Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tiêu đường

Tóm tắt

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng được tiến hành trên 414 bệnh nhân ung thư vào điều trị lần đầu tại Trung tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân –  Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 kết quả thu được như sau:

–         Tỷ lệ bệnh nhân ung thư nam/ nữ là 1,9/1, gặp ở độ tuổi trên 41 chiếm 45,4%, hay gặp nhất là ung thư tiêu hóa.

–         Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp khác nhau chúng tôi thấy SDD chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ.

–         Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng là: tuổi cao, nam giới, vị trí u đường tiêu hóa

Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, ung thư.

Summary

The studying of nutritional status was carry out on 414 cancer patients, all the treated first time at center of cancer and nuclear medicine – Hospital 103 from November 2013 to September 2014, the result was:

–         Proportion of cancer patients male/ female is 1,9/1, aged over 41 was 45,5%, the most common gastrointestinal cancer.

–         Assessment of nutritional status according to the different methods was found malnourished primarily seen in mild.

–         Factors related to malnutrition; old age, male gender, tumor location in gastrointestinal tract.

Keyword: nutritional status, cancer.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư [UT] là bệnh có tỷ lệ mắc cao, một đặc điểm quan trọng là bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và cùng với đau đớn là khủng hoảng tâm lý, rối loạn giấc ngủ làm cho người bệnh suy sụp, chán ăn, mệt mỏi và nhanh chóng đẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng [SDD] được định nghĩa là tình trạng dinh dưỡng trong đó thừa hoặc thiếu [ hoặc không cân đối ] năng lượng, protid và các chất dinh dưỡng khác gây ra các ảnh hưởng trên mô và cơ thể cũng như các dấu hiệu lâm sàng  và cận lâm sàng. Đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng cũng như trong Bệnh viện còn khá cao nhất là các nước kém phát triển. Vấn đề suy dinh dưỡng trong điều trị lâu nay còn ít được quan tâm, đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam do khó khăn về kinh tế và hạn chế về hiểu biết.

Ở bệnh nhân [BN] ung thư, khối u phát triển nhanh chóng kéo theo nguồn dinh dưỡng cần để nuôi nó cũng tăng lên theo cấp số nhân, song song với quá trình đó tế bào ung thư giải phóng ra các cytokine, các yếu tố tăng sinh mạch gây độc cho tế bào. Như vậy bản thân khối u đã làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm hấp thu tăng sử dụng năng lượng, ngoài ra bệnh nhân ung thư khi vào viện điều trị còn phải chịu tác động của các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị… và các sang chấn tâm lý. Tất cả các yếu tố trên có tác động cộng hưởng càng làm cho tình trạng toàn thân cũng như tình trạng dinh dưỡng cũa bệnh nhân thêm nặng nề.

Tuy nhiên mức độ, hình thái suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư và một số yếu tố liên quan.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

– Gồm 414 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư bằng mô bệnh học, nhập viện điều trị nội trú lần đầu tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11/2013 – 9/2014.

-Tiêu chuẩn lựa chọn:

Tất cả bệnh nhân không kể nam hay nữ được chẩn đoán ung thư bằng mô bệnh học vào điều trị lần đầu.

-Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Bệnh nhân ung thư tái phát hoặc đã được điều trị ở cơ sở khác.

+ Bệnh nhân đang sốt cao, đang trong tình trạng cấp cứu.

+ Không đủ các chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

– Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được lập phiếu ghi chép theo mẫu thống nhất

+ Thông tin chung: Tuổi, giới, ngày vào viện, ngày ra viện, tiền sử bệnh tật, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh.

+ Chỉ số nhân trắc: BMI, thay đổi cân nặng trong 6 tháng.

+ Cận lâm sàng:

. Các chỉ số sinh hóa : protein, albumin, cholesterol …

. Công thức máu [ hồng cầu, huyết sắc tố, lymphocid ].

Phân tích số liệu bằng SPSS 15.0

2.3. Một số chỉ tiêu áp dụng trong nghiên cứu

– Phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI [ Body Mass Index]:

Theo Tổ chức Y tế thế giới [2000] khuyên nên dùng BMI để nhận định tình trạng dinh dưỡng, được tính theo công thức:

Chỉ số BMI = Cân nặng [kg] / chiều cao [m2].

Áp dụng đối với người châu Á:

BMI < 16: thiếu năng lượng trường diễn độ III [SDD nặng].

BMI từ 16 – 16,9 thiếu năng lượng trường diễn độ II [SDD trung bình].

BMI từ 17 – 18,4 thiếu năng lượng trường diễn độ I [SDD nhẹ].

BMI từ 18,5 – 22,9 bình thường

BMI ≥ 23 là thừa cân

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào địnhlượng Albumin huyết thanh.

Bình thường người lớn là 35 – 48 gam/ lít. Lượng albumin < 35gam/lít được coi là thấp [ suy dinh dưỡng ], trong đó:

Albumin 28 – 35 gam/ lít: SDD nhẹ.

Albumin 21 – 27 gam/ lít: SDD mức độ TB.

Albumin < 21 gam/ lít: SDD mức độ nặng.

– Protein toàn phần

Protein TP: 60 – 80gam/lít là bình thường; < 60gam/lít là thấp.

– Chỉ số Cholesterol

Bình thường: 3,9 – 5,2 mmol/lít

< 3,9mmol/lít là thấp và được đánh giá là thiếu năng lượng và Protein kéo dài, SDD mạn tính.

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào số lượng Lympho bào [1000 TB /mm3]

Bạch cầu Lympho có chức năng chính là tham gia các đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Số lượng Lympho bào 1000 TB / mm3.

Từ 1,2 – 2 G/L SDD mức độ nhẹ

Từ 0,8 – 1,2 G/L SDD mức độ vừa

< 0,8 G/L SDD mức độ nặng

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào số lượng hồng cầu, huyết sắc tố

Hồng cầu: Bình thường nữ > 3,8 T/l, nam > 4,2 T/l.

Từ 3 – 3,8 T/l với nữ, 4,2 T/l với nam là thiếu máu nhẹ.

Từ 2 – 3 T/l thiếu máu nặng.

< 2 T/l thiếu máu nặng.

HST:     Bình thường nữ > 130g/l, nam > 140 g/l.

Từ 90 – 130 g/l thiếu máu nhẹ.

Từ 60 – 90 g/l thiếu máu vừa.

< 60 g/l thiếu máu nặng.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


Tỷ lệ nam/ nữ là 272/142  tức 1,9/1. Tỷ lệ BN mắc bệnh ung thư ở cả nam và nữ gặp chủ yếu ở độ tuổi  ≥ 41 [nam 46,3%, nữ 43,7%].

Theo chỉ số BMI có 106/414 BN được đánh giá là SDD, trong đó SDD nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 64/106 BN [ 60,4% ] và SDD nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 14/106 BN [ 13,2% ]. SDD ở cả 3 mức độ gặp chủ yếu ở ung thư tiêu hóa.

Theo mức độ  Albumin trong máu có 98 BN [23,7%] SDD trong đó đa số ở mức độ nhẹ 88/98 [89,8%], không có ca nào được đánh giá là SDD mức độ nặng. Trong đó khối u nguyên phát ở vị trí tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 150/414 [36,2%] BN và không có ca nào mắc bệnh ung thư vú bị SDD.

Chỉ số protein cho ta thấy chỉ có 18/414 BN có lượng protein trong máu thấp chiếm tỷ lệ 4,3%, trong đó ung thư tiêu đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%.

Chỉ số Lymphocid cho ta thấy SDD mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 108/414 chiếm 26,1%, sau đó đến SDD nặng 88/414 chiếm 21,3%, ở cả 3 mức độ SDD đứng đầu vẫn  là BN ung thư tiêu hóa.

Căn cứ vào chỉ số cholesterol trong máu ta thấy có 62/414 chiếm tỷ lệ 15% BN có chỉ số Cholesterol thấp, trong đó có 30 BN ung thư ống và tuyến tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4%.

Căn cứ vào chỉ số huyết sắc tố để đánh giá tình trạng dinh dưỡng  ta thấy có 290/414  BN SDD  chiếm tỷ lệ 70,0% trong đó SDD mức độ nhẹ  chiếm 98,6% và không có BN nào SDD mức độ năng. Trong cả 3 mức độ thì ung thư tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt 100,0% BN SDD mức độ vừa là BN ung thư đường tiêu hóa.

Chỉ số hồng cầu trong máu cho ta thấy có 138/414 BN bị thiếu máu chiếm tỷ lệ 33,3%  trong đó có đa phần là thiếu máu mức độ nhẹ 130/138 chiếm 94,2% và chỉ có 6 BN thiếu máu mức độ vừa, 2 BN thiếu máu mức độ nặng đều là BN ung thư đường tiêu hóa.

BÀN  LUẬN

Tỷ lệ SDD ở BN ung thư là khá cao, điều này cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài ra nhiều nghiên cứu củng chỉ ra rằng BN ung thư kèm theo SDD sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ mới bước đầu đánh giá tỷ lệ SDD theo các phương pháp đánh giá dinh dưỡng khác nhau.

Trong 414 BN được nghiên cứu thì đã có tới 272 ca là BN nam chiếm tỷ lệ 65,7% trong khi đó chỉ có 142 BN là nữ chiếm tỷ lệ 34,3%, và đa số các bệnh nhân nằm trong độ tuổi trên 41 là tuổi lao động làm ra của cải vật chất điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý BN cũng như cho toàn xã hội. Qua đây cho ta sáng tỏ thêm, yếu tố tuổi cao, nam giới là yếu tố nguy cơ của tình trạng SDD.

Khi khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN theo các phương pháp khác nhau ta thấy. Tỷ lệ BN ung thư được xác định là SDD theo các phương pháp khác nhau có sự chênh lệch theo BMI có 106 BN, theo chỉ số Albumin con số này là 98 BN, xét nghiệm HC có 138 BN, Cholesterol có 62 BN, theo chỉ số Protein có 18 BN, Lymphocid có 282 BN, huyết sắc tố 290 BN. Sự khác biệt này đòi hỏi phải có một phương pháp đánh giá dinh dưỡng chuẩn làm mốc để khi ta tìm hiểu về suy dinh dưỡng theo các phương pháp khac so sánh. Trong một số nghiên cứu trong nước cung như quốc tế cũng đã đề cập đến phương pháp đánh giá dinh dưỡng toàn thể, phương pháp này đánh giá tương đối chính xác tình trạng dinh dưỡng của BN. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chưa đề cập đến phương pháp SGA.

Trong số BN được xác định là SDD theo tất cả các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng có sự thống nhất là: tỷ lệ gặp chủ yếu là SDD mức độ nhẹ, số lượng BN SDD nặng không nhiều và trong đó ung thư tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất điều này phù hợp với nhiều tác giả. Điều này cũng cho thấy rằng khi BN bị ung thư tiêu hóa ngoài chịu sự tác động của hóa chất, xạ trị còn chịu sự tác động của rối loạn chuyển hóa và hấp thu thức ăn rõ rệt nhất, và ung thư tiêu hóa là yếu tố nguy cơ cao nhất của tình trạng SDD.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 414 BN ung thư vào điều trị lần đầu tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 chúng tôi thư được:

– Bệnh nhân ung thư gặp chủ yếu ở nam giới nam/ nữ = 1,9/1 và ở độ tuổi trên 41 chiếm 45,4%

– Vị trí ung thư tiêu hóa hay gặp nhất 36,2% tiếp đó đến ung thư đầu mặt cổ.

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp khác nhau ta thấy BN SDD chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ.

– Các phương pháp đánh giá dinh dưỡng khác nhau cho kết quả về tỷ lệ SDD không giống nhau.

– Các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dương của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú như tuổi cao, nam giới, vị trí khối u nguyên phát.

Như vậy ta thấy bệnh nhân ung thư đến điều trị lần đầu tiên tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đồng Khắc Hưng, “Ung thư học đại cương”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2010.
  2. Bùi Chí Viết, Hoàng Thành Trung, Đoàn Trọng Nghĩa, Hoàng Ngọc Thạch, Đỗ Đình Thanh và cs. “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa “Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 4 – 2013.
  3. Cheong Ah Oh, Dae Hoon Kim, Seung Jong Oh, Min Gew Choi, Jae Hyung Noh, Tae Sung Sohn, Jae Moon Bae, Sung Kim “Nutritional risk index as a predictor of postoperative wound complications after gastorectomy”; World J. Gastroenterol; 18[7]: pp. 673 – 678, 2012.
  4. Edington, J, Boorman J., Durrant E.R., Perkins A., Giffin C. V., James R., et al “Prevalence of malnutrition on admission to four hospitals in Englang”; Clin. Nutr. 19, pp.191-195, 2000.
  5. Garth A.K., Newsome C.M., Simmance N. and Crowe T.C. “Nutrition status, nutrition practices and postoperative complications in patients with gastrointestinal cancer”, J. Hum. Nutr. Diet.; 23; pp. 393 – 401, 2010.

Tác giả: CN Phùng Trọng Nghị, BS Vũ Thị  Trang

HD:  TS Nguyễn Kim Lưu

Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân

Bệnh viện Quân y 103

Video liên quan

Chủ Đề