Đầu tư nước ngoài viết tắt là gì

Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp này như thế nào.

Thế nào là một doanh nghiệp FDI theo luật Việt Nam

FDI là gì 

FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng. 

Doanh nghiệp FDI là gì 

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư [góp vốn thành lập, mua vốn góp].

>> Xem thêm: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 

Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:

– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy;

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.   

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:  

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam

  • Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

  •  Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI

Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;

– Nguồn vốn để thực hiện dự án;

– Quy mô dự án;

– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;

– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;

– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.

Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết LawKey mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.

Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.

Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

Trên đây là nội dung tư vấn về doanh nghiệp FDI luật LawKey gửi tới Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn nếu quý khách hàng có nhu cầu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bạn là chủ doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô phát triển của công ty, hay bạn có ý định tự lập nghiệp. Các bạn muốn tìm một nguồn vốn cho doanh nghiệp của mình, chắc hẳn các bạn đã nghe đến nguồn vốn đầu tư FDI nhưng bạn chưa hiểu rõ FDI là gì? Vậy mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu FDI là gì? Vốn FDI là gì? Tổng quan về FDI nhé.

Dưới đây bài viết sẽ chia sẻ đến các bạn khái niệm FDI là gì, vốn FDI là gì, tổng quan về FDI, mời các bạn cùng theo dõi.

FDI là gì? Vốn FDI là gì?

Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì FDI được định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước [nước chủ đầu tư] có được một tài sản ở một nước khác [nước thu hút đầu tư] cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FPI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

Như vậy FDI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Foreign Direct Investment có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.

Bản chất của FDI

  • Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác.

  • Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư.

  • Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí.

  • Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia.

  • Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

Các hình thức FDI

Theo mục đích đầu tư FDI thì có 2 hình thức FDI đó là: FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều dọc

  • FDI theo chiều ngang là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cùng ngành mà một công ty đang hoạt động tại nước chủ đầu tư.

  • FDI theo chiều dọc: khác với hình thức FDI chiều ngang, hình thức đầu tư theo chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của nước nhận đầu tư.

Theo hình thức sở hữu, FDI thường có các hình thức sau:

  • Hình thức doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là 1 pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập. Nếu các bên đã góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù 1 bên phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.

  • Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: là hình thức mà doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành với toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm.

  • Hình thức hợp tác kinh doanh: hình thức này dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả đều cho mỗi bên tham gia. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay xí nghiệp mới.

Ngoài ra các cách phân loại hình thức FDI ở trên thì các hình thức FDI còn được phân theo bản chất đầu tư gồm: đầu tư phương tiện hoạt động, mua lại và sáp nhập. Theo tính chất dòng vốn sẽ có các hình thức FDI như: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ. Theo động cơ của nhà đầu tư thì có các hình thức FDI như: vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường.

Lợi ích khi thu hút FDI

  • FDI giúp bổ sung cho nguồn vốn trong nước

  • Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

  • Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

  • Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

  • Tạo nguồn thu ngân sách lớn

  • Thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

  • Thúc đẩy chuyền giao cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Trên đây ThuThuatPhanMem.vn đã chia sẻ đến các bạn khái niệm FDI, vốn FDI là gì, tổng quan về FDI. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về FDI, các hình thức của FDI và lợi ích khi thu hút vốn FDI. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề