De điều tử tế trở nên bình thường sự tử tế không phải la món quà

Môn Văn Lớp: 11 Giúp em bài này với ạ: [1] Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan. [2] Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành trang quan trọng để người ta làm người tử tế. […] [3] Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội. [Dẫn theo //nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-tu-te-tro-nen-binh-thuong-su-tu-te-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm]. Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản? Câu 2. Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay? Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2 và nêu tác dụng của phép tu từ đó? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [7-> 10 câu] trình bày suy nghĩ về sự Tử tế.

No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[1] Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan.

[2] Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế.

[…]

[3] Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

[Dẫn theo //nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-tu-te-tro-nen-binh-thuong-su-tu-te-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm]

Tuyển sinh số giới thiệu đến học sinh và các thầy cô giáo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Phan Bội Châu [Phú Yên] nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 12 có thêm những dạng đề phong phú trong quá trình ôn luyện tại nhà. 

I Đọc - hiểu [3 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm soát chính mình; biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực…Những điều này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí hằng phút, hằng giây qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực…

Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước ; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội.”

[ Trích sự tử tế không phải là món quà, TS Huỳnh Văn Sơn]

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả , sự tử tế là gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất” không? Vì sao?

II. Làm văn

Câu 1: [2điểm] Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn[ khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2:[5 điểm] Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng được sống, được yêu của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” và trong đêm cởi trói cho A Phủ ở đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn Trường Phan Bội Châu 

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, tử tế là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân.

Câu 3: Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm.

Câu 4: Học sinh được đưa ra ý kiến riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra lý lẽ thuyết phục

Ví dụ: Ý kiến trên đúng vì tiền tái vật chất chi phối rất nhiều tới đời sống con người. Nhiều người đam mê kiếm tiền nên đã bỏ qu những giá trị đạo đức, nhân cách để thực hiện mục đích. Điều đó làm họ mất đi sự tử tế và đôi khi làm những điều vi phạm pháp luật.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Đoạn văn mẫu

    Cuộc sống với muôn vàn những số phận khác nhau, có người hạnh phúc, nhưng cũng có những người bất hạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia, đồng cam cộng khổ đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đó đều là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, lối sống tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Cảm nhận về khát vọng được sống, được yêu

Thân bài

- Giải thích khát vọng được sống, được yêu được hiểu là khát vọng về cuộc sống đúng nghĩa 

- Khát vọng được thể hiện qua diễn biến tâm lí phức tạp:

Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

- Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp, ...âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang, ...

- Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, ...

- Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

- Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

- Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

- Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình xuân

Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

- Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị [gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ].

- Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.

- Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói của A Phủ.

- Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…;lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.

Gợi ý thêm: Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

Kết bài

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

- Khát vọng sống được thể hiện qua diễn biến tâm lý phức tạp

Ngoài đề thi thử của Trường THPT Phan Bội Châu học sinh có thể truy cập website của chúng tôi để cập nhật các đề thi thử khác nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề