Di sản văn hóa được chia lam máy loại

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể gồm những gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Thái Uyên - Đà Lạt

Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể được hiểu như sau:

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi có quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:

- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

+ Tiếng nói, chữ viết;

+ Ngữ văn dân gian;

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

+ Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian.

- Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Trên đây là nội dung giải đáp về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Trân trọng!

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

Thành phần Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những ai?

Di sản là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc,… có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để lại từ xa xưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).

Theo nghiên cứu của UNESCO thì toàn bộ di sản thế giới được chia làm ba loại gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp (Pedersen, 2002).

Di sản văn hóa được chia lam máy loại
Hình ảnh: Quần thể danh thắng Tràng An – di sản hỗn hợp cấp thế giới. Nguồn: Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội – HUTC

Di sản thiên nhiên.

Trong Công ước di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972), những loại hình thuộc về di sản thiên nhiên bao gồm:

Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;

Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe doạ, mà xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;

Các địa điểm tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.

Như vậy, những di sản thiên nhiên là những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra cùng với quá trình thành tạo của Trái đất. Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên (Pedersen, 2002).

Di sản văn hóa

Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung. “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.”

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. (Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12)

Theo Công ước di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972) thì di sản văn hóa là:

− Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. − Các di chỉ: các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.

Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối (Quốc hội,2009).

− Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại.

− Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; và tri thức dân gian.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm: di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (di tích); và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản hỗn hợp

Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Nói cách khác, di sản hỗn hợp là một loại di sản kép, nó đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Một địa danh được công nhận là di sản hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên (Pedersen, 2002).

Tài liệu tham khảo

  • Pedersen, A., 2002. Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới. Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO. 142 trang.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. Hà Nội. 116 trang (Lưu hành nội bộ). Quốc hội, 2009. Số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2019 về việc ban hành “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5”. < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-uoc-bao-ve-di-san-van-hoa-va-tu-nhien-the-gioi-UNESCO-Paris-16-11-1972-68509.aspx