Đâu không phải là thành công trong nghệ thuật của đoạn trích chiến thắng mtao mxây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại sử thi

a. Đặc điểm của sử thi

- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.

- Ngôn ngữ có vần, nhịp.

- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.

- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.

b. Phân loại: Hai loại:

- Sử thi thần thoại:  Kể về sự hình thành thế giới và muôn lồi, con người và bộ tộc thời cổ đại.

VD: Đẻ đất đẻ nước [Mường], ẩm ệt luông[Thái], Cây nêu thần [Mnông],...

- Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời, chiến công của những nhân vật anh hùng.

VD: Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú [Êđê], Đăm Noi [Ba-na],...

c. Hình thức diễn xướng: Kể - hát.

2. Sử thi Đăm Săn

* Tóm tắt

- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị và Hơ Bhị theo tục nối dây" trở nên một tù trưởng lừng lẫy và giàu có.

- Các tù trưởng Kên Kên [Mtao Grư], Sắt [Mtao Mxây], thừa lúc Đăm Săn vắng nhà, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng, giết chết chúng, giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cộng đồng.

- Đăm Săn chặt cây Sơ-múc [cây thần vật tổ nhà vợ] khiến hai vợ chết" lên trời xin thuốc cứu hai nàng.

- Đăm Săn đi cầu hôn nữ thần Mặt Trời " bị từ chối. Trên đường về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng sáp Đen. Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái Hơ Âng. Hơ Âng có thai, sinh ra Đăm Săn cháu. Nó lớn lên, tiếp tục sự nghiệp anh hùng của chàng.

3. Đoạn trích 

Bố cục: 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngồi đường” " Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

- Phần 2: Tiếp đến “Họ đến bãi ngồi làng, rồi vào làng” " Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

- Phần 3: Còn lại " Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây

- Mục đích:

+ Đòi lại vợ.

+ Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.

+ Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.

+ Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng.

- Tư thế: chủ động, tự tin, đường hồng.

- Các chặng đấu và hành động:

+ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến- Mtao buộc phải đáp lại.

Đăm Săn Mtao Mxây
- Đến tận cầu thang khiêu chiến [lần 1]" chủ động, tự tin. - Mtao Mxây bị động, sợ hãi nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn.
- Khiêu khích, đe dọa quyết liệt [lần 2], coi khinh Mtao Mxây, tự tin, đường hoàng. - Do dự, sợ hãi îí vẻ ngồi hung tợn.

+ Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:

Hiệp 1: Mtao múa khiên trước, Đăm Săn bình tĩnh, thản nhiên xem khả năng của đối thủ.+ Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:

Đăm Săn Mtao Mxây
- Khích Mtao múa khiên trước. - Bị khích" giả đò khiêm tốn îí thực chất kiêu căng, ngạo mạn.
- Điềm tĩnh xem khả năng của kẻ thù. - Múa khiên như trò chơi [kêu lạch xạch như quả mướp khô] "kém cỏi, hèn mọn.

Hiệp 2: Đăm Săn múa trước- Mtao trốn chạy, chém trượt, cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.

Đăm Săn Mtao Mxây

- Múa khiên trước " động tác nhanh,  mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa đẹp " thế thắng áp đảo, oai hùng.

- Hoảng hốt, trốn chạy, chém  trượt "thế thua,hèn kém
- Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị" sức khỏe tăng gấp bội.

- Cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu" không được.

Miếng trầu là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng.

Hiệp 3: Đăm Săn múa khiên và đuổi theo Mtao

Đăm Săn Mtao Mxây
- Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng. - Hoàn toàn ở thế thua, bị động.
- Tấn công đối thủ: đâm Mtao nhưng ko thủng áo giáp sắt của y. - Bị đâm.

Hiệp 4: Đăm Săn cầu cứu ông trời" giết được Mtao  

Đăm Săn Mtao Mxây

- Thấm mệt " cầu cứu thần linh.

- Được kế của ông Trời " lấy cái chày mòn ném vào vành tai kẻ thù.

- Đuổi theo kẻ thù.

- Hỏi tội Mtao.

- Giết chết Mtao.

- Tháo chạy vì áo giáp sắt vô dụng.

- Trốn chạy quanh quẩn.

- Giả dối cầu xin tha mạng.

- Bị giết.

- Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện:

+ Sự gần gũi giữa con người và thần linh" dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

+ Thần linh đóng vai trò cố vấn, gợi ý. Người anh hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến" Sử thi đề cao vai trò của người anh hùng.

→ Nhận xét:

- Cuộc quyết đấu ko gây cảm giác ghê rợn mà người đọc, người nghe vui say với chiến thắng oai hùng, yêu mến, cảm phục Đăm Săn.

- Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.

" Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.

" Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.

" Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh của cộng đồng.

Không nói đến chết chóc, ko có cảnh tàn sát, đốt phá,... mà phần tiếp lại là cảnh nô lệ của Mtao Mxây nô nức theo Đăm Săn về và họ cùng mở tiệc mừng chiến thắng.

2. Hình tuợng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây

- Gồm 3 nhịp hỏi - đáp.

- Mục đích: Đăm Săn kêu gọi mọi người theo mình cùng xây dựng thành một thị tộc hùng mạnh.

- Đăm Săn để dân làng tự quyết định số phận của mình" lòng khoan dung, đức nhân hậu của chàng.

- Đăm Săn có uy tín lớn với cộng đồng.

 Những điều đó đã khiến tôi tớ của Mtao Mxây hồn tồn bị thuyết phục và tự nguyện đi theo chàng.

* Ý nghĩa của cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về:

- Lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân người anh hùng.

- Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng và của cộng đồng.

3. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng

* Cảnh mừng chiến thắng:

- Tuy kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, giàu có của cộng đồng.

-  Cảnh ăn mừng thật nhộn nhịp: [chúng ta sẽ ăn lợn ăn trâu, đánh lên các chiên các trống to…để voi đực voi cái ra vào sàn hiên không ngớt…; nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà; các tù trưởng từ phương xa đến; ….Tr 35 ]"cho thấy sự tự hào về người anh hùng và sự giàu có của cộng đồng.

* Hình tượng Đăm Săn

- Đăm Săn tự bộc lộ qua lời nói với tôi tớ của mình:

+ Niềm vui chiến thắng.

+ Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình.

- Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn:

+ Tóc: dài" hứng tóc là một cái nong hoa.

+ Uống: ko biết say; Ăn: ko biết no; Chuyện trò: ko biết chán.

+ Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,...

+ Bắp đùi: to bằng cây xà ngang, to bằng ống bễ.

+ Nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.

- Vẻ đẹp hình thể: có phần cổ sơ, hoang dã, mộc mạc và hài hồ với thiên nhiên Tây Nguyên.

- Sức khoẻ: phi phàm, dũng mãnh, oai hùng, “vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”.

- Bút pháp lí tưởng hố và biện pháp tu từ so sánh - phóng đại đã khắc hoạ bức chân dung đẹp, oai hùng, kì vĩ của Đăm Săn.

- Cách nhìn của tác giả sử thi: đầy ngưỡng mộ, sùng kính, tự hào.

- Cách miêu tả:

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh trùng điệp.

+ Biện pháp phóng đại.

+ Giọng văn trang trọng, hào hùng, tràn đầy cảm hứng ngợi ca, lí tưởng hố.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên và hạnh phúc của thị tộc.

- Sự thống nhất  về lợi ích, vẻ đẹp của người anh hùng và cộng đồng.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: có vần, nhịp.

- Giọng điệu: trang trọng, chậm rãi.

- Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp.

Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây – Bài số 1

Nhân vật Đăm Săn nổi bật lên trong toàn bộ cuốn sử thi nói chung và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nói riêng hai khía cạnh. Một mặt, đó là con người hội đủ những phẩm chất cá nhân như trí tuệ, tài năng, nhân cách, khát vọng. Mặt khác, đó còn là sự gắn bó, liên kết với cộng đồng mà chính chàng là tù trưởng. Với cái nhìn ấy, ta thấy nhân vật Đăm Săn đã tự khẳng định mình trong những biến cố, sự kiện ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.

Xét về tình tiết trong mô hình cốt truyện thì cuộc giao tranh giữa Đăm Săn với các tù trưởng khác không chỉ xảy ra có một lần. Dường như nhu cầu mở rộng lãnh địa, tăng cường lực lượng, khẳng định quyền uy… là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc giao tranh ấy. Nhưng trong các cuộc chiến xảy ra thì cuộc đối mặt giữa Đăm Săn với Mtao Mxày có tính chất điển hình hơn cả.

Đối thủ của Đăm Săn là Mtao Mxây, một đối thủ ngang tầm.

Tuy võ nghệ không thuộc hàng cao thủ nhưng Mtao Mxây là một kẻ “túc trí đa mưu”, lấy sự sắc sảo, khôn ngoan làm sức mạnh cho mình. Không tin vào bản thân thì làm sao dám táo tợn cướp vợ của Đăm Săn! Và khi biết Đăm Săn tới để làm gì rồi mà còn khiêu khích “Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta…”

Thái độ nghênh chiến của Mtao Mxáy khá đàng hoàng: “Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần”. Có thể nói, đó là tư thế tự tin. Tự tin nhưng thận trọng. Hai lần Mtao Mxây nhắc Đăm Săn không được đâm mình khi Mtao Mxây đi xuống và lúc đi xuống rồi vẫn còn do dự, đắn đo. Cách ứng xử của Mtao Mxậy theo lối “quân tử phòng thân” luôn đề phòng bất trắc.

Bước vào cuộc chiến, Mtao Mxây nhường cho Đăm Săn múa khiên trước với một thái độ khiêm tốn giả vờ. Giả vờ nói rằng võ nghệ của mình kém cỏi: “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh”. Võ nghệ ấy là chắp vá: “Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng”. Nhưng từ sự giả vờ ấy đã lộ ra một câu nói thật: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đãquen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Không phải vô tình mà câu kể khan của người dẫn truyện ngay từ đầu đã phác ra cái vẻ sang trọng, tôn nghiêm, bề thế của Mtao Mxây, một tù trưởng giàu mạnh trong vùng. Cái cách giả vờ ấy phải chăng làm cho đối thủ chủ quan, khinh suất?

Mặc cho Đăm Săn khinh bỉ, mặc cho mình múa khiên không đẹp [múa “kêu lạch xạch như quả mướp khô”], tốc độ lại chậm chạp, nặng nề [“bước cao bước thấp”] nhưng Mtao Mxây không nản lòng. Y rắp tâm chờ cơ hội. Và khi cơ hội đến, hành động của Mtao Mxây nhanh hơn một chớp mắt: đâm lén Đăm Săn. Khi Mtao Mxây “chém phập một cái”, chắc chắn Đăm Săn không khỏi giật mình. May cho Đăm Săn là nhát chém quá nhanh và không ngờ ấy của địch lợi hại “chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu”.

Hai trợ thủ cuối cùng của Mtao Mxây là miếng trầu của Hơ Nhị và cái áo giáp che thân. Đăm Săn chỉ vô hiệu hóa được con bài thứ nhất, đến con bài thứ hai thì Đăm Săn đã bất lực hoàn toàn. Đùi Mtao Mxây bị đâm trúng nhưng không thủng, người Mtao Mxây cũng thế. Nếu không có sự giúp sức của Ông Trời thì Đăm Săn chắc chắn sẽ trắng tay, cả danh dự và quyền uy vì chàng sẽ là người bại trận.

Nhìn chung cách khắc họa nhân vật [cả Mtao Mxây và Đăm Săn] của đoạn trích là kết hợp hai yếu tố: đối thoại giữa các nhân vật và lời người dẫn truyện. Riêng với nhân vật Đăm Săn, tác giả cuốn truyện còn thực hiện phép đối xứng nghệ thuật nữa. Bằng cách ấy, nhân vật Đăm Săn xuất hiện như một điểm nhấn rực rỡ, sáng ngời.

Trước hết, chàng là người cương trực, thẳng thắn, không đê tiện, nhỏ nhen. Bởi vậy khi chạm vào những ý nghĩa hèn hạ, mờ ám của Mtao Mxây, Đăm Săn như người đụng phải lửa. Hai lần Mtao Mxây cất tiếng [“không được đàm ta khi ta đang đi xuống”] là hai lần Đăm Săn như thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Qua đối thoại của chàng, ta cảm nhận được sự khinh khi, tức giận: “Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!”. Và đối lập với những ý nghĩ vẩn đục của Mtao Mxây, tâm hồn của Đăm Săn thật là trong sáng.

Mặc dù đến nhà Mtao Mxây để gây chiến vì Đăm Săn có lí do khiêu chiến, nhưng chàng không vội ra tay. Phải bình tĩnh đến mức nào đó để không làm cho cơn giận bùng lên, Đăm Săn mới nhường cho Mtao Mxây múa khiên trước. Chỉ thực sự gai mắt khi chứng kiến lời nói của đối thủ, khoác lác huênh hoang mà thực tài kém cỏi, Đăm Săn mới thực sự rung khiên.

Tài nghệ phi thường của Đăm Săn được chứng thực trong cuộc múa khiên hùng tráng. Có đến hai dụng ý nghệ thuật của tác phẩm sử thi mà người kể khan đã dùngđắc địa. Thứ nhất là biện pháp đối lập hai chiều [giữa cảnh Mtao Mxây múa gươm trước với cái cách múa khiên đầy tốc độ của Đăm Săn “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô” là những đường gươm chậm chạp, nặng nề của Mtao Mxây: “bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông”. Thứ hai là vai trò của người dẫn truyện. Trong đợt múa khiên tiếp theo, đối xứng nghệ thuật đã không còn. Thay vào đó là lời thuyết minh của người chứng kiến. Trong lần múa khiên này, võ nghệ của Đăm Săn không còn là tốc độ mà chuyển sang cường độ. Nếu tốc độ múa khiên của chàng cứ thấy “vun vút” [“vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”] thì cường độ múa khiên của chàng lại là một trận bão lớn. Chỉ còn lại một hào hứng, một tung hô đầy kinh ngạc: “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lãn lóc. Cầy cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…”. Thủ pháp cường điệu khoa trương thật thích hợp trong văn cảnh này. Nó làm đậm lên một sức mạnh, một năng lực phi phàm chỉ những người xuất chúng như Đăm Săn mới có. Như thế là kịch tính đã phát triển tới tốc độ, tính hàm súc, lắng đọng cũng đạt đến độ cao.

Nhưng sự cường điệu khoa trương không bao giờ là vô hạn. Sức mạnh của Đăm Săn quả là có giới hạn. Nó biết dừng lại ở sự có lí ngay cả trong tư duy có yếu tốthần thoại của tác phẩm sử thi. Trong trường hợp ấy cần có thần linh trợ giúp. Ông trời, ông bụt hiện lên đúng lúc từ những giấc mơ. Trời, bụt giúp người hoạn nạn. Trời, bụt cũng giúp cho những khát vọng lớn của con người. Nhân vật ông trời ở đây đứng về phía Đăm Săn, phát hiện cho chàng cái “gót chân A-sin” của địch thủ. Chỉ tới lúc đó, Mtao Mxây mới không còn một thành lũy nào ẩn nấp. Khi cái áo giáp của Mtao Mxây rơi xuống, hắn mới hiện nguyên hình là một kẻ yếu đuối biết bao! Hình ảnh cái chuồng lợn, chuồng trâu bẩn thỉu đã xuất hiện ở đầu đoạn văn, nay được lặp lại với một ý vị mỉa mai trên một tinh thần khác. Ởlần thứ nhất nó liên quan đến nhân cách của Mtao Mxây thì lần thứ hai nó lại liên quan đến sức mạnh của một kẻ không còn gì đáng sợ nữa.

Nếu cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây khắc họa một phương diện của Đăm Săn, phương diện con người cá nhân thì cảnh trở về và lễ ăn mừng chiến thắng lại mở ra một góc khác của con người anh hùng đó: con người cộng đồng, con người xã hội.

Vốn là một tù trưởng giàu mạnh, Đám Săn có trách nhiệm với bộ tộc đã đành. Chính vì danh dự của Đăm Săn bị xúc phạm [Mtao Mxây cướp vợ cùa Đăm Săn]cũng là danh dự của bộ tộc bị xúc phạm mà chàng đã dấy binh. Chiến thắng kẻ thù rồi, danh dự được bảo vệ rồi, trách nhiệm của Đăm Săn tăng lên gấp đôi. Có trách nhiệm với tôi tớ, dân làng của mình, chàng có nghĩa vụ che chở cho tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây nữa. Sự mở rộng địa bàn ở đây không có nghĩa thôn tính một cách áp đặt, giản đơn. Nó dựa trên nguyên tắc tự nguyện và người thủ lĩnh mới không hề có định kiến mà ngược lại hết sức bình đẳng, chân tình. Không một hiệu lệnh nào thúc ép, không một lời nói nào cao giọng răn đe. Đăm Săn đã gõ cửa từng nhà. Biện pháp nghệ thuật ở đây là hình thức tiếng vang. Một câu nói của Đăm Săn truyền đi, một câu trả lời vọng lại để rồi một câu hỏi từ đó lại lan xa từ nhà này qua nhà khác. Câu hỏi thứ nhất [của Đăm Săn]: “ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Câu trả lời thứ nhất [của dân làng]: “Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”… Câu hỏi thứ hai [của Đăm Săn]: “ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai đi chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”. Cứ như thế một cuộc chạy tiếp diễn ra tạo nên sự kết tinh, hòa đồng gắn bó hai bộ tộc của Đăm Săn và Mtao Mxây làm một.

Lễ mừng chiến thắng do đó không chỉ đóng khung trong nghĩa hẹp là trừng trị một kẻ ác [Mtao Mxây] đã thành công. Nó mang một ý nghĩa kép: vừa chiến thắng kẻ thù vừa nhân lên gấp đôi sức mạnh của bộ tộc. Bởi vậy, âm hưởng của bản anh hùng ca mới ngát trời hào hứng: rộn rã âm thanh của các loại chiêng có tiếng đồng tiếng bạc cùng với vòng nhạc rung lên làm cho tất cả mọi giống loài phải im tiếng để nhường chỗ cho một sự kiện trang nghiêm chưa từng có bao giờ. Và rồi sau cái phút nín lặng âm thanh ấy, một bản hòa ca còn hùng tráng hơn bởi có sự tham gia của “Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mang đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng”. Ếch nhái cũng hoan hỉ, vui mừng, cùng kì nhông ngoài bãi “kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm”. Không gian cứ mở rộng ra đến cùng trời cuối đất. Không gian của niềm vui và không gian của danh tiếng Đăm Săn: “Nhà Đăm Săn đông nghịt khách… Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến”. Lại nữa: “Danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”.

Xem thêm:   Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Trong bối cảnh nhộn nhịp tưng bừng ấy, hình tượng Đăm Săn hiện lên như một vị thần: oai phong về ngoại hình và đầy sức sống tiền tàng nội lực. Lúc Đăm Săn nằm trên võng nghỉ ngơi “tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa”. Còn khi xuất hiện trước đám đông thì rực rỡ với “Ngực quấn chéo một tấm mên chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên minh nghênhngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”. Đăm Săn, trong con mắt của tôi tớ, dân làng, khách khứa là một sức mạnh vô địch, “một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”.

Về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn có những đặc điểm nổi bật như kể chuyện kết hợp với miêu tả tạo nên hứng thứ của cảm giác liền mạch nhưng lại có điểm dừng, vừa bao quát vừa đi sâu vào từng chi tiết. Ở đây còn một sự kết hợp thứ hai giữa câu chuyên được kể và người kể nhằm cá thể hóa vai trò chủ quan vừa tạo không khí đang diễn ra vừa gây được sự đồng cảm của những người nghe trong hình thức diễn xướng. Riêng ngôn ngữ sử thi thì đoạn văn là một ví dụ điển hình. Ngôn ngữ ấy vừa giàu chất hội họa [thông qua hình ảnh] vừa giàu chất âm nhạc [thông qua nhịp điệu]. Hình ảnh thì có khi là tả thực, có khi là phóng đại, cường điệu, khoa trương. Riêng về âm nhạc thì tuy đoạn văn được kể dưới hình thức văn xuôi nhưng rất gần với thơ ở nhịp điệu, tiết tấu cân xứng, hài hòa, du dương trầm bổng. Để chứng minh những điều nhận định trên đây không khó. Có điều chắc chắn là với cách kể ấy, với ngôn ngữ ấy, ta được lắng nghe một thứ phối hợp của nhiều thể loại, một thứ hòa thanh của nhiều nhạc cụ, làm thức dậy nhiều giác quan. Sức hấp dẫn của nó là không thể nào cưỡng nổi. Đó là dấu hiệu của một tác phẩm sử thi đạt tới đỉnh cao trong sự sáng tạo tuyệt vời.

Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây – Bài số 2

Người Ê-đê bao đời nay vẫn ngồi quây quần quanh bếp lửa, kể cho nhau nghe không biết chán câu chuyện về những chiến công hiển hách người tù trưởng anh hùng Đăm Săn của dân tộc mình trong xây dựng và bảo vệ buôn làng chống lại kẻ thù hung hãn. Trong đó, hiển hách nhất chính là “Chiến thắng Mtao Mxay”.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxay nổ ra là bởi Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn. Việc bị kẻ thù cướp mất vợ đối với dân tộc theo chế độ mẫu hệ như người Ê-đê chính là một sự sỉ nhục lớn. Đây là lần thứ hai Đăm Săn phải đối mặt với kẻ thù hung hãn để chiến đấu, bảo vệ danh dự của bản thân và của cả cộng đồng. Đoàn trích sử dụng hàng loạt những hình ảnh thể hiện sự tương phản giữa tư thế hiên ngàng, hào hùng của Đăm Săn và sự thảm bại của Mtao Mxây.

Ngay từ khi Đăm Săn bước chân vào lãnh địa của kẻ thù, vẻ đẹp của chàng đã được thể hiện rất rõ. Tù trường Sát vốn kiêu căng ngạo mạn, hung bạo, nhưng trước sự hiện diện của Đăm Săn cũng phải e dè. Với “khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp”, Đăm Săn và những người bạn của chàng hiện lên thật đẹp, những cũng thật dũng mãnh trong khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”.

Biện pháp so sánh được sử dụng một cách rất tài tình, kết hợp với chi tiết miêu tả hành động đầy thách thức “chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào” đã làm nổi bật hoàn toàn nét phi thường và sức mạnh tuyệt đối của đặc trưng của người anh hùng của đồng bào vùng Tây Nguyên. 

Mặc dù cũng vô cùng dũng mãnh, nhưng khi giáp chiến với Đăm Săn, Mtao Mxây vẫn không thể che dấu sự khiếp sợ. Sự hèn nhát của hắn được lộ ra hoàn toàn khi nói với Đăm Săn ” đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đăm Săn đáp lại kẻ thù bằng thái độ đường hoàng nhưng ẩn chứa sự khinh bỉ: ” Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đát, ta cũng ko thèm đâm nữa là!”.

Cuộc chiến của chàng với Mtao Mxây là cuộc chiến giữa hai người tù trưởng dũng mãnh. Theo cách nhìn của sử thi, phẩm chất anh hùng nằm ở chiến thắng nhờ sức mạnh phi thường và sự cản đảm. Đăm Săn có đầy đủ những phẩm chất đó, những Mtao Mxây thì không.

Mọi ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của người anh hùng đều trở nên nổi bật, vượt trội hơn hẳn kẻ thù. Trong màn thi tài múa khiên, trái ngược với sự độc đáo và sức mạnh phi thường của Đăm Săn, Mtao Mxây thể hiện bản thân là một kẻ khoác lác khi “tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau”. Ngôn ngữ sử thi đậm chất khoa trương đã miêu tả sức mạnh của Đăm Săn ngang với tự nhiên khi “Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh… nghiêng ngả”. Lần múa khiên thứ hai, có được sự trợ giúp của người vợ, Đăm Săn còn thể hiện sự dũng mạnh hơn gấp bội với sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây. 

Trong cuộc chiến vì danh dự này, Đăm Săn không hề đơn độc bởi những tù trường hùng mạnh và chính nghĩa đều giúp chàng dành lại người vợ yếu quý của mình. Bên cạnh đó, giống như đặc trưng vốn có của sử thi, những người anh hùng luôn luôn có mối liên hệ chặt chẽ với ông Trời, với sức mạnh siêu nhiên.

Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, ông Trời đã giúp Đăm Săn đánh rơi chiếc áo giáp của kẻ thù, biến hắn trở về bộ dạng thảm hại. Cuối cùng, hắn hèn nhát xin tha và Đăm Sẵn đã kết liễu hắn trong sự hèn nhát đó, giải thoát cho người vợ của mình, dành lại danh dự và chính nghĩa.

Chiến thắng của Đăm Săn là chiến thắng của chính nghĩa. Toàn bộ của cải, tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây đều thuộc về Đăm Săn. Và điều đặc biệt nhất chính là tất cả mọi người đều tình nguyện đi theo Đăm Săn. Chàng trở thành biểu tượng tuyệt đối của sức mạnh phi thường, của tinh thần quả cảm.

Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây – Bài số 3

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị – vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là 1 nỗi sĩ nhục của cả cộng đồng. “Chiến thắng Mtao Mxây” là lần thứ hai Đăm Săn fải chiến đấu với kẻ thù để chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng fải đối mặt với kẻ thù hung hãn và cũng có sức mạnh phi thường ko kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng Sát hung bạo, du kiêu căng ngạo mạn nhưnng cũng phải e dè sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh Đăm Săn cùng những người bạn đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với “khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp” cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng, Tư thế ấy lại gắn liền hành động thánh thức “chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào” hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù Mtao Mxây cũng rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp sợ trc Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát ” đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đường hoàng của mình: ” Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đát, ta cũng ko thèm đâm nữa là!”.

Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa 2 tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng đc chứng kếin màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được chứng minh bằng ” tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau”, còn Đăm Săn  đã dập tắt khí nhuệ của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh áy ngang sức mạnh của tự nhiên: ” Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh… nghiêng ngả”. Lần múa khiên thứ hai của cháng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây. Sức mạnh của Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ H Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực chàng tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối wan hệ với lực lượng siêu nhinê. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giap của Mtao Mxây. Khi không còn giáp sát, hắn thật thảm hại và hèn nhát. Đăm Săn kết liễu kẻ thù trong sự cầu xin 1 cách nhục nhã của Mtao Mxây. Đòi lại danh dự, giành lại được vợ, chính nghĩa đã thuộc về Đăm Săn. Chiến thằng được tôn vinh cùng việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dan làng, tôi tớ của Mtao Mxây. Hình ảnh trong sử thi đc mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiên núm, chiêng bằng – của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Xúy Vân giả dại

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có 1 tiệc mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu như 1, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: ” Hãy đi lấy rượu bắt trâu! … Rượu bảy ché, trâu 7 con … ko còn ai bì kịp.”. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình cho đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống … không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi so sánh chàng ngang sức manh thần linh: “Oai linh đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây”. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này đc mô tả phóng đại và như 1 điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: “Và người ta bàn tán không ngừng… trong lòng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi người anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến như thế.

Phân tích đoạn tích Chiến thắng Mtao-Mxây – Bài số 4

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu sử thi, các nhà nghiên cứu thường coi sứ thi là đối tượng của nghiên cún văn học mà quên mất rằng một trong những đặc điểm của sử thi là nó vẫn tồn tại một cách sinh động trong đòi sống của các dân tộc, noi nó được sinh thành và lưu giữ. Sử thi đối vói đồng bào Tây Nguyên không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó là loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất của nghệ thuật sân khấu trình diễn. Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộ phận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, đời sống. Phương thức diễn xướng sử thi là phương thức khá phổ biến và thống nhất ở mọi dân tộc có sử thi trên thế giới.

Sử thi là những tác phẩm có dung lượng lớn, nếu diễn xướng phải mất vài đêm mới hết. Diễn xướng sử thi đòi hỏi một thòi điểm, một không gian đặc biệt phù họp. Môi trường sinh hoạt quen thuộc của diễn xướng sử thi là môi trường lễ hội. Lễ hội đảm bảo không khí “thiêng”, không khí cộng đồng cần thiết cho diễn xướng sử thi, vì nhân vật trung tâm của sử thi là những anh hùng có tầm vóc kì vĩ đại diện cho sức mạnh cộng đồng, được nhân dân tôn sùng, ngưởng vọng. Mùa lễ hội của dân tộc Tây Nguyên cũng như của các cư dân nông nghiệp khác, thường vào mùa nông nhàn, khoảng cách giữa của vòng quay chu kì sản xuất nông nghiệp, ở Tây Nguyên, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch – khoảng thời gian mà thời tiết thuộc mùa khô chuẩn bị bước vào mùa mưa. Người dân được tận hưởng một khoảng thời gian rảnh rỗi, có lương thực dồi dào tích trữ cho cuộc sống và làm lễ vật phục vụ cho các nghi lễ cần thiết. Nghệ nhân kể sử thi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu giữ, sáng tạo và trình diễn tác phẩm. Những nghệ nhân này hầu hết là những người không biết chữ nhưng họ có khả năng nhớ một cách kì lạ những tác phẩm sử thi dài hàng ngàn, hàng vạn câu, họ có bề dày tri thức dân gian đa dạng của dân tộc mình. Lễ hội cũng là nơi thu hút du khách ở khắp nơi đến tham dự, tại các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, quanh bếp lửa nhà rông. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi bên bếp lửa và bắt đầu kể chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối. Có tài liệu ghi lại người chứng kiến buổi diễn xướng sử thi kể rằng: mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe say sưa đến nỗi, tối hôm trước họ ngồi thế nào thì sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy. 

1. Đặc điểm nội dung

Hình tượng Đăm Săn – người anh hùng lí tưởng của cộng đồng thị tộc Ê-đê – trong cuộc giao tranh với tù trưởng Mtao Mxây để giành lại vợ được tập trung khắc hoạ rõ nét theo bố cục ba phần, tương ứng với ba câu hỏi trong SGK:

– Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây.

– Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ trở về sau chiến thắng.

– Cảnh Đăm Săn cùng thị tộc ăn mừng chiến thắng.

a] Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây

Cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng được mô tả cặn kẽ theo trình tự các hiệp đánh. Ưu thế nổi trội của thể loại sử thi so với một số thể loại văn học dân gian khác là có sự kết họp hài hoà giũa kể chuyện và miêu tả. Ngôn ngữ kể chuyện đan xen với ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật càng làm tăng thêm kịch tính, giúp người nghe hiểu sâu hơn đặc điểm tính cách nhân vật.

– Đăm Săn khiêu chiến kẻ thù và thái độ ngạo mạn của Mtao Mxây:

Tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng làm rẫy, đã kéo đến cướp phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Danh dự của một tù trưởng và bộ tộc bị xúc phạm, hạnh phúc gia đình và buôn làng bị đe doạ, Đăm Săn buộc phải cầm giáo đứng lên chiến đấu đòi lại công bằng.

Băng giọng tự tin vào sức mạnh của mình và sự khinh miệt, giễu cợt kẻ thù, Đăm Săn đã tìm cách khiêu chiến và buộc Mtao Mxây phải giao chiến: “ơ điêng, ơ điêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!”, “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi…”. Kịch tính tăng lên khi Mtao Mxây cũng trêu tức Đăm Săn: “Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”. Nhưng ngay từ đầu, trong ngôn từ của Mtao Mxây cũng thể hiện sự nghi ngại, thiếu tự tin trước Đăm Săn: “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi tắm”.

– Cuộc chiến giữa hai tù trưởng:

Để thể hiện cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng, tác giả dân gian đã sử dụng triệt để phương pháp so sánh tương phản, cấu trúc ngôn ngữ trùng điệp, lối so sánh sinh động, phép cường điệu, phóng đại nhằm nêu bật sự vượt trội của Đăm Săn về mọi phương diện. Một biện pháp quen thuộc trong các sử thi là luôn miêu tả tài năng của đối phương trước khi miêu tả tài năng người anh hùng. Mtao Mxây múa khiên trước, tiếng khiên của hắn “kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Khi Mtao Mxây múa khiên, Đăm Sân vẫn bình tĩnh, không hề run sợ, đứng yên “không nhúc nhích”. Khi chưa nhìn thấy Đăm Săn múa khiên, Mtao Mxây vẫn còn huênh hoang: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Đối lập với hình ảnh tiếng khiên “lạch xạch như quả mướp khô” của Mtao Mxây, tài múa khiên của Đăm Săn đã được miêu tả cụ thể, sinh động, có sự tăng tiến trong cảm hứng say sưa của người kể chuyện:

+ Lần múa khiên thứ nhất: “Một lần xốc tói, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tói nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+ Lần múa khiên.thứ hai: “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. Còn Mtao Mxây thì thể hiện sự kém cỏi cả về thể xác lẫn tinh thần: “bước cao bước thấp, chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu”.

Qua việc tập trung miêu tả một cách kĩ lưỡng và sinh động tài nghệ múa khiên của Đăm Săn, tác giả đã khắc hoạ tầm kích vũ trụ, tài năng siêu phàm có thể sánh ngang với các thần linh của Đăm Săn.

Tại sao Đăm Săn vẫn phải cầu viện đến thần linh thì mới tiêu diệt được Mtao Mxây? Chi tiết Đăm Săn “đớp” được và nhai miếng trầu của Hơ Nhị ném cho làm tăng thêm chất trử tình của tác phẩm. Còn chi tiết khi thấm mệt, chàng mộng thấy ông Trời mách bảo [lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được], không hạ thấp tài năng của chàng mà càng tăng thêm thanh thế, uy danh của chàng vì chàng là một tù trưởng được thần linh ủng hộ. Quan hệ giữa thần linh với Đăm Săn thật gần gũi, thân tình: “Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!”. Điều này thể hiện dấu ấn của tư duy thần thoại còn in đậm trong nghệ thuật sáng tạo sử thi. Nhưng ông Trời cũng chỉ là người “mách nước” còn quyết định vẫn là hành động trực tiếp của người anh hùng. Chỉ có Đăm Săn mới tự tay hạ gục được kẻ thù. Lời cầu xin của Mtao Mxây làm tăng tính kịch, nhưng Đăm Săn đã không hề khoan nhượng: “Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, dùi ta ngươi đã đâm rồi sao?”. Chàng hành xử với kẻ thù đúng như lối hành xử của các thủ lĩnh thời cổ đại: “Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”. Với người anh hùng sử thi, bị kẻ khác đến cướp vợ tại nhà mình là một hành động xúc phạm vô cùng lớn lao đến danh dự, mà danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất của người anh hùng. Làm sao Đăm Săn có thể tha thứ cho Mtao Mxây được.

b] Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ trở về sau chiến thắng

Có thể thấy rõ đặc điểm trong chiến trận của người anh hùng sử thi: Trong chiến trận, thường chỉ có hai thủ lĩnh giao chiến, tôi tớ, nô lệ dù “đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối” thì cũng chỉ chứng kiến cuộc chiến chứ không tham dự, vì người anh hùng là biểu trưng cao nhất cho lí tưởng, sức mạnh, tài năng và ý chí của cộng đồng, số phận của cá nhân anh hùng ảnh hưởng và thống nhất cao độ với số phận cộng đồng. Đoạn trích không say sưa miêu tả cảnh máu chảy đầu rơi của các chiến binh, của các tôi tớ, nô lệ. Điều này có thể so sánh với truyền thuyết Thánh Gióng của người Việt, với sử thi I-li-át của Hi Lạp. Thủ lĩnh chiến thắng, thu nhận tù binh của đối phương, mở rộng địa bàn lãnh thổ, tôi tớ vui mừng chia quả thực, ăn mừng chiến thắng tưng bừng. Thủ lĩnh thua, tôi tớ trở thành nô lệ của thủ lĩnh chiến thắng. Qua lời Đăm Săn hỏi ý kiến tôi tớ của Mtao Mxây sau chiến thắng có thể hiểu thêm tinh thần dân chủ công xã thị tộc thòi cổ đại: “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Việc miêu tả cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng Mtao Mxây được lặp lại ba lần và có sự tăng tiến: Lần thứ nhất, Đăm Săn “gõ vào một nhà”, lần thứ hai “đập vào phên tất cả các nhà trong làng”, lần thứ ba “đập vào phên mỗi nhà trong làng”.

Xem thêm:  Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Cả ba lần dân làng trả lời cùng một nội dung, chỉ khác nhau chút ít trong cách nói [ngôn ngữ sử thi đa dạng, có sự thay đổi một vài từ ngữ trong khuôn hình chung, không tạo sự nhàm chán cho người nghe]. Ba lần hỏi, ba lần dân làng Mtao Mxây trả lời:

– Trả lời lần 1: “Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”.

– Trả lời lần 2: “Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã”.

– Trả lời lần 3: “Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!”.

Biện pháp lặp lại giữa ba lần hỏi – đáp này thể hiện sự thống nhất cao độ giữa khát vọng, quyền lợi cá nhân anh hùng vói khát vọng, quyền lợi của cộng đồng, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh tuyệt đối của dân làng đối với thủ lĩnh. Con số “ba” biểu trưng cho số nhiều vốn rất quen thuộc trong văn học dân gian.

Sau những lần đối thoại là cảnh mọi người đi theo Đăm Săn về làng đông và vui như đi trảy hội. “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.

Mỗi cuộc chiến tranh thời cổ đại, dẫu là vì nguyên nhân hôn nhân, trả thù hay chinh phục tự nhiên thì kết quả cũng là sự mở rộng địa bàn, lãnh thổ, thể hiện quá trình liên minh bộ tộc, khiến cho bộ tộc nào đã giàu càng giàu thêm, đã mạnh càng mạnh hơn nữa. Đoạn trích này là một minh chứng sáng rõ, phản ánh lịch sử các bộ tộc trên con đường hình thành dân tộc thời cổ đại.

c] Cảnh Đăm Săn cùng thị tộc ăn mừng chiến thắng

Phần kết thúc đoạn trích này không có lời đối thoại ngắn gọn, đầy kịch tính giữa các nhân vật như hai đoạn trên mà tập trung khắc hoạ ngôn ngữ của Đăm Săn chỉ bảo cho mọi người làm lễ ăn mừng chiến thắng.

– Lời Đăm Săn trong buổi tổ chức ăn mừng chiến thắng thể hiện hai nội dung chính:

+ Đăm Săn rất coi trọng và đề cao ý nghĩa lớn lao của chiến thắng vừa giành được.

Bằng việc sử dụng các đại từ xưng hô [hô ngữ] cùng các kiểu câu cảm thán đậm sắc thái biểu cảm rất đặc trưng của thủ lĩnh thời cổ đại, các hình ảnh so sánh trùng điệp, ngôn ngữ eủa Đăm Săn thật sảng khoái, nhiệt thành kêu gọi buôn làng tổ chức ăn mừng thật lớn để tạ ơn thần linh, tổ tiên và cầu mong thần linh ban cho mình và cộng đồng sức mạnh… Điều này cho thấy niềm tự hào về chiến công vừa giành được. Trong niềm vui đó có niềm tự hào chính đáng về tài năng cá nhân anh hùng đồng thời ước vọng cuộc sống tốt đẹp cho mọi người: “Rượu năm ché, trâu dâng một con để cúng thần, cáo tổ tiên, cầu sức khoẻ cho ta mới đi đánh kẻ thù, bắt tù binh, xéo nát đất đai một tù trưởng nhà giàu về […], cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp

+ Niềm tự hào về cuộc sống sung túc, thịnh vượng, phát triển mọi mặt của thị tộc mình: “Chúng ta sẽ ăn lợn ăn trâu, đánh lên các chiêng cái trống to, đánh lên các cồng hlong hoà nhịp cùng chũm choẹ xoa sao cho kêu lên rộn rã, để voi đực voi cái ra vào sàn hiên không ngớt”, “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gui quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên!”.

– Lời người kể chuyện:

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện một cách trực tiếp là một ưu thế nổi trội của sử thi so với một số thể loại tự sự dân gian khác. Sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện là một thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện trực tiếp thái độ, tình cảm của cộng đồng bộ tộc đối với nhân vật anh hùng sử thi. Trong lời người kể chuyện, hình tượng Đăm Săn được miêu tả một cách trực tiếp, toàn diện từ vẻ đẹp thể chất đến tinh thần.

+ Vẻ đẹp thể chất: “Bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa”, “Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”.

+ Sự giàu có, hùng mạnh của cộng đồng Đăm Săn sau chiến thắng: “Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô, máu bò máu trâu đọng đen khắp sàn hiên”, “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú […]. Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều”.

+ Đăm Săn được sự hưởng ứng và ngưỡng vọng tuyệt đối của tất thảy mọi người: “Bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà

ngoài. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến”, “Từ khắp mọi miền, ngưòi ta khiêng rượu khiêng lợn đến”.

Sau cuộc chiến, người ta không chú ý đến cảnh chết chóc mà chỉ hướng đến niềm vui chiến thắng, đến khát vọng một cuộc sống thịnh vượng, buôn làng giàu có, đông vui, hoà bình, phát triển. Ước vọng, lí tưởng của cá nhân người anh hùng thống nhất cao độ vói ước vọng và lí tưởng của cộng đồng.

+ Cùng với những hình ảnh miêu tả cụ thể là những lời ngợi ca, sự tôn vinh tuyệt đối về thủ lĩnh anh hùng. Những lời ngợi ca chàng vang lên với những điệp khúc hào hùng: “Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”, “chàng Đăm Sãn hiện ra là rhột trang tù trưởng mói giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy […]. Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”.

Đặt đoạn trích trong hệ thống tác phẩm ta sẽ thấy được tính thống nhất của hành động và lí tưởng người anh hùng. Nhân vật sử thi tiếp nối nhân vật thần thoại nhưng đã được nâng lên một bước cơ bản. Nếu nhân vật chính trong thần thoại là thần thì nhân vật chính trong sử thi là con người. Người anh hùng thể hiện tập trung nhất lí tưởng, sức mạnh, ý chí, tài năng của cộng đồng trong thời kì liên minh bộ tộc, bước đầu hình thành dân tộc. Đối với nhân vật sử thi, điều quan trọng cần khai thác không phải chỉ là bản thân hành động mà quan trọng hơn là mục đích và ý nghĩa của hành động. Con người lần đầu tiên nhận thức được sức mạnh của mình trên chặng đường chuyển giao lịch sử vĩ đại nhất thòi cổ đại. Vì thế, các nhân vật trung tâm trong sử thi luôn là người anh hùng lí tưởng, được miêu tả vói niềm ngưỡng vọng vô cùng lớn lao của cộng đồng, được nhân dân tô điểm bằng vô vàn ánh hào quang kì diệu bởi những chiến công, tài năng và sức mạnh. Lần đầu tiên con người đã tự “nâng mình lên ngang hàng thần thánh” [Ăng-ghen].

– Đoạn trích cho ta hiểu thêm về một số sinh hoạt và phong tục của dân tộc Ê-đê xưa, như cách bài trí nhà Mtao Mxây [Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói], cách trang phục của tù trưởng Đăm Sặn [Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ…], tập quán trong giao tiếp, nói năng, đặc biệt là cách nghĩ, cách cảm của họ. 

2. Đặc điểm nghệ thuật

Như đã nêu ở trên, sử thi Tây Nguyên thuộc thể loại tự sự dân gian mang tính nguyên họp, trong đó tích họp các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ [văn xuôi và vãn vần], âm nhạc, yếu tố trình diễn. Các yếu tố này gắn bó rất hài hoà tạo nên vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm sử thi.

Biện pháp khoa trương, ngoa dụ được sử dụng triệt để trong việc miêu tả người anh hùng lí tưởng của bộ tộc, làm cho người anh hùng đẹp toàn diện, đẹp tuyệt đối từ lí tưởng, thể chất và hành động.

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng rất đa dạng. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được sử dụng nhiều và linh hoạt, giàu kịch tính. Ngôn ngữ của người kể chuyện sinh động, hấp dẫn. Việc sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu rất gần với lời ăn tiếng nói của đồng bào các dân tộc ít người tạo nên sự đối xứng hài hoà rất thú vị trong câu vãn, trong đoạn văn và trong cả tác phẩm có sự liên kết chặt chẽ, giũa các vế trong một câu: “Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.

Một trong những yếu tố tạo nên sự hài hoà, nhịp nhàng trong hình tượng nghệ thuật là kết cấu đối xứng được sử dụng rất phổ biến trong sử thi Tây Nguyên. Bất cứ đoạn văn nào chúng ta cũng có thể gặp được sự đối xứng ấy: đối xứng về số lượng, đối xứng về hành động, đối xứng về cảnh vật. Ví dụ, khi miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên: “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ”. Lòi dân làng: “Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang”. Sự hài hoà và nhịp nhàng ở những vế, những câu, nhũng hình tượng như vậy được phát triển thành những điệp khúc mà ta thường gặp trong tác phẩm. Những điệp khúc đó được gọi là “tính trì hoãn sử thi” tạo nên những khuôn mẫu bền vững, chúng gây nên ảnh hưởng ít nhiều đến sự linh hoạt của tác phẩm, nhưng lại thuận lợi cho việc diễn xướng và dễ tạo nên một khung cảnh bề bộn, trùng điệp, hoành tráng rất cần thiết trong các sử thi anh hùng.

Thanh Bình tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề