Điểm giống nhau giữa Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

a] Kinh tế - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Thành tựu: Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp và 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. Mĩ có lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. + Nguyên nhân: Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho các nước tham chiến - Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mũ suy giảm và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa. + Nguyên nhân: Sự cạnh tranh của các nước Tây Âu và Nhật Bản, phải chi khoản tiền không lồ cho việc chạy đua vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược...

b] Sự phát triển khoa khọc - kĩ thuật

- Nước Mĩ là nơi khởi đầu cho các mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới - Thành tựu: sáng chế các công cụ sản xuất mới [ máy tính, máy tự động...], năng lượng mới, vật liệu mới ;"cách mạng xanh" trong nông nghiệp; cách mạng trong giao thông, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ [ tháng 7/1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng]]; sản xuất vũ khí hiện đại.

c] Chính sách đối nội, đối ngoại

- Đối nội + Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc... + Mặc dù gặp nhiều khó khăn, các phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục bùng lên mạng mẽ như phong trào chống phân biệt chủng tộc và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong nhưng năm 60, 70 của thế kỉ XX - Đối ngoại + Với tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ đề ra " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thành lập các khối quân sự và gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược

+ Dù vậy, Mĩ cũng vấp phải nhiều sự thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm bài Nước Mĩ

2. Nhật Bản

a] Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh - Nhật Bản là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhiều khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, lạm phát... - Dưới chế độ quân quản của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới [1946], cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân phiệt, bán hàng các quyền tự do dân chủ... Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

b] Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì. - Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới [cùng với Mĩ và Tây Âu]. - Nguyên nhân của sự phát triển "thần kì" đó là: + Tiếp thu những thành tựu của khoa học - kĩ thuật hiện đại. + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc + Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti. + Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, có tính kỉ luật cao. - Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái dài: tăng trưởng kinh tế âm [1997 âm 0,7%, 1998 âm 1,0%, 1999 âm 1,19%], nhiều công ti bị phá sản.

c] Chính sách đối nội và đối ngoại

- Đối nội + Nhờ thực hiện những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ, nhiều chính đảng được công khai hoạt động. + Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ Tự do [LDP] của giai cấp tư sản liên tục cẩm quyền - Đối ngoại + Sau chiến tranh, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Tháng 9 - 1951, Nhật Bản đã kí "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" , chấp nhận đặt dưới ô "bảo vệ hạt nhân" của Mĩ, cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Mĩ. Sau nay "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viên. + Từ nhiều thập niên qua, Nhật Bản thi hành một số chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính tri và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. + Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

Sơ đồ tư duy kiến thức bài Nhật Bản

3. Các nước Tây Âu

a] Tình hình chung - Kinh tế: Để khắc phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo " Kế hoạch Mác-san" [từ năm 1948 đến 1951, 16 nước Tây Âu nhận được viện trợ khoảng 17 tỉ USD]. Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng càng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ - Chính trị - Xã hội: Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và phong trào dân chủ. - Đối ngoại: Sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. - Năm 1949, nước Đức bị chia cách thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau [Cộng hòa Liên Bang Đước và Cộng hòa Dân chủ Đức ]. Tháng 10 - 1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất châu Âu.

b] Sự liên kết khu vực

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Tây Âu, xu hướng liên kết khu vực ngày cảng nổi bật và phát triển + Tháng 4 - 1951, " Cộng đồng than - thép châu Âu" được thành lập gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua. + Tháng 3 - 1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "cộng đồng kinh tế Châu Âu" [EEC] nhằm hình thành "một thị trường chung" đề xóa dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông về công nhân và tư bản thống nhất về nông nghiệp và giao thông... + Tháng 7 - 1967, "Cộng đồng châu Âu" [EC] ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên + Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao Matrích [ Hà Lan] quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu [EU]. Từ ngày 1 - 9 - 1999, đồng tiền chung châu Âu [EURO] ra đời. - Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 2004, số nước thành viên EU là 25 nước

Sơ đồ tư duy kiến thức bài Các nước Tây Âu

Phần 2: Trắc nghiệm chuyên đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Câu 53. Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu làm

A. EC

C. EU

D. EEC

D. EURO

Câu 54. Tới nay, Liên minh châu Âu là:

A. liên minh kinh tế - đối ngoại lớn nhất hành tinh

B. liên minh chính trị - văn hóa lớn nhất hành tinh

C. liên minh khoa học - kĩ thuật lớn nhất hành tinh

D. liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.

Câu 61. Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] ra đời nhằm mục đích gì?

A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

B. Cạnh tranh với khối SEV

C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế

Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] ra đời nhằm mục đích hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

D. Cạnh tranh với Mĩ

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 40B
Câu 2CCâu 41C
Câu 3BCâu 42D
Câu 4DCâu 43B
Câu 5CCâu 44B
Câu 6ACâu 45A
Câu 7ACâu 46D
Câu 8CCâu 47B
Câu 9CCâu 48B
Câu 10DCâu 49D
Câu 11CCâu 50A
Câu 12ACâu 51C
Câu 13DCâu 52A
Câu 14DCâu 53A
Câu 15DCâu 54D
Câu 16DCâu 55A
Câu 17DCâu 56C
Câu 18CCâu 57B
Câu 19CCâu 58B
Câu 20ACâu 59B
Câu 21CCâu 60B
Câu 22BCâu 61A
Câu 23DCâu 62A
Câu 24BCâu 63B
Câu 25DCâu 64D
Câu 26BCâu 65D
Câu 27CCâu 66C
Câu 28ACâu 67D
Câu 29DCâu 68D
Câu 30ACâu 69C
Câu 31CCâu 70C
Câu 32DCâu 71D
Câu 33BCâu 72B
Câu 34DCâu 73A
Câu 35CCâu 74B
Câu 36DCâu 75C
Câu 37BCâu 76A
Câu 38BCâu 77C
Câu 39A

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề