Đi du lịch bằng máy bay có an toàn không

TẠI SAO NÊN ĐI DU LỊCH BẰNG MÁY BAY?

Thứ năm, 11:12 13/09/2018 | Lượt xem: 5,298

Một chuyến đi bằng máy bay sẽ là phương thức di chuyển an toàn nhất cho hành trình du lịch của bạn!

Thông thường trên những chuyến bay, hành khách sẽ được nghe câu nói bất hủ sau khi hạ cánh: “Phần an toàn nhất trong hành trình của quý khách vừa kết thúc”. Đây không phải là câu nói tự mãn của các phi công hay phi hành đoàn mà là một sự thật mà các hành khách thường hay bỏ qua. Nếu có điều kiện, vào chuyến đi sau, bạn hãy thử gọi một chiếc taxi để trải qua một chuyến đi từ sân bay đến địa điểm bạn cần đến và tự hỏi: “Liệu tôi biết gì về người tài xế đang ngồi trước vô lăng mà tôi đang trao trọn mạng sống của mình cho họ? Chiếc xe liệu có được bảo trì đầy đủ chưa? Bên ngoài cửa sổ liệu các tín hiệu giao thông có hoạt động tốt ko? Liệu đường sá có hư hỏng gì không? Còn những người lưu thông bằng các phương tiện khác có tuân thủ luật lệ không? Tài xế được đào tạo thế nào? Liệu họ có lương tâm nghề nghiệp luôn ý thức giữ gìn sức khỏe, không được sử dụng bia rượu – chất kích thích khi lái xe không?”

An toàn là một quá trình tích lũy kiến thức về những rủi ro và áp dụng vào thực tiễn. Không có một phương tiện giao thông nào ngoài hàng không có thể minh chứng rõ ràng giữa khả năng hiểu biết của con người kết hợp với sức mạnh của máy móc. Việc một khối máy lướt trong không khí với vận tốc 800km/h ở độ cao gần 10km so với mặt đất gần như khó xảy ra tai nạn hơn bất kì phương tiện du lịch nào khác. Từ chỗ ngồi cho mỗi hành khách đến từng khoang cabin và độ cao của chuyến bay, mỗi quyết định trong hàng không thương mại đều được xem xét cẩn thận về tác động của nó đối với sự an toàn. Và sau đây là những lý do quan trọng nhất để bạn nên xem xét về việc du lịch bằng máy bay vì sự an toàn cho bản thân mình hay không nhé!

Thiết kế máy bay

Trong vòng 50 năm qua, các hãng máy bay thương mại trên thế giới đã hoạt động gần một tỉ giờ bay và liên tục cải tiến không ngừng để nâng cao chất lượng thiết kế về kiểu dáng cũng như động cơ máy bay. “Chúng tôi ngày càng tốt hơn”, lời khẳng định từ Bill Bozin – Phó Chủ tịch phụ trách an toàn của tập đoàn Airbus America, điều này cho phép các kỹ sư hiểu rõ hơn về giới hạn của máy móc.

Bozin cho biết: "Trước đây, bạn sẽ thiết kế cánh làm hai lần", để mô phỏng điều kiện tồi tệ nhất mà máy bay có thể gặp phải. Ngày nay, các nhà sản xuất biết điều gì sẽ xảy ra trong thế giới thực, điều này được cảnh báo liên tục trong sản xuất và tạo ra sự khác biệt thật sự trong việc chú trọng an toàn chứ không chỉ chú trọng về thiết kế.

Công nghệ buồng lái

Rất nhiều máy bay phản lực hiện đại ngày nay đã trang bị hệ thống điều khiển điện tử thay cho hệ thống điều khiển cơ học truyền thống ngày xưa. Những loại máy bay này được gọi là “fly-by-wire” [bay bằng hệ thống điều khiển tự động], bao gồm Boeing 777 và 787, cũng như Airbus A330 – A340 – A380. Theo Missy Cummings - giáo sư về hàng không và phi hành gia tại Viện Công nghệ Massachusetts và là cựu phi công chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ thời điểm chuyển giao từ cơ học sang điện toán là lúc chúng ta chấm dứt sự phụ thuộc vào những người đàn ông cơ bắp: “Chúng tôi không cần Chuck Yeager nữa” [Chuck Yeager là một vị tướng không quân trong Lực lượng Không quân Mỹ. Sau Thế chiến II, ông trở thành phi công lái thử nghiệm, và năm 1947, ông là phi công đầu tiên có tốc độ bay vượt qua được tốc độ âm thanh]. Phi công ngày nay là người quản lý dữ liệu và công nghệ sẽ phụ trách vai trò là cánh tay cơ bắp điều khiển máy bay.


 

Phi công

“Công nghệ không thể thay thế cho kinh nghiệm, kỹ năng và sự phán đoán”, đó là lời khẳng định của cơ trưởng Chesley “Sully” Sullenberger – người trực tiếp điều khiển cỗ máy tự động hiện đại Airbus A320 vào ngày mà ông cùng với Jeff Skiles đã quyết định cho máy bay số hiệu US Airways 1549 lao xuống sông Hudson của New York. 155 hành khách đã sống sót và sự kiện này đã được đặt tên là “Phép lạ trên sông Hudson”, một kì công mà Sullenberger đã có được trong sự nghiệp của mình nhờ vào kinh nghiệm bay cũng như sự chuẩn bị, sự dự đoán và sự tập trung cao độ.

Các hãng hàng không luôn hiểu rõ tầm quan trọng của phi công giỏi và được huấn luyện tốt thông qua các lựa chọn và chương trình đào tạo. Theo Mattias Kippenberg, phụ trách huấn luyện cơ trưởng tại trung tâm huấn luyện bay của hãng hàng không Lufthansa ở Arizona – nơi mà có hơn 5000 phi công Đức đã thực hành chuyến bay đầu tiên trong sự nghiệp của mình, các học viên đều phải bắt đầu từ động cơ đơn Bonanzas, sau đó phải học cách quản lý nhiều chuỗi thông tin, làm sao để theo dõi các quy trình được thiết lập và học cách tương tác với những đồng nghiệp khác.

“Chúng tôi tìm kiếm các cá nhân có kĩ năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo và sẵn sàng làm việc theo nhóm với rủi ro thấp nhất”, Kippenberg cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng Lufthansa “nuôi dưỡng các phi công của riêng mình”, thường xuyên tuyển dụng ứng viên chưa có kinh nghiệm bay vì ngành hàng không ở Châu Âu rất đắt đỏ và có rất ít phi công tiềm năng được trang bị đầy đủ kĩ năng cần thiết. Ngược lại, các hãng vận tải Mỹ mong đợi các phi công phải tích lũy hàng trăm giờ bằng niken của mình trước khi chính thức trở thành phi công thương mại.

Các phi công có thể được phân loại hay tập trung tìm kiếm bởi TWA [Trans World Airlines]. Hugh Schoelzel, Phó Chủ tịch phụ trách an toàn của TWA, người đã trực tiếp tham gia tuyển dụng hàng trăm phi công cho biết: “Nếu người vợ nộp đơn xin ly dị hoặc đứa trẻ hút thuốc lá hoặc bạn đã có những dấu hiệu xấu trong kết quả xét nghiệm tuyến tiền liệt, phi công có thể dẹp chuyện đó sang một bên. Điều đó không có nghĩa là họ không lo lắng, nhưng bạn không thể lo lắng về điều đó trong khi đang cất cánh trên một chiếc Boeing 777. Không phải tất cả mọi người có thể làm điều đó nhưng hầu như tất cả các phi công đều có thể làm như vậy ".

Buồng lái được thiết lập hoàn hảo

Lựa chọn phi công giỏi là yếu tố quan trọng cũng như đảm bảo môi trường làm việc để họ phát huy hết hiệu suất làm việc. Thậm chí đối với những máy bay phản lực lớn nhất cũng được điều khiển từ các buồng lái có kích thước nhỏ hơn chiếc xe hơi thông thường. Theo Julianne Fox Cummings, một kỹ sư về nhân tố thí điểm và đã từng thử nghiệm với Boeing trên màn hình 787 Dreamliner, các thiết bị điều khiển bay và màn hình hiển thị nhỏ gọn, đa năng và được thử nghiệm để đảm bảo chúng cung cấp thông tin cần thiết trong phạm vi dễ nhìn thấy và dễ vận hành.

Bà Cummings cho biết: “Tất cả kích cỡ, hình dáng, cách sắp đặt, bố trí kiểm soát, ánh sáng, chuyển đổi và tính năng đều đóng một vai trò quan trọng”. Một chiếc máy bay bay suốt ngày đêm, do đó, các dụng cụ phải được nhìn thấy được trong mọi điều kiện ánh sáng. Ngoài ra, “các phi công cần phải biết nếu họ nhập vào một dữ liệu, hệ thống sẽ nhận được. Họ cần phản hồi lại nếu hệ thống có lỗi. Đó chỉ là một trong vô số thứ chúng ta phải xem xét”. Các kỹ sư hàng không kiểm tra công việc của họ bằng cách quan sát phi công trong mô phỏng và để thấy rằng các hệ thống điều khiển đều dễ dàng chạm đến, màn hình hiển thị trong tầm nhìn và chỗ ngồi thoải mái trong thời gian dài.

Khoang hành khách

Bạn thấy thế nào khi ngồi cửa thoát hiểm của khoang? Đừng cười vì mỗi vị trí ngồi trên máy bay đều được tính toán kĩ lưỡng cho từng hành khách. Rộng rãi hay chật chội, khoang hạng nhất hay hạng phổ thông, tất cả ghế ngồi trên máy bay đều được thiết kế để đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ bền và khả năng bảo vệ đầu cho người ngồi. Ghế ngồi trong những máy bay hiện đại có thể chịu được áp lực gấp 16 lần lực hấp dẫn [16g]. Theo ông David Esse – kĩ sư thử nghiệm của MGA ở Wisconsin – chia sẻ: “Trong trường hợp máy bay đang bay và đột ngột dừng lại. Lúc đó trọng lực tác động là 16gs”. Tuy nhiên ghế ngồi bảo vệ không dừng ở đó. Các loại vải, đệm được làm từ chất chống cháy và tự dập tắt lửa, cũng như đảm bảo chúng sẽ không phát ra khói độc. Ngay cả những vật dụng ở ghế sau cũng được kiểm tra để đảm bảo chúng không thể trở nên nguy hiểm. Cách nhiệt trong các buồng cabin là khả năng kháng cháy. Trong trường hợp cháy, đèn thoát hiểm sẽ được bật sáng trên sàn nhà. Boon O'Donnell của Boeing cho biết điều này giúp hành khách dễ dàng tìm ra lối thoát hiểm trong một cabin ngập khói.

Điều quan trọng nhất cần nhớ: hầu hết các tai nạn của máy bay thương mại đều không gây tử vong [301 tai nạn máy bay trên toàn thế giới trong 10 năm nay có số lượng người chết chỉ bằng ¼ tổng số hành khách]. Ông Esse cho biết: “Bạn Bạn nghe nói về một chiếc máy bay nào đó đang bị trượt khỏi đường băng khi hạ cánh do hỏng hóc động cơ và thành một đống bụi bẩn. Tuy nhiên lại có rất ít người tử vong trong tai nạn như vậy.”

Kiểm soát không lưu

Phi hành đoàn và máy bay có thể là những ngôi sao sáng chói trong chương trình của hàng không thương mại. Tuy nhiên đằng sau “ánh đèn sân khấu” là một hệ thống kiểm soát không lưu nơi mà tất cả các máy bay sẽ được điều khiển bằng GPS với các đường bay được lập trình trước, liên lạc với các máy bay khác và với mặt đất. Điều này đã trở nên khác biệt khi thay thế các bản đồ, bảng đen, viết chì, giấy đã được sử dụng để tính toán phương hướng cho các máy bay ngày xưa. Với hơn 28 triệu chuyến bay khởi hành vào năm ngoái, phải mất một quy trình khá tinh vi để quản lý an toàn và hiệu quả cho một số lượng khổng lồ các chuyến bay vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng trong tương lai.

Rất nhiều máy bay ngày nay có thể vận hành theo cửa sổ địa lý với các vị trí chính xác tới từng milimet. Sự liên kết giữa các hệ thống trong khoang điều khiển máy bay và trên mặt đất tạo ra các đường cao tốc trên bầu trời, nơi không một ai có thể đi chệch khỏi làn đường của họ.

Theo Steve Fulton, cựu phi công hàng không – người sáng lập công ty Naverus, đã được mua lại bởi GE Aviation trong năm 2009 – cho biết: “Sự tự động hóa sẽ xác định quỹ đạo của máy bay, và phần lớn, bộ điều khiển không lưu cho phép các phi cơ cất cánh hay hạ cánh”. Thách thức địa hình, tầm nhìn thấp, thời tiết xấu đều là các mối nguy hại có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của sân bay và chuyển hướng máy bay - sẽ không gây ra sự hỗn loạn tại các đường băng. "Đó là một thế giới hoàn toàn khác biệt", Fulton nói.

Kiểm soát sân bay

Những cải thiện về an toàn ngay trên sân bay đã được thể hiện một cách triệt để. Các màn hình dò tìm chuyển động hiển thị mọi chiếc xe trên tất cả đường băng, đường cao tốc và các terminal. Các bộ điều khiển nhận được cảnh báo về những va chạm có thể xảy ra. Dale Wright, Giám đốc An toàn của Hiệp hội Điều khiển Không lưu Quốc gia nói: "Sân bay giờ đây an toàn hơn bao giờ hết". "Nó làm giảm rủi ro và đó là tất cả những gì chúng tôi đã làm được."

Đẩy mạnh đầu tư

Vào năm 2008, tác động kinh tế toàn cầu của ngành hàng không thương mại ước tính đạt 3,56 nghìn tỷ USD. Điều này phản ánh các công ty trực tiếp tham gia vào hàng không thương mại và những người làm việc để áp dụng các tiến bộ mới nhất trong khoa học và kỹ thuật để giúp ngành công nghiệp đạt được mức độ an toàn cao hơn. Vì vậy, lần tiếp theo, khi mà cơ trưởng sẽ chào đón bạn trên máy bay, bạn thực sự có thể yên tâm ngồi xuống, thư giãn, tận hưởng chuyến bay của bạn và biết rằng phần an toàn nhất của chuyến đi của bạn chỉ vừa mới bắt đầu.

Video liên quan

Chủ Đề