp:

Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

– Đối với công nghiệp:

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của Nhà nước.

+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương hoặc ngân hàng.

– Đối với Thương mại và tiền tệ:

+ Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.

+ Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

Có thể nhận thấy, bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga đã có những chuyển biến rất rõ rệt.

Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới của nước Nga đối với Việt Nam

– Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định bàu học đầu tiên qua tổng kết 30 năm đổi mới: “ Trong quá trình đổi mới chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.”

– Trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung nhiều nhận thức định hướng mới trong quan điểm về thể chế phát triển, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hình thành các mô hình kinh tế mới, phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng.

– Xuyên suốt quá trình đổi mới Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới của Lê-nin trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Do đó, đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra các tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển đất nước trong thời gian tới.

– Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực là động mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

– Đồng thời chủ trương cần tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động phân bổ và sự dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Như vậy, Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới nhà nước Nga thực hiện là? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích hoàn cảnh ra đời cũng như ý nghĩa của chính sách này tới quý bạn đọc. Mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Câu hỏi: Nội dung chính sách kinh tế mới của Liên Xô là gì?

Lời giải:

- Nông nghiệp:Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.

- Công nghiệp:Phục hồi công nghiệp nặng; Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.

- Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Đặc điểm:kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết chính sách kinh tế của Liên Xô qua bài Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa nhé

I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế [1921 - 1925]

1. Chính sách kinh tế mới

a] Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1921, nước Nga Xô viết ở trong hoàn cảnh cực kì khó khăn.

- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định.

- Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới [NEP] do V.I Lê –nin đề xướng,

b] Nội dung của Chính sách kinh tế mới

Bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

* Nông nghiệp:Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

* Công nghiệp:

- Tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

- Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Thương nghiệp và tiền tệ:

- Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

- Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

c] Bản chất, ý nghĩa

- Bản chất:là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Ý nghĩa:

+ Với việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã vượt qua được cuộc khủng hoảng: Kinh tế được phục hồi, chính trị - xã hội dần được ổn định.

+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

-Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [Liên Xô].

-Gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là: Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ [Azecbaijan, Acmênia, Gruzia], đến năm 1940 có thêm 11 nước.

- Năm 1924, sau khi Lê-nin mất, Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô trong những năm 1924 - 1953.

Lược đồ Liên Xô năm 1940

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô [1925-1941]

1. Những kế hoạch năm năm đầu tiên

a] Bối cảnh

- Đến năm 1925, Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế => Nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b] Nhiệm vụ trọng tâm:công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...

c] Quá trình thực hiện:

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.

- Từ năm 1925 - 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

+ Lần thứ nhất [1928 - 1932].

+ Lần thứ hai [1933 - 1937].

+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.

d] Thành tựu:

- Kinh tế:

+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa - giáo dục:thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

- Xã hội:các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức XHCN.

Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926

e] Ý nghĩa, hạn chế:

- Ý nghĩa:

+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Tăng cường sức mạnh đất nước.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

- Hạn chế:

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.

+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Liên Xô đã từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước phương Tây:

+ Trong vòng 4 năm [1922 - 1925], Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.

+ Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Vai trò và uy tín của Liên Xô ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề