Dấu phẩy đặt ở đâu

Ngữ pháp Tiếng Việt không chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, các loại từ ghép, danh từ, động từ… Mà các bạn học sinh cần biết,  nắm vững cách phân biệt và sử dụng các loại dấu câu sao cho chính xác nhất. Tùy từng trường hợp, ngữ cảnh, nghĩa của câu chuyện mà ta lựa chọn và sử dụng các loại dấu câu sau:

Các loại dấu câu trong Tiếng Việt

Dấu phẩy [,]

Là loại dấu chấm câu được sử dụng nhiều nhất trong văn viết, nó có những tác dụng sau:

  • Giúp phân biệt thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác trong câu.
  • Phân biệt các vế trong câu ghép hoặc nhiều câu đơn với nhau.
  • Phân tách các từ có cùng chức năng, ý nghĩa, từ đồng nghĩa trong câu.
  • Phân tách giữa một từ với một bộ phận chú thích trong câu.
  • Sau dấu phẩy, ta viết chữ bình thường, có thể xuống dòng khi hết trang.

Ví dụ: Vườn nhà Lan có trồng các loại hoa như hoa lan, hoa mai, hoa đào.

Dấu chấm [.]

Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

Ví dụ: Trâm Anh là một học sinh giỏi, ngoan hiền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến bạn ấy

Dấu chấm hỏi [?]

Trái ngược với nghĩa dấu chấm, dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên.

Ví dụ: Hôm nay là thứ mấy? Chắc chắn là thứ hai rồi.

Dấu chấm than [!]

Loại dấu chấm câu này có tác dụng là:

  • Để kết thúc một câu cầu khiến hay cảm thán.
  • Dùng để kết thúc câu hỏi hay câu đáp khi mình biết chính xác đáp án và khẳng định câu trả lời đó là chính xác.
  • Hay tỏ thái độ ngạc nhiên, mỉa mai, châm biếm về nội dung câu chuyện được nghe.

Ví dụ: Ôi, mình cảm ơn các bạn rất nhiều!

Dấu chấm phẩy [;]

Dấu chấm phẩy ít được sử dụng trong văn viết, nhưng nếu sử dụng bạn cần biết những lưu ý sau:

  • Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn. 
  • Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.
  • Dùng để ngắt quãng câu.
  • Sau dấu chấm phẩy, ta không cần viết hoa chữ cái đầu dòng nếu từ đó không phải là danh từ riêng.

Ví dụ: Có nhiều món phở ngon có thể tìm thấy ở Quận 3, Sài gòn; Ba Đình, Hà Nội, Hội An, Quảng Nam.

Dấu chấm lửng […]

Cũng là loại dấu câu được sử dụng nhiều trong văn viết, nó có tác dụng:

  • Dùng để cho biết còn nhiều thông tin mà người viết không thể liệt kê hay mô tả hết vì nội dung quá dài.
  • Để diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, bỡ ngỡ, đứt quãng.
  • Tăng sự kịch tính, hài hước cho câu chuyện.
  • Làm giảm nhịp điệu câu văn, lời nói nào đó.
  • Biết được kết quả câu trả lời, nhưng vì nhiều lý do ta cũng dùng dấu chấm lửng để thay cho câu trả lời.

Tùy thuộc vào bối cảnh, vị trí trong một câu, dấu chấm lửng có thể  dùng để thể hiện suy nghĩ chưa hoàn thành, cảm xúc nào đó. 

Ví dụ: Hôm nay Mẹ nấu cho Trâm Anh rất nhiều món ăn như thịt kho tàu, canh chua cá lóc, trứng chiên…. Vì Trâm Anh đạt kết quả tốt trong kỳ thi vừa qua.

Dấu hai chấm [:]

Dấu hai chấm có các công dụng sau:

  • Mô tả phần đứng sau có chức năng giải thích hoặc thuyết minh nội dung cho phần trước đó.
  • Để nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp.
  • Để báo hiệu sự liên kết hay liệt kê nội dung có liên quan đến câu nằm phía trước dấu 2 chấm.
  • Đánh dấu lời hội thoại hoặc lời dẫn trực tiếp.

Ví dụ: Những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Dấu gạch ngang [–]

Các bạn học sinh nên lưu ý và phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối, 2 loại dấu này thường dễ nhầm và gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Những tác dụng của dấu gạch ngang gồm:

  • Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ. Ví dụ: Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung được xây dựng và duy trì từ rất lâu.
  • Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ 1945 – 1975.
  • Để nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. Ví dụ Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đi thành phố Vũng Tàu.
  • Dùng để liệt kê những nội dung, bộ phận liên quan.
  • Để ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
  • Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường được đặt đầu dòng.

Dấu gạch nối [-]

Dấu gạch nối không phải là dấu câu được sử dụng chính thức trong chương trình học, nhưng mình thêm vào để giải thích, giúp học sinh phân biệt sự khác nhau với dấu gạch ngang. Những điểm cần lưu ý khi dùng dấu gạch nối

  • Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  • Dùng để nối các tiếng vay mượn ngôn ngữ nước ngoài như ti-vi, ra-di-o….
  • Không có dấu cách giữa nó và các tiếng khác [Lê-nin, Ê-đi-xơn,…].

Dấu ngoặc đơn [ [] ] 

Khi bạn muốn ghi chú, đánh dấu nghĩa của một từ, cụm từ nào đó thì nên sử dụng dấu ngoặc đơn, điều này giúp giải thích nghĩa rõ ràng hơn cho người đọc.

Ví dụ: Mạng xã hội [mxh] Facebook vừa thêm mới tính năng hashtag giúp người dùng có thể theo dõi nhiều nội dung, chủ đề hot nhất hiện nay.

Dấu ngoặc kép [ “”]

Dấu ngoặc kép hay còn được gọi là dấu trích dẫn có những tác dụng sau:

  • Dùng để trích dẫn, đánh dấu bắt đầu và kết thúc nguyên văn một câu nói, đoạn hội thoại từ một người hay tài liệu nào đó.
  • Để tường thuật lại một câu chuyện nào đó.

Ví dụ: Câu nói trong phim Về nhà đi con “ thanh xuân như một ly trà, Ăn vài miếng bánh hết bà thanh xuân” đã trở thành câu stt hot nhất mạng xã hội năm 2019.

Dấu ngoặc vuông [ [] ]

Thường được sử dụng trong các bài báo khoa học, có tác dụng chú thích những vấn đề liên quan đến các công trình nguyên cứu khoa học. Chúng ta thường thấy dấu ngoặc vuông trên trang wikipedia.

Dấu ngoặc nhọn [ {} ]

Loại dấu câu này thường dùng trong các ngôn ngữ lập trình máy tính và khoa học. Không sử dụng trong văn bản viết bình thường. Nó có tác dụng mở đầu và kết thúc một hàm, chương trình trong tin học.

Ví dụ: Hàm tính tổng trong ngôn ngữ lập trình C

function tong [int a, int b]

{

int tong = 0;

tong = a + b;

}

Kết luận: Trên đây là tất cả các dấu câu thông dụng và phổ biến nhất trong tiếng Việt mà các bạn cần nắm vững và phân biệt chính xác.

1. Dấu phẩy với các số

- Sử dụng dấu phẩy để phân biệt các số hàng nghìn và hàng triệu: ví dụ 3,460,759. Người Việt sử dụng dấu phẩy để phân biệt các chữ số hàng thập phân nhưng người Anh không sử dụng dấu phẩy mà dùng dấu chấm, ví dụ: $3.49.

- Sử dụng dấu phẩy trước năm nếu ngày tháng được ghi rõ ràng trước đó, ví dụ: April 16, 2003.Tuy nhiên không sử dụng dấu phẩy trước năm nếu chỉ có tháng được nói đến trước đó còn ngày thì không, ví dụ: I was born in May 1972. [Tôi sinh vào tháng năm năm 1972].

2. Dấu phẩy sau lời chào

- Sử dụng dấu phẩy nếu tên người được đặt lên đầu câu. Ví dụ: Greg, can I talk to you for a second? [Greg, tôi có thể nói chuyện với bạn được không?]

- Sử dụng dấu phẩy ở lời chào đầu và cuối thư. Ví dụ: Dear Francis, [Francis thân mến,]; Sincerely, [Thân ái,].

3. Dấu phẩy với tên địa danh

- Sử dụng dấu phẩy giữa các địa danh. Ví dụ: Hollywood, Ireland is not as famous as Hollywood, California. [Hollywood, Ireland thì không nổi tiếng bằng Hollywood, California].

- Sử dụng dấu phấy giữa các địa danh khi viết địa chỉ. Ví dụ: His address is 46 Baker Street, London, NW 2LK, Great Britain. [Địa chỉ của anh ấy là số 46 đường Baker, London, NW 2LK, Vương quốc Anh].

4. Dấu phẩy với “please”

Sử dụng dấu phẩy nếu “please” đứng ở cuối câu và không sử dụng nếu nó đứng ở đầu câu.

Ví dụ: Hai câu sau đây đều có nghĩa là: “Làm ơn gửi hộ tôi lá thư”:

- Send me a mail, please.

- Please send me a mail.

5. Dấu phẩy với câu khẳng định, câu phủ định và câu hỏi đuôi

- Sử dụng dấu phẩy sau câu trả lời “yes” hoặc “no”

Ví dụ: Yes, I can help you. [Vâng, tôi có thể giúp bạn].

- Sử dụng dấu phẩy trước câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You are Scottish, aren’t you? [Bạn là người Scốtlen phải không?]

6. Dấu phẩy với tính từ

Sử dụng dấu phẩy nếu các tính từ trong câu có vai trò quan trọng như nhau và cung cấp cùng một loại thông tin nhưng không sử dụng dấu phẩy giữa các tính từ nếu chúng có vai trò quan trọng khác nhau hoặc cung cấp các loại thông tin khác nhau.

Ví dụ:

- It was a cold, windy morning. [Đó là một buổi sáng gió lạnh].

- He was a clever young man. [Anh ấy là một người trẻ tuối thông minh].

7. Dấu phẩy với trạng từ

- Sử dụng dấu phẩy sau các trạng từ như: however [tuy nhiên], in fact [thực tế], therefore [vì vậy], nevertheless [mặc dù vậy], moreover [hơn nữa], furthermore [thêm vào đó], still [vẫn], instead [thay vì], too [nếu too có nghĩa là “also” - cũng]

Ví dụ: Therefore, he didn’t say a word. [Vì vậy, anh ấy không nói gì cả].

- Nếu những trạng từ này đứng ở giữa câu, chúng luôn đi kèm với dấu phẩy.

Ví dụ: The thief, however, was very clever. [Tuy nhiên tên trộm rất thông minh].

- Tuy nhiên sau các trạng từ như then, so, yet thì bạn có thể tuỳ chọn có hoặc không có dấu phẩy đi kèm.

Ví dụ: So, she entered the house. / So she entered the house. [Vì thế, cô ấy bước vào trong nhà].

8. Dấu phẩy với các dạng liệt kê

- Sử dụng dấu phẩy để phân biệt các vật khi liệt kê.

Ví dụ: Old McDonald had a pig, a dog, a cow, a horse. [Ông già McDonald có một con lợn, một con chó, một con bò, một con ngựa].

- Trước từ and thì bạn có tuỳ chọn sử dụng hoặc không sử dụng dấu phẩy.

Ví dụ: Old McDonald had a pig, a dog, a cow, and a horse. / Old McDonald had a pig, a dog, a cow and a horse.

Tuy nhiên một khi đã sử dụng cách nào thì bạn nên dùng cố định cách đó.

- Không sử dụng dấu phẩy giữa hai vật nếu hai vật đó trong cùng một đơn vị [ví dụ trong cụm “ham and eggs” [trứng đúc thịt] là tên một món ăn thì giữa chúng không được sử dụng dấu phẩy]

Ví dụ: Old McDonald had soup, ham and eggs, and apple pie for dinner. [Ông già McDonald ăn súp, trứng đúc thịt, và một miếng táo trong bữa tối].

- Không sử dụng dấu phẩy nếu tất cả các vật trong khi liệt kê đều được phân cách bởi các từ như and, or, nor, v.v.

Ví dụ:

- Old McDonald had a pig and a dog and a cow and a horse.

- Old McDonald had a pig or a dog or a cow or a horse.

- Old McDonald neither had a pig nor a dog nor a cow nor a horse.

9.Dấu phẩy giữa các mệnh đề chính

- Sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề chính nếu chúng được phân cách bởi các từ như and hoặc but.

Ví dụ: We ran out of fuel, and the nearest petrol station was 5 miles away. [Xe chúng tôi hết xăng, và trạm xăng gần nhất cách đây 5 dặm].

- Sử dụng dấu phẩy để phân cách các phần trong một câu

Ví dụ: She ran down the stairs, opened the door, saw her boyfriend and gave him a kiss. [Cô ấy chạy xuống cầu thang, mở cửa, nhìn người yêu và chạy đến hôn anh ấy]

Nhưngkhông sử dụng dấu phẩy nếu các phần của câu được nối với nhau bằng từ and hoặc từ but.

Ví dụ: She ran down the stairs and opened the door and saw her boyfriend and gave him a kiss.

10. Dấu phẩy trong câu gián tiếp

- Trong câu gián tiếp, sử dụng dấu phẩy ngay sau mệnh đề giới thiệu.

Ví dụ: She said, “I was in London last year.” [Cô ấy nói, “Năm ngoái tôi đã ở London].

- Nếu mệnh đề trực tiếp đứng ngay đầu câu thì đặt dấu phẩy ngay trước dấu ngoặc kép cuối cùng, lưu ý không sử dụng dấu chấm ở đây mặc dù chỗ này là hết câu.

Ví dụ: “I was in London last year,” she said.

- Không sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề trực tiếp nếu câu trực tiếp kết thúc bằng dấu hỏi hoặc dấu chấm than.

Ví dụ:

“Were you in London last year?” he asked [nhưng bạn lại có thể nói: He asked, “Were you in London last year?”]

“Great!” she replied. [nhưng cũng có thể nói: She replied, “Great!”]

11. Sử dụng dấu phẩy trong câu điều kiện

Nếu mệnh đề có if đứng đầu câu thì sử dụng dấu phẩy ngay sau mệnh đề này còn nếu nó không đứng đầu câu thì không cần phải sử dụng dấu phẩy.

Ví dụ: If I go to London, I will visit the Tower. / I will visit the Tower if I go to London.

[Nếu tôi tới Lơndon, tôi sẽ tới thăm tháp đồng hồ].

12. Dấu phẩy trong mệnh đề giới thiệu

Sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề giới thiệu nếu mệnh đề này bắt đầu bằng động từ nguyên thể có to, bằng giới từ hoặc bằng danh động từ.

Ví dụ:

- To improve her English, she practiced every day. [Để học tiếng Anh tốt hơn, cô ấy luyện tập hàng ngày].

- Before he went to New York, he had spent a year in Australia. [Trước khi anh ấy tới New York, anh ấy đã ở Úc một năm].

- Having said this, he left the room. [Sau khi nói điều đó, anh ấy rời khỏi phòng].

13. Dấu phẩy khi thêm thông tin bổ sung

- Sử dụng dấu phẩy khi phần thông tin bổ sung không phải là một phần trong câu [tức là nếu bỏ đi thì câu vẫn đầy đủ nghĩa].

Ví dụ: Thank you, ladies and gentlemen, for giving me the opportunity to speak to you today. [Cảm ơn quý vị đại biểu đã cho tôi cơ hội để phát biểu ngày hôm nay].

Chú ý: Tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin đi kèm mà chúng ta có thể sử dụng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. Dấu ngoặc đơn thể hiện thông tin bổ sung đó là thông tin quan trọng. Dấu phẩy thể hiện thông tin đó bình thường, mang tính chất trung lập. Còn dấu gạch ngang thể hiện sự nhấn mạnh.

- Sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ có chứa whowhich nếu thông tin trong mệnh đề này là những thông tin không thể thiếu trong câu.

Ví dụ: Her brother, who lives in Chicago, came to see her. [Người anh trai sống ở Chicago của cô ấy đã tới thăm cô ấy].

Không sử dụng dấu phẩy trong câu chứa mệnh đề quan hệ mà nếu thiếu thông tin đó người đọc vẫn có thể hiểu ý của câu, và không sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề có that.

Ví dụ:

- The man who met you yesterday is Mr. Brown. [Người đàn ông mà bạn gặp hôm qua là ông Brown].

- The book that I am reading now is interesting.[Quyển sách mà tôi đang đọc rất hay].

14. Dấu phẩy với ý đối nghịch

Sử dụng dấu phẩy với nghĩa đối lập ngay cả khi chúng được phân tách với nhau bởi and hoặc but

Ví dụ: It was the father, and not the son, who went to the disco every Friday. [Chính là ông bố, chứ không phải cậu con trai, đã tới sàn nhảy vào tối thứ Sáu hàng tuần].

15. Dấu phẩy là phương tiện để giúp người đọc dễ đọc hơn

- Dấu phẩy được sử dụng để giữ cho cấu trúc câu trở nên rõ ràng hơn, vì thế bài viết cũng dễ đọc và dễ hiểu hơn. Thêm vào đó, khi nhìn vào văn bản, người đọc cũng dễ dàng nhận ra chỗ nào cần dừng hoặc ngắt hơi.

Ví dụ: Above, the eagle flew gracefully through the air. [Trên cao, con đại bàng đang nghiêng cánh bay ngang bầu trời].

- Nếu không không có dấu phẩy, người đọc có thể bị rối trí vì có quá nhiều thông tin và họ không biết thông tin nào đi kèm với thông tin nào. Như trong ví dụ trên, nếu không có dấu phẩy thì người đọc có thể hiểu thành “above the eagle” [phía trên con đại bàng]. Tất nhiên, câu sẽ không hiểu theo nghĩa này nhưng người đọc sẽ phải mất công đọc hết cả câu dài mới có thể hiểu được chính xác nghĩa của câu và ý mà tác giả muốn nói. Vì vậy, sử dụng dấu phẩy ở đây là một cách hiệu quả để giúp cho người đọc hiểu thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ về dịch thuật hay các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.Chúc các bạn sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh một cách hiệu quả và thành công!

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập

Liên hệ sử dụng dịch vụ dịch thuật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 043-9916057 Tổng đài tư vấn luật: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG DỊCH THUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

---------------------------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ DỊCH THUẬT LIÊN QUAN:

1. Dịch thuật Tiếng Anh;

2. Dịch vụ dịch thuật pháplý;

3. Dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Hà Nội;

4. Dịch vụ phiên dịch tiếng anhchuyên ngành luật;

5. Dịch vụ phiên dịch tiếng anh chuyên ngành pháp luật;

6.Tư vấn soạn thảo hợp đồng song ngữ[Anh - Việt] và các ngôn ngữ khác;

Video liên quan

Chủ Đề