Thuyết minh về lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam [tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam] là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Nguồn gốc của Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE [viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants [tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục].

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Tìm hiểu về ngày 20 11

  • 1. 20/11 là ngày gì?
  • 2. Lịch sử ra đời ngày 20-11
  • 3. Ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam

Ngày 20-11 là ngày để tất cả mọi người trong chúng ta tri ân đến những người thầy cô kính mến của mình. Để tìm hiểu thêm về ngày 20-11, mời các bạn cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày 20-11, ngày Nhà giáo Việt Nam.

  • Cách làm báo tường 20-11 chuẩn nhất
  • Những bài thơ mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
  • Ảnh bìa Facebook cho ngày 20-11

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những dòng chảy vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở biết bao thế hệ học sinh cập bến bờ tri thức. Và rồi sau này bước theo nhịp sống tấp nập ồn ào, liệu có mấy ai nhớ đến mà về thăm lại những con thuyền xưa? Lại một tháng 11 với ngày lễ quan trọng, ngày tri ân nghề giáo cũng như kỉ niệm và tôn vinh những cố gắng, hi sinh của các thầy các cô trong suốt những năm tháng sự nghiệp của mình. Tháng 11 về làm bạn thấy nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi. Tháng 11, tháng của thầy cô cũng là ngày mà những lứa học trò ở mọi độ tuổi dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã tốt nghiệp đều thể hiện lòng biết ơn với công lao dạy dỗ của những người thầy ươm mầm tri thức. Tuy nhiên 20/11 là ngày gì và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam không phải ai cũng biết và trong bài viết này VnDoc sẽ giải thích chi tiết.

1. 20/11 là ngày gì?

Ngày 20/11 hay chính là ngày Nhà giáo Việt Nam [tên đầy đủ là Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam] là một ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Vào năm 1953, công đoàn giáo dục Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của tổ chức này. Để hưởng ứng bản “Hiến chương các nhà giáo” của tổ chức với 15 chương nói về việc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo, nước ta đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo, đến hiện tại đã đổi thành Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

Vào năm đầu tiên 1958, ngày nhà giáo Việt Nam chỉ được áp dụng ở khu vực miền Bắc. Những năm sau đó, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này đã được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm này, các cơ quan giáo dục sẽ xuất bản một số tập san để cổ vũ tinh thần giáo viên, đây cũng là dịp để các học sinh bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, người đã dùng cả tuổi xuân để giáo dục và dạy dỗ các em nên người.

Vào ngày 28/09/1982, ngày 20/11 đã chính thức được đưa vào quyết định để trở thành ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam.

2. Lịch sử ra đời ngày 20-11

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục [tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE].

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa [thủ đô của Ba Lan], Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

3. Ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam

Trên bước đường trưởng thành của mỗi người, chắc hẳn ai cũng mang trong mình một tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thầy cô giáo, đặc biệt là những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ và dìu dắt chúng ta thành người.

Vì vậy, cứ mỗi khi gần đến dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trong tim mỗi người lại xuyến xao nhớ lại về người thầy trong tâm khảm của mình.

Trong những ngày này, tại các cơ sở giáo dục trên cả nước đều tổ chức các chương trình nhằm tôn vinh những nhà giáo, những người thầy, cô. Đông đảo học trò thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô của mình bằng những lời ca, tiếng hát và vô vàn lời chúc tốt đẹp.

Đây cũng là một dịp để những người đã trải qua thời học sinh có dịp quay trở lại thăm trường xưa, thăm những thầy cô giáo cũ và ôn lại những kỷ niệm đẹp một thời đã qua.

Bởi vậy mà không tự nhiên lại có câu nói: "Nghề giáo là những nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý"...

Để trại 20-11 của lớp mình đạt giải cao thì bên cạnh cắm trại đẹp mà còn phải có bài thuyết minh về trại 20-11 hay và ý nghĩa, truyền tại được thông điệp tri ân thầy cô. Nếu bạn chưa có ý tưởng, nội dung bài thuyết minh thì hãy cùng tham khảo các bài viết sau đây.

Bài thuyết minh trại ngày 20-11

Tuyển chọn bài thuyết minh về trại 20-11 hay

- Kính thưa Qúy Ban giám khảo!

- Kính thưa các quý vị đại biểu!

Trại của Phân hiệu Púng Luông các em lấy chủ đề chính là Về cội nguồn với nhiều ý nghĩa nhân dịp trọng đại - Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập nhà trường THPT Mù Cang Chải. Lời đầu tiên, cho phép em được kính chúc Qúy Ban giám khảo, các quý vị đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Sau đây, em xin đại diện tập thể HS tại Phân hiệu thuyến trình về mô hình trại của chúng em.

Trước tiên, về ý tưởng thiết kế cổng trại - phần hình thức rất quan trọng của trại. Cổng trại của chúng em thuộc kiểu kép, hình hộp; đôi câu đối Uống nước nhớ nguồn/ Cánh buồm tri thức mang những ý nghĩa biểu tượng sau:

Một là, chúng em nguyện luôn ghi nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy và Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Đó là truyền thống tôn sư trọng đạo nói riêng và truyền thống đạo lý tốt đẹp về lòng biết ơn sâu sắc của dân tộc ta nói chung.

Mẫu trại đẹp ngày 20-11

Hai là, để ghi nhớ và tri ân sâu sắc công ơn dạy dỗ, giáo dục của các thầy cô giáo, chúng em nguyện xin hứa sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu trong tu dưỡng, rèn luyện, học tập để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội. Cánh buồm tri thức mang ý nghĩa: chúng em như những cánh buồm căng phồng sẵn sàng đón những luồng kiến thức của thời đại, đặc biệt trong thời đại nền kinh tế tri thức - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay để hướng ra đại dương tri thức bao la, biển học vô bờ nhưng với tinh thần, thái độ khiêm tốn, cầu thị, không ngừng học hỏi vì Những điều ta biết chỉ như 1 giọt nước còn những điều chưa biết như đại dương bao la.

Tiếp theo, phía trên cổng trại là hình ảnh chiếc khèn - nhạc cụ truyền thống của người Mông. Hình ảnh này giống như hình ảnh biểu tượng tại mốc ranh giới giữa huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn dưới chân đèo Khau Phạ. Hình ảnh này tạo liên tưởng tới hình ảnh cái bắt tay đầy thân thiện như những phẩm chất của con người vùng cao: thân thiện, nồng ấm nghĩa tình.

- Kính thưa Qúy Ban giám khảo!

- Kính thưa các quý vị đại biểu!

Chúng em luôn khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: "Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người". Từ lời dạy của Người về sự nghiệp trồng người thiêng liêng mà các thầy cô giáo của chúng em đang đảm trách, chúng em nghĩ tới lợi ích của việc trồng cây. Với ý thức, suy nghĩ trân trọng, giữ gìn thiên nhiên - môi trường, trại của chúng em mang tên là Trại dược liệu. Xin trân trọng kính mời các quý thầy cô tham quan những sản phẩm trưng bày của chúng em!

Chúng em thiết kế ngay cổng trại là cây thảo quả - 1 sản vật đặc trưng của La Pán Tẩn, của huyện nhà - 1 loại cây rất quan trọng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp cho người dân nơi đây dần thoát nghèo theo hướng bền vững. Và đây là phong lan - 1 loài cây cảnh quý, cũng là sản vật đặc trưng của núi rừng vùng cao. Đặt phong lan tại vị trí này, dụng ý của chúng em là tăng thêm phần sang trọng, vẻ đẹp quý phái của cổng trại.

Kính mời các thầy cô vào bên trong trại ạ!

Đây là góc trưng bày báo ảnh về lịch sử hình thành, phát triển và những hoạt động của Phân hiệu. Nhìn những bức ảnh, nhớ về ngững tháng ngày đã qua để có thể tự hào về chặng đường gian nan mà các thầy trò tại Phân hiệu đã cố gắng, khắc phục khó khăn và để đến hôm nay, Phân hiệu đã có những nền tảng phát triển vững chắc trong tương lai.

Kính mời các thầy cô tham quan không gian trưng bày bên trong trại của chúng em. Đây là nơi trưng bày những sản phẩm dùng làm dược liệu, rất có giá trị về y học như mật ong, táo mèo [hay còn gọi là quả sơn tra], các bài thuốc đông y trị bệnh, vv..... Những sản phẩm này đã trở thành thương hiệu đặc sản của Mù Cang Chải, được rất nhiều người biết đến và tin dùng. Và đây là rượu thóc - 1 đặc sản của La Pán Tẩn, cũng rất quen thuộc với du khách trong và ngoài nước. Phía bên trên này là những trang phục truyền thống của đồng bào người Mông, sản phẩm được dệt từ những chất liệu thiên nhiên với hoa văn, họa tiết thể hiện văn hóa, phong tục, điệu tâm hồn của con người.

Và kính thưa các thầy cô trong Ban giám khảo! Bên cạnh những sản phẩm dược liệu trưng bày nhất thiết không thể thiếu bình rượu cần - nét văn hóa đặc trưng của người Mường mà chỉ lát nữa thôi chúng em xin kính mời các thầy cô thưởng thức ngay trong không gian trưng bày sản vật truyền thống của trại chúng em, chắn chắn sẽ mang lại những trải nghiệm vô cùng thú vị ạ! Thêm nữa, những chiếc đệm ngồi với hoa văn đặc sắc - sản phẩm mang văn hóa đặc trưng của người Thái. Sở dĩ chúng em trưng bày những sản phẩm này là để thể hiện ý tưởng về sự giao thoa, hội tụ của các nền văn hóa Mông - Mường - Thái vừa thể hiện tinh thần đại đoàn kết các dân tộc vừa tạo tính bền vững trong tiến trình phát triển văn hóa tộc người vì: 1 nền văn hóa không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu không có sự trao đổi, giao lưu.

- Kính thưa Qúy Ban giám khảo!

- Kính thưa các quý vị đại biểu!

Trên đây là phần thuyết minh về trại của chúng em. Một lần nữa, em xin được gửi lời cám ơn chân thành tới các quý thầy cô cùng các quý vị đại biểu đã dành thời gian tham quan và lắng nghe phần thuyết trình ý tưởng trưng bày các sản phẩm của trại chúng em. Thông qua ý tưởng này, chúng em muốn gửi gắm, truyền tải 1 thông điệp đó là: ý thức trân trọng những giá trị quý giá của cuộc sống, trong đó bao hàm ý thức bảo vệ môi trường tôn trọng văn hóa truyền thống để từ đó có ý thức sâu sắc về lòng biết ơn, tình cảm tri ân như câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ người trồng cây. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc các thầy cô trong Ban giám khảo, các quý vị đại biểu mạnh khỏe,hạnh phúc; chúc Hội trại chào mừng Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Trường THPT Mù Cang Chải thành công rực rỡ và tràn đầy ý nghĩa!

Em xin trân trọng cảm ơn!

[Và bây giờ, chúng em xin kính mời các thầy cô trong Ban giám khảo, các quý vị đại biểu cùng ngồi trên đệm để thưởng thức hương vị của rượu cần, táo mèo, mật ong ạ!]

Bài thuyết minh về trại ngày Nhà giáo Việt Nam trên đây vô cùng chi tiết, cụ thể, miêu tả chi tiết về trại như cổng trại, ý nghĩa của từng vật trang trí trại ... Bên cạnh đó, bài thuyết trình này còn vận dụng những câu thơ, câu ca dao nói về thầy cô, sự biết ơn để diễn tả tình cảm của mình dành cho các thầy cô giáo. Tất cả đều đã truyền đạt được thông điệp tri ân thầy cô giáo,.

Hát các bài hát về thầy cô, kể về thầy cô giáo, câu đố ... đều đóng vai trò quan trọng giúp chương trình tôn vinh nghề giáo diễn ra tốt đẹp, thành công hơn. Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến, bên cạnh luyện tập các bài hát về thầy cô, tiết mục văn nghệ, chuyện bị những câu chuyện kể về thầy giáo hay cô giáo, thì bạn hãy tham khảo các mẫu cắm trại, bài thuyết minh về trại 20-11 để trại của mình đoạt giải cao, đồng thời tăng tính đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.

Sắp đến ngày 20-11, Taimienphi.vn xin gửi đến các bạn những bài hthuyết minh về trại 20-11 hay nhất được tổng hợp qua nhiều năm, hi vọng sẽ giúp bạn có được ý tưởng hay cho bài thuyết minh về trại ngày 20-11 sắp tới của lớp mình.

Thuyết minh về con ong Top game nông trại vui vẻ Thuyết minh về cây Thanh long Thuyết minh về món nem rán Thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em Cách làm bài văn thuyết minh hay

Video liên quan

Chủ Đề