Tạp chí khoa học Trường Đại học Kinh tế TP hcm

Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế là tạp chí học thuật về khoa học quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 568/GP-BTTTT ngày 26/10/2015 và được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ [ISSN] số 2354 – 1350 theo Văn bản số 34/TTKHCN-ISSN ngày 11/11/2015.

Theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/06/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế của Trường ĐH Kinh tế được tính điểm công trình, với mức điểm 0 – 0,5 điểm.

Nhằm hướng đến kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và 30 năm kỷ niệm ngày thành lập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á [Journal of Asian Business and Economic Studies] [tiền thân là Tạp chí Phát triển Kinh tế - Journal of Economic Development], Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á đã tiến hành kiểm tra, sao lưu và đăng tải toàn bộ các bài viết được xuất bản trong giai đoạn 1990-2020 lên website của Tạp chí đối với cả hai ngôn ngữ.

Việc đăng tải toàn bộ các bài viết đã xuất bản của Tạp chí diễn ra từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2020 thuộc dự án cải thiện thứ hạng Webometrics của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Khi dự án hoàn thành, quý Thầy/Cô và độc giả sẽ có thêm một nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, từ đó giúp nâng cao hệ số trích dẫn và danh tiếng học thuật không chỉ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh mà còn là của Tạp chí.

Để tìm đọc toàn bộ các bài viết đã xuất bản, quý Thầy/Cô và độc giả có thể truy cập vào đường dẫn: //jabes.ueh.edu.vn/ và lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt.

Toàn bộ các bài viết trên cả hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt sẽ được truy xuất miễn phí [trừ những bài viết từ năm 2017-2020 với phiên bản tiếng Việt]. Sau khi lựa chọn ngôn ngữ, quý Thầy/Cô và độc giả có thể tìm đến mục Tra cứu bài viết [với Tiếng Việt] và View Articles [với Tiếng Anh].

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á [Journal of Asian Business and Economic Studies – JABES] là Tạp chí khoa học quốc tế về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, phát hành 4 số/năm từ năm 2021 [phiên bản tiếng Anh] và 12 số/năm [phiên bản tiếng Việt]. Đặc biệt, ấn phẩm tiếng Anh của Tạp chí được xuất bản trên hệ thống xuất bản Emerald từ năm 2018. Những bài viết nghiên cứu gửi đến Tạp chí JABES đều được phản biện kín, đánh giá nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo chuẩn mực và nâng cao chất lượng học thuật của các bài báo khoa học.

Tin, ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á 

Chia sẻ

Chiều ngày 13/04/2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á [JABES] Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã có buổi tiếp và làm việc với Tạp chí Khoa học Thương Mại thuộc Trường Đại học Thương Mại về kinh nghiệm quản lý tạp chí của hai trường. Trên tinh thần hợp tác chia sẻ, hai bên đã có những trao đổi về hệ thống phần mềm quản trị trực tuyến của JABES, đồng thời chia sẻ về quy trình gia nhập Danh mục ESCI và SCOPUS của JABES.

Tham dự sự kiện này, về phía JABES có GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Tổng Biên tập Tạp chí JABES cùng các thành viên thuộc Tạp chí JABES. Về phía Tạp chí Khoa học Thương mại có GS.TS. Đinh Văn Sơn - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại cùng đoàn công tác gồm PGS.TS. Doãn Kế Bôn, PGS.TS. Hà Văn Sự, PGS.TS. Phan Thế Công, PGS.TS. Phạm Tuấn Anh, và TS. Phạm Minh Đạt.

Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc với Tạp chí Khoa học Thương mại

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài đại diện cho Tạp chí JABES của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có phát biểu chào mừng đoàn Tạp chí Khoa học Thương mại: “Đây sẽ là một buổi làm việc hết sức chân tình, hết sức cởi mở và chia sẻ các kinh nghiệm mà JABES đã tích lũy được qua hơn 30 năm thông qua những bài trình bày và phần trao đổi để cùng học hỏi giữa hai bên Tạp chí của hai Trường”.

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Tổng biên tập Tạp chí JABES phát biểu

GS.TS. Đinh Văn Sơn đại diện Tạp chí Khoa học Thương mại cho biết: “Tạp chí Khoa học Thương mại rất cảm ơn sự chân thành đón tiếp của Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung và Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu A nói riêng. Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã có mối quan hệ lâu dài và gắn bó; vì vậy, Tạp chí Khoa học Thương mại rất mong muốn nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn để Tạp chí Khoa học Thương mại có thể tiếp cận được những khai phá ban đầu để đưa Tạp chí Khoa học Thương mại có thêm bước tiến trong sự phát triển Tạp chí trong tương lai.”

GS.TS. Đinh Văn Sơn - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại phát biểu

Cũng trong buổi làm việc, TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn đã giới thiệu tổng quan về Hệ thống phần mềm quản trị bài viết trực tuyến của JABES bao gồm tiếng Anh và tiếng Việt. Với hệ thống phần mềm quản trị bài viết trực tuyến của JABES, dù ở phiên bản tiếng Việt hay phiên bản tiếng Anh trên Hệ thống của Nhà xuất bản Quốc tế Emerald thì quy trình quản trị đều được đảm bảo về tính chặt chẽ, minh bạch và quy trình phản biện nghiêm ngặt. Thông qua hệ thống quản trị trực tuyến này, các bài viết được gửi đến tạp chí đều được thao tác toàn bộ trên hệ thống, có lưu lịch sử từng thao tác, hạn chế tối đa các khâu thao tác thủ công và gửi email qua lại. Đây là hệ thống quản trị cực kỳ quan trọng và là điều kiện tiên quyết để các tạp chí tiến gần hơn với các chuẩn mực tạp chí theo thông lệ quốc tế.

TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn giới thiệu Hệ thống phần mềm quản trị bài viết trực tuyến của JABES

Bên cạnh đó, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài đã trình bày về quy trình, lộ trình những kinh nghiệm quan trọng của JABES để gia nhập Danh mục ESCI và SCOPUS; bài trình bày này do tập thể cộng sự của JABES chuẩn bị và từng được báo cáo một lần trong Hội thảo của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước. Trong đó, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài đã nhấn mạnh 6 bước mà JABES đã thực hiện và thành công trong quá trình tham gia ESCI và SCOPUS, đồng thời gợi ý một số kinh nghiệm thực tế để Đoàn công tác Tạp chí Khoa học Thương Mại có thể nghiên cứu, tham khảo để vận dụng dựa trên hiện trạng thực tế.

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài trình bày về quy trình, lộ trình những kinh nghiệm của JABES để gia nhập Danh mục ESCI và SCOPUS

Từ những chia sẻ kinh nghiệm quan trọng trong việc đưa JABES vào Danh mục ESCI và SCOPUS, trên tinh thần giao lưu cởi mở, hai bên đã có những trao đổi và tư vấn để Đoàn công tác Tạp chí Khoa học Thương Mại có thể vận dụng và triển khai hiệu quả trong thời gian tới. Đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ trong tương lai giữa hai Trường nói chung và hai Tạp chí nói riêng  với mục tiêu chung là cùng đưa các tạp chí thuộc khối ngành kinh tế Việt Nam hội nhập cộng đồng học thuật quốc tế.

Các thành viên Đoàn công tác Tạp chí Khoa học Thương mại đặt câu hỏi và trao đổi

Đại diện hai bên tặng quà lưu niệm

Một số hình ảnh khác:

Tin, ảnh: Tạp chí JABES, Phòng Marketing - Truyền thông

Chia sẻ

Thông báo


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ KINH DOANH CHÂU Á

“The International Journal Devoted to the Study and Promotion of Business and Economic Sustainability”

Tôn chỉ & Mục đích

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á [Journal of Asian Business and Economic Studies – JABES] – tiền thân là Tạp chí Phát triển kinh tế [Journal of Economic Development – JED], trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là Tạp chí khoa học về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bao gồm hai phiên bản: Phiên bản tiếng Việt [JABES-V] và Phiên bản tiếng Anh [JABES-E]. JABES-V xuất bản 12 số/năm, được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm cao nhất trong các Tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam. JABES-E phát hành 4 số/năm trên hệ thống Nhà xuất bản Quốc tế Emerald từ tháng 5/2018 và đã chào đón cộng đồng học giả toàn cầu.

JABES định hướng xuyên suốt các nghiên cứu về giải pháp chính sách và hàm ý quản trị tiềm năng cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn và đồng thời JABES luôn nỗ lực tìm kiếm các tiếp cận nhằm cải thiện tính bền vững và đổi mới sáng tạo theo thông lệ nghiên cứu quốc tế của lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.

Quan điểm JABES theo đuổi định hướng “Phát triển bền vững” và “Đổi mới sáng tạo” hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của các quốc gia, các khu vực và toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là một quá trình mà tất cả cộng đồng khoa học và thực tiễn đều nỗ lực thay đổi hướng đến lợi ích lâu dài của quốc gia, khu vực kinh tế, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, và các cá nhân.

JABES kỳ vọng nhận được các bài báo nghiên cứu về các chủ đề kinh tế và kinh doanh ở phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia, và cả ở địa phương; đồng thời, JABES cũng chào đón các nghiên cứu có giá trị về mặt chính sách từ các nhà nghiên cứu và thực tiễn đến từ các tổ chức quốc tế, chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công và tư, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. JABES luôn mong đợi các đề xuất và gợi ý chính sách và các hàm ý quản trị cho lĩnh vực kinh tế và kinh doanh từ các bài viết là kết quả phân tích cẩn trọng dựa trên khung lý thuyết chuẩn và bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm theo thông lệ quốc tế.



Các bài báo sắp xuất bản

Quyền miễn trách nhiệm

Thông tin và nội dung được giới thiệu trong các ấn phẩm của JABES phản ánh quan điểm của tác giả và cộng sự. Vì vậy, JABES không chịu trách nhiệm đối với những sai sót và hệ quả phát sinh từ vấn đề sử dụng thông tin trong các bài viết.

JABES không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý về sự sai sót và thiếu chính xác của các dữ liệu, thông tin, đánh giá, hay nhận định bắt nguồn từ độ tin cậy của thông tin cũng như quan điểm được thể hiện trong các bài viết.

Số sắp tới:

Tháng 10/2022

Năm thứ 33, Số 10

Các số trước:

Tháng 9/2022

Năm thứ 33, Số 9

Tháng 8/2022

Năm thứ 33, Số 8

Tháng 7/2022

Năm thứ 33, Số 7

Tháng 6/2022

Năm thứ 33, Số 6

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua TPTS của Gen Z trên sàn thương mại điện tử trong thời điểm bình thường mới [trang *-*]

Lê Thị Hồng Minh & Phạm Thế Cường & Bùi Thị Diệu Hiền & Nguyễn Thị Quỳnh Linh & Nguyễn Hoài Nhi & Vi Đức Hùng

Bản điện tử: 25 Jul 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Dịch bệnh Covid-19 lan rộng dẫn tới hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử [TMĐT] trở nên vượt trội hơn vì trong thời gian giãn cách xã hội, người dân bị hạn chế đi lại. Do vậy, nhu cầu mua các loại thực phẩm, hàng hóa của người tiêu dùng tăng mạnh. Tuy nhiên, trong thời điểm “Bình thường mới” hiện tại, liệu họ còn chọn lựa hình thức mua trực tuyến hay quay về các hình thức truyền thống trước đây? Để giải đáp, tác giả đã quyết định làm đề tài để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiếp tục mua thực phẩm tươi sống [TPTS] trên sàn TMĐT của genZ. Đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Sau khi thu thập, làm sạch, và thu được 289 mẫu hợp lệ, tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26. Kết quả chỉ ra rằng biến thói quen, chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm tác động đến ý định tiếp tục mua TPTS trên sàn TMĐT. Kết quả này giúp các nhà quản trị có những giải pháp để thu hút khách hàng tiếp tục mua thực phẩm trên sàn TMĐT trong thời điểm bình thường mới.


Các đặc điểm thông điệp và hiệu quả truyền thông mạng xã hội của các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng [trang *-*]

Phan Hoàng Long & Trà Lục Diệp & Lê Đỗ Nguyên Tân & Trần Thị Hằng

Bản điện tử: 13 Jul 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm của thông điệp đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của khách sạn. Hiệu quả truyền thông mạng xã hội được đo lường bằng mức độ tương tác với khách hàng, cụ thể là số lượng thích [like], thảo luận [comment] và chia sẻ [share] của thông điệp được đăng tải trên trang Facebook của khách sạn. Các đặc điểm được phân tích bao gồm định dạng, nội dung, và thời gian đăng tải của thông điệp. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng được xem xét. Kết quả hồi quy cho dữ liệu của 1351 thông điệp thu thập từ các trang Facebook của 12 khách sạn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng cho thấy định dạng hình ảnh hoặc video và các nội dung liên quan đến khuyến mãi hoặc chất lượng thương hiệu của khách sạn thu hút được nhiều tương tác hơn. Thời gian đăng tải và đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của thông điệp.


Các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam [trang *-*]

Nguyễn Thị Phương Chi & Nguyễn Thị Phương Dung & Đỗ Hoài Nam

Bản điện tử: 13 Jul 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đo lường mức độ sẵn sàng xuất khẩu [XK] của các doanh nghiệp nhỏ và vừa [DNNVV] tại Việt Nam và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố này. Bằng cách khảo sát 200 DNNVV đang và sẽ XK, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng XK của doanh nghiệp [DN] được thể hiện dưới các khía cạnh về tổ chức và sản phẩm. Bốn yếu tố tác động trực tiếp tới mức độ sẵn sàng XK bao gồm: yếu tố kích thích XK nội bộ, các yếu tố kích thích XK bên ngoài, hoạt động quốc tế hóa hướng nội và hoạt động chuẩn bị trước khi XK. Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho DN cũng như các nhà hoạch định chính sách.


Tác động của chuyển đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam [trang *-*]

Phạm Thị Lý & Nguyễn Thanh Trọng & Nguyễn Thị Đông

Bản điện tử: 25 Jul 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Thay đổi cơ cấu tuổi dân số đang định hình quỹ đạo phát triển và mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhiều quốc gia. Già hóa dân số không chỉ là mối lo ngại của các nền kinh tế phát triển, mà ngay cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng đã bắt đầu phải đối mặt với tốc độ già hóa một cách nhanh chóng. Từ cách tiếp cận phương pháp hạch toán tăng trưởng, kết hợp với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, nghiên cứu xây dựng hàm hồi quy mô tả các nhân tố cơ cấu nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ước tính mối liên hệ giữa những thay đổi về cơ cấu tuổi dân số với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Ngoài yếu tố về kinh tế như tỷ lệ tiết kiệm, độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi và tỷ lệ phụ thuộc trẻ cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ phụ thuộc già, tỷ lệ lao động trẻ và vốn con người vẫn còn là gánh nặng cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2020.


Tác động của sự tiếp nhận EWOM đến hành vi đặt dịch vụ lưu trú và vai trò điều tiết của niềm tin EWOM [trang *-*]

Hoàng Thị Phương Thảo & Trần Diệu Hằng

Bản điện tử: 25 Jul 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Đánh giá của người tiêu dùng trực tuyến cung cấp một lượng thông tin chưa từng có để người tiêu dùng đánh giá dịch vụ trước khi mua hàng. Chúng tôi sử dụng lý thuyết kích thích-xử lý-hồi đáp SOR để điều tra ảnh hưởng của sự tiếp nhận thông tin trong bối cảnh truyền miệng điện tử [EWOM] lên hành vi đặt dịch vụ lưu trú trực tuyến [DVLT] và vai trò điều tiết của niềm tin EWOM trong việc dự đoán hành vi [HV] đặt DVLT của khách hàng [KH]. Nghiên cứu sử dụng phân tích cấu trúc tuyến tính [SEM] với dữ liệu khảo sát 412 KH đặt DVLT trên các đại lý du lịch trực tuyến [OTA]. Kết quả cho thấy rằng sự tiếp nhận EWOM có ảnh hưởng tích cực đến HV, thái độ khách hàng với OTA và thái độ KH với DVLT có vai trò trung gian trong mối tác động giữa sự tiếp nhận EWOM lên HV đặt DVLT của khách hàng [KH], niềm tin EWOM có tác động điều tiết mối quan hệ giữa sự tiếp nhận EWOM lên HV đặt DVLT của khách hàng [KH], từ đó nhấn mạnh vai trò của niềm tin trong bối cảnh dịch vụ trực tuyến.


08/03/2022

27–28/8/2021

08/06/2021

Video liên quan

Chủ Đề