Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024

Và đáng nhớ, đáng nói hơn khi trong cuộc sống hằng ngày, có những thứ hết sức bình dị, khiêm nhường nhưng lại gắn bó mật thiết đối với cuộc sống của rất nhiều người.

Một trong số đó là những lọ dầu cao, dầu gió vang bóng một thời do chính người Việt Nam sản xuất từ cây thuốc quý hiếm, ngay từ thời đất nước còn bị kìm nén dưới ách thực dân, đế quốc.

Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024
Cao Sao Vàng từng gắn bó với từng nhà, từng người Việt

Theo nhà khảo cứu Phạm Xuân Cần với bài viết đăng trên trang dbndnghean.vn, cha đẻ của “Cao Sao Vàng” từng gắn bó với từng nhà, từng người Việt lâu nay chính là lương y Phó Đức Thành, một gương mặt đặc sắc của đô thị Vinh hồi đầu thế kỷ XX.

Ông sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh ở Huế, ông ra Vinh lập hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp ba miền Bắc-Trung-Nam.

Ông từng đi nhiều nơi để sưu tầm, học hỏi nhiều cây thuốc quý, bài thuốc quý, rồi từ đó nghiên cứu, bào chế ra nhiều loại thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam, trong đó có “dầu cù là” Vĩnh Hưng Tường, mang tên “Vạn Ứng”. Được biết, lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau chế thêm loại cao đặc và đa dạng hóa sản phẩm theo mùa.

Đặc biệt, sau này, khi ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2. Dần dà đến năm 1969, sản phẩm này có tên là “Cao Sao Vàng” hết sức thông dụng trong cuộc sống như nhiều người đã biết.

Còn theo nhà báo Trần Chánh Nghĩa trong sách “Đất & người phương Nam- tập 1-Một thuở Sài Gòn” (Nhà xuất bản Thanh Niên-2023), ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam trước đây rất thông dụng nhiều loại dầu gió “vang bóng một thời” do chính người Việt sản xuất. Đó là “dầu khuynh diệp bác sĩ Tín”. Cha đẻ của chai dầu này là ông Bùi Kiến Tín sinh năm 1912 tại Quảng Nam. Trải qua học tập trong nước và ở Pháp, ông trở thành một bác sĩ y khoa.

Từ học tập ở Pháp, ông Tín tự tìm hiểu phương pháp bào chế thuốc của các nền y học tiên tiến để đến năm 1941 hồi hương, dồn tâm huyết cho ra đời sản phẩm mà ông hằng mong đợi, tìm tòi. Cũng trong năm 1941, sản phẩm của bác sĩ Tín đến với người tiêu dùng, được quảng cáo rộng rãi bằng tiếng Việt.

Ước tính từ năm 1941 cho đến khoảng năm 1975, đã có khoảng 25 triệu chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín “không phân biệt sang hèn", luôn có trong túi các bà nội trợ, những người buôn bán, các em học sinh để phòng lúc trái gió, trở trời.

Dầu khuynh diệp và bác sĩ Tín. Ảnh tư liệu

Tinh dầu khuynh diệp là nguyên liệu chính để bào chế sản phẩm, bên cạnh các loại tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, dầu hương nhu. Do nguyên liệu khuynh diệp không có ở trong nước nên ông Tín phải rất khó khăn khi phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Rồi ông tìm cách mua cây và giống khuynh diệp về trồng ở trong nước, chủ yếu trồng ở vùng Đà Lạt, Lâm Đồng.

Tất nhiên, cuộc sống dần đổi thay, xu thế hội nhập và phát triển của đất nước sẽ góp sức đưa những sản phẩm như Cao Sao Vàng của Việt Nam ra nước ngoài, nhất là các nước có khí hậu lạnh giá và nhiều sản phẩm tốt của nước ngoài cũng được nhập về trong nước, phục vụ mọi nhu cầu của người dân.

Điều cần nói là trong vô vàn khó khăn của cuộc sống, cha ông ta đã biết cách tìm tòi, học hỏi, tận dụng lợi thế từ nhiều cây thuốc, bài thuốc trong dân gian để bào chế, sản xuất nhiều loại thuốc thông dụng, hiệu quả, đồng thời không quên học tập kinh nghiệm quý từ các nền y học phát triển để bổ sung kho thuốc, sản phẩm thuốc của dân tộc.

Để từ đó, những cây thuốc, bài thuốc quý, sản phẩm tốt gắn liền với tên tuổi của những lương y, bác sĩ giàu tâm huyết luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024

Chờ mãi Hà Nội mới lạnh 11 độ, cô gái kéo người yêu ra đường tận hưởng mùa đông

Sau những ngày dài nắng nóng, Hà Nội cuối tuần này mới thực sự chuyển lạnh. Nhiều bạn trẻ tay trong tay đi dạo, ngồi cà phê, thưởng thức không khí của mùa đông 11 độ C.

Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024

Khoảnh khắc Hà Nội trở lạnh dưới 20 độ C, chuẩn bị vào đông

Sáng 13/11, trong ngày đầu miền Bắc trở lạnh đường phố Hà Nội có mưa nhỏ, nhiều người dân ra đường phải diện trang phục mùa đông, các quán bán đồ ăn nóng đắt khách.

Từ xa xưa, thổ dân Australia đã biết cách tổng hợp các loại dầu lá khuynh diệp như là một loại thuốc để chữa các chứng đau, sốt, tắc nghẽn xoang và cảm lạnh. Vào đầu thập niên 1880, các bác sĩ giải phẫu đã sử dụng dầu khuynh diệp làm thuốc khử trùng trong lúc mổ. Cuối thế kỷ 19, dầu khuynh diệp dùng trong hầu hết trong mọi bệnh viện ở Anh để làm sạch ống thông tiểu. Năm 1948, Mỹ cũng chính thức đăng ký dầu khuynh diệp làm thuốc trừ sâu và thuốc trừ ve, bọ rận.

Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024

Mùi tinh dầu khuynh diệp tự nhiên giúp thư giãn, sảng khoái.

1. Ứng dụng của dầu khuynh diệp trong trị liệu

Trong các nghiên cứu y học đã được đăng tải trên Thời báo y học ngày nay, từ năm 2015 đã đưa ra nhiều cách thức sử dụng dầu khuynh diệp, trong đó tính kháng khuẩn là mạnh nhất. Một nghiên cứu khác được đăng trên tờ Nhiễm bệnh và vi sinh lâm sàng cho thấy rằng, dầu khuynh diệp có tính năng kháng khuẩn trên vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp trên.

Tinh chất dầu khuynh diệp hoạt động rất khác nhau. Ở liệu pháp bay hơi, dầu khuynh diệp có thể dùng để trị các vấn đề hô hấp.

Dầu khuynh diệp thường dùng để làm dầu mát xa hoặc pha vào nước tắm, giúp cơ thể thư giãn, giảm sự mệt mỏi. Tinh chất dầu này còn dùng phổ biến để làm kích thích hoạt động thần kinh và làm tăng cường máu lên não.

Khi chúng ta bị đau, xoa dầu khuynh diệp có thể giúp cảm thấy dễ chịu. Đó là do các thuộc tính giảm đau của dầu khuynh diệp. Một nghiên cứu đăng trên tờ Thời báo y học thể chất và phục hồi Mỹ đã cho rằng, dầu khuynh diệp thích hợp cho việc cắt cơn đau ở các vận động viên.

Dầu khuynh diệp có hoạt tính kháng khuẩn cao chống lại vi khuẩn gây bệnh sâu răng, có thể pha loãng để làm thuốc súc miệng, trị viêm họng.

Ngoài ra, một số sản phẩm chứa dầu khuynh diệp còn có tác dụng trị dị ứng da do côn trùng đốt, trị nhọt...

2. Một số lưu ý khi dùng

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng dầu khuynh diệp cũng không an toàn nếu dùng không đúng cách.

Các cảnh báo đáng lưu ý là:

- Không cho trẻ dưới 2 tuổi hít ngửi dầu khuynh diệp: Hoạt chất cineole trong dầu khuynh diệp có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh và hô hấp ở trẻ trong độ tuổi này. Ở một số trẻ khi tiếp xúc với dầu khuynh diệp (qua đường thở hoặc không may uống phải), có thể gặp các phản ứng rất mạnh, gây đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa, động kinh, thậm chí là hôn mê và tử vong (dù hiếm khi xảy ra). Người lớn cũng không nên sử dụng dầu khuynh diệp khi đang chăm sóc trẻ.

Dầu gió được làm từ lá của loại cây nào năm 2024

Không dùng dầu khuynh diệp cho bé dưới 2 tuổi.

- Không sử dụng dầu khuynh diệp dạng thuốc uống cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú tránh dùng dầu khuynh diệp.

- Người lớn nếu muốn sử dụng dầu khuynh diệp uống để chữa ho, làm loãng đờm, cảm lạnh, nhức đầu… cũng cần có tư vấn của bác sĩ để biết cách pha loãng một cách thích hợp nhất.