Điều trị bệnh trầm cảm ở đâu tốt nhất singapore

Tâm lý học là ngành học phổ biến từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam ngành này còn tương đối xa lạ nhưng nhu cầu tương lai cực lớn và thu nhập siêu cao.

 “Theo nghiên cứu của WHO, thế giới hiện có khoảng 350 triệu người bị trầm cảm, trong số đó rất nhiều người không biết mình bị bệnh, một nửa số này giấu bệnh và khoảng 10% không muốn điều trị”.

Riêng ở Việt Nam, theo số liệu 2015, có khoảng 3.500.000 người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số và có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. TS Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần [Bệnh viện Bạch Mai] cho biết, tại Việt Nam, bệnh trầm cảm hiện có xu hướng trẻ hóa. Hiện có khoảng 30% dân số từng rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Từ những con số kinh khủng này, các bác sĩ – chuyên viên tâm lý ngày càng được săn đón. Ngành tâm lý cũng trở thành một trong những ngành được quan tâm nhất hiện nay.

Ngành tâm lý học là gì?

“Từ lâu, chân lí đã nói rằng những thứ nhỏ nhặt nhất chắc chắn là quan trọng nhất” – Conan Doyle đã viết trong A Case of Identity.

Những nhà tâm lý là những người quan sát và nghiên cứu những mảnh ghép nhỏ nhặt để định hình tâm lý con người.

Thuật ngữ “tâm lý học” là từ tiếng Hy Lạp “psyche” [tâm hồn, linh hồn]. Các nhà tâm lý sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu tâm trí con người; đánh giá, chẩn đoán, ngăn ngừa và xử lý các vấn đề. Các nhà tâm lý quan tâm đến cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Họ nghiên cứu các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và áp dụng kiến thức phù hợp.

Tâm lý học từ những ứng dụng đời thường

Tâm lý học thật ra không cao xa như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn được tặng một món quà, bạn cảm thấy vui, đó là tâm lý. Bạn bị cha mẹ rầy la, cãi nhau với người yêu, đó cũng là tâm lý.

Bạn có biết là bạn cũng thường vô thức ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày mà bạn không hề hay biết?

  • Bạn biết một người bạn thích một đội bóng nào đó, khi nói chuyện bạn nhắc đến đội bóng đó để khiến người đó chú ý. Đó là bạn đang ứng dụng tâm lý học.
  • Con dâu vào nhà chồng thường chiều bố mẹ chồng hơn bố mẹ đẻ. Có người nói là do sợ hãi, do không muốn tai tiếng… Thật ra đó là do bạn ứng dụng tâm lý để tạo quan hệ tốt đẹp với nhà chồng.

Khi bạn học tâm lý học, bạn sẽ không phải ứng dụng một cách “vô thức” nữa. Bạn sẽ có thể chủ động ứng dụng tâm lý học như một công cụ để tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp.

Đến những khả năng dường như không tưởng!

  • Bạn có nghe nói về lucid dreaming [những giấc mơ có ý thức]? Bạn có muốn tự điều khiển được giấc mơ của mình không?
  • Bạn biết về Sherlock Holmes, với những giai thoại chỉ nhìn một người mà có thể kể vanh vách từ tính cách đến những chuyện người đó đã trãi qua?
  • Hoặc đơn giản bạn muốn chữa lành những tổn thương tâm lý cho người khác?

Tất cả những năng lực tưởng như kỳ lạ đó đều là kết quả nếu bạn nghiên cứu về bộ môn “Tâm Lý Học”. Ngoài ra, sinh viên học ngành tâm lý sẽ được trang bị các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn nói chung và ngành tâm lý nói riêng, đặc biệt là kiến thức về các lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý – kinh doanh, tâm lý học lâm sàng và tâm lý học tham vấn.

Học ngành tâm lý ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp làm trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm [nhưng không giới hạn] các lĩnh vực sau: Trường học, Hành nghề tư nhân, Bệnh viện và dịch vụ y tế, Dịch vụ thuốc và rượu, Dịch vụ phục hồi chức năng, Dịch vụ tư vấn, Dịch vụ sửa đổi hành vi và Bảo hộ trẻ em…

Học Tâm lý học ở đâu?

Viet Global hiện đang là đối tác của nhiều trường danh tiếng tại Singapore. Viet Global giới thiệu với các bạn trẻ đam mê ngành tâm lý một số trường giảng dạy ngành này tại Singapore:

1/ Chương trình Cao đẳng tâm lý học tại Đại học James Cook

Đại học James Cook Singapore – phân viện duy nhất của đại học James Cook Úc, vừa được Bộ giáo dục Singapore cấp phép giảng dạy chương trình Diploma of Higher Education [Majoring in Psychological Science] – Chương trình Cao đẳng Tâm Lý đang chiếm được nhiều sự quan tâm của sinh viên toàn cầu.

Tìm hiểu thêm về James Cook University Singapore TẠI ĐÂY.

Chương trình được thiết kế để sinh viên có được các kỹ năng cần thiết chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân. Sinh viên tham gia chuyên ngành này sẽ phải hoàn tất 2 môn chính của chương trình Cao đẳng, kèm theo 6 môn học năm đầu tiên chương trình Cử nhân Tâm lý học đại học công lập James Cook. Chương trình được công nhận bởi Australian Psychology Accreditation Council [APAC].

Khi tốt nghiệp, sinh viên được miễn giảm 8 môn học khi chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân Tâm Lý học.

Chương trình học

  • Developing Academic Skills – Phát triển kỹ năng Viết trong Học thuật
  • Learning in a Digital Environment – Phương pháp học trong môi trường Kỹ thuật số
  • Exploring Psychology: From Brain To Practice – Tìm hiểu Tâm Lý học: Từ não đến hành động
  • Exploring Psychology: From Perception To Reality – Tìm hiểu Tâm Lý học: Từ nhận thức đến thực tế
  • Critical Thinking In Psychology: How To Think About Weird Things – Tư duy phản biện trong Tâm Lý học: Tư duy về những điều kì lạ như thế nào
  • Communicating Psychology: Listening, Translating & Disseminating – Tâm Lý học giao tiếp: Nghe, Dịch & Phổ biến
  • Introduction To Counselling – Làm quen với tư vấn
  • Multicultural, Child and Adolescent Counselling – Tư Vấn Đa dạng văn hóa, Trẻ em và Thanh niên

Yêu cầu đầu vào:

  • Tiếng Anh: IELTS 6.0, không có kỹ năng nào dưới 6.0 hoặc hoàn thành chương trình ELPP Level 3 của JCUS.
  • Học lực: Tốt nghiệp lớp 12, GPA 6.0 trở lên.
  • Học phí: $19,688 [đã bao gồm 7% thuế, được chia làm 2 kì].

2/ Kaplan Singapore

Kaplan Singapore là thành viên của Tập đoàn giáo dục Kaplan Mỹ – tổ chức quốc tế hàng đầu về giáo dục và sự nghiệp cho cá nhân và công ty. Được xếp hạng Học viện được yêu thích nhất Singapore 2 năm liên tục [Jobs Central Learning Rankings and Survey] và Top 3 Học viện tư thục tại Singapore nhiều năm liền [AsiaOne People’s Choice Awards], Kaplan Singapore tạo dựng hình ảnh là một trong những học viện danh giá bậc nhất.

Tìm hiểu thêm về Kaplan Singapore TẠI ĐÂY.

Chương trình học:

  • Cử nhân bằng đơn và kép chuyên ngành tâm lý: Tâm lý học & Truyền thông đa phương tiện/Quản lý nhân sự/QTKD/Marketing.
  • Thời gian: 28 tháng – Học phí: 36.123,20 S$ [đóng 2 lần] đã bao gồm VAT
  • Khai giảng: Tháng 1, 5, 9

3/ MDIS

MDIS là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận lâu đời nhất ở Singapore, điều này có nghĩa là lợi nhuận của MDIS sẽ được tái đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, đóng góp vào hoạt động phát triển cộng đồng và đương nhiên là học phí “cực mềm” dành cho sinh viên Singapore và cả sinh viên quốc tế.

Bên cạnh đó MDIS là một trong số ít các trường tại Singapore có ký túc xá nằm ngay trong khuôn viên trường. Giúp các bạn tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cho việc đi lại.

Tìm hiểu thêm về MDIS TẠI ĐÂY.

Chương trình học:

  • Chứng chỉ chuyên nghiệp, Cao đẳng, Cử nhân
  • Thời gian: 4 tháng – 18 tháng
  • Học phí: 2.461 SGD – 28.890 SGD / 1 khóa học

Nhận thông tin du học Singapore

Hỗ trợ từ Hoàn Cầu Việt

  • Miễn phí tư vấn, Miễn dịch thuật và phí dịch vụ
  • Miễn phí test tiếng Anh [dành cho học sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh]
  • Tặng vé máy bay sang Singapore cho học sinh
  • Miễn phí đón sân bay tại Singapore
  • Tặng Balo và Vali du học
  • Hướng dẫn hồ sơ du học và xin visa hoàn toàn miễn phí
  • Hỗ trợ tìm nhà ở và đăng ký nhà ở cho du học sinh
  • Hỗ đặt vé bay giá rẻ cho phụ huynh đưa con đi họ

Bài viết liên quan!

Bên ngoài thì Mak Kean Loong trông giống một người đàn ông của gia đình khi ông luôn ở bên và chơi đùa cùng vợ và con gái. Nhưng điều ít ai biết là Mak Kean Loong đang chật vật với việc cảm nhận những cảm xúc tích cực như ấm áp hay vui vẻ.

"Trong vài năm trở lại đây tôi nghĩ rằng tôi chưa hề cảm nhận được thứ cảm xúc đó", người đàn ông đeo kính 38 tuổi chia sẻ với giọng nói mệt mỏi.

"Tôi không nói với vợ của tôi", ông nói. "Nếu như bạn muốn kết thúc cuộc sống của mình thì chẳng có lý do gì bạn lại nói với ai đó gần gũi bạn, phải không?".

Ông Mak bị mắc chứng trầm cảm một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời

Mak đã không tự tử. Nhưng sau đó thông qua một thỏa thuận với cấp trên của ông, ông nghỉ làm kĩ sư cơ sở hạ tầng ở công ty để tập trung hồi phục.

Và đó là mất mát khiến ông cảm thấy cay đắng.

"Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn người khác mặc quần áo công sở. Tôi biết rằng hiện tại tôi không còn ở vị trí đó. Vai trò đó của tôi đã bị lấy mất. Đó là những ý nghĩa để tôi bấu víu vào".

Khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử về các bệnh liên quan tới tâm lý. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Singapore năm 2010 cho thấy trầm cảm đã ảnh hưởng tới 159.000 người trong cuộc sống của họ.

Như trường hợp của Mak, căn bệnh này khiến việc duy trì công việc trở thành một cuộc chiến căng thẳng. Mak phải đưa ra lựa chọn, hoặc là giả vờ như không có gì, hoặc là đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong phim tài liệu "Đối mặt với trầm cảm", 4 người Singapore đã chia sẻ thẳng thắn câu chuyện của họ.

Bị coi là "phiền phức" và "yếu đuối"

Một trong những cuộc chiến mà người bị trầm cảm phải chống lại là sự kì thị của những người sử dụng lao động.

Điều này đã xảy ra với Mak khi anh công bố tình trạng của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh trên mạng nói về bệnh trầm cảm.

Mak tưởng rằng những chia sẻ của ông gửi tới thông điệp về bệnh trầm cảm và cách giúp những người bị căn bệnh đó. Nhưng một cấp trên của ông đã cảnh báo rằng nếu người trong ngành biết ông bị trầm cảm, ông sẽ bị "để ý".

"Có những người sẽ nói rằng ‘anh bị trầm cảm - vậy anh có chắc là sẽ làm được không? Tôi không nghĩ là tôi thực sự muốn nhận anh’ hoặc là ‘anh cần tới gặp bác sĩ thường xuyên hơn, vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ trả lương anh thấp hơn", ông Mak chia sẻ thẳng thắn.

Ông Lim Yufan, người đã trải qua hơn nửa đời với căn bệnh trầm cảm, hiểu sống trong nỗi lo sợ bị đánh giá là như thế nào.

"Ngoại trừ công việc đầu tiên của tôi, tôi đã không nói với bất kì nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào rằng tôi bị trầm cảm", người đàn ông 30 tuổi này chia sẻ. "Tôi lo sợ rằng điều đó sẽ khiến họ không tin tưởng tôi trong công việc".

Ông Lim chật vật với căn bệnh trầm cảm ngay từ khi còn đi học

Mặc dù vậy, căn bệnh trầm cảm vẫn ảnh hưởng tới công việc của ông ấy: Ông ấy phải xin nghỉ thường xuyên và không thể làm việc trong thời gian dài, công việc ngắn nhất của ông ấy chỉ kéo dài một tháng.

Ông nói rằng phân nửa cấp trên của ông không thấu hiểu căn bệnh trầm cảm và đó là lý do khiến ông phải nghỉ việc. "Một trong số họ nói rằng, ‘Yufan, anh thật phiền phức. Anh thực sự khiến tôi thấy mệt mỏi vì điều đó đấy."

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của cấp trên - dù họ biết nhân viên của họ bị trầm cảm hay không - nhà tư vấn tâm lý Pauline Sim ở phòng khám LP nói rằng: "Nếu bạn có một cấp trên khó tính, cầu toàn, hay khiển trách và không cảm thông thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn".

Bác sĩ Paul cùng với ông Lim

Trong trường hợp của ông Mak, cấp trên của ông cho ông một chút thời gian để hồi phục.

"Nhưng vì là người mới và quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, chúng tôi đã đồng ý rằng có lẽ tôi nên nghỉ việc thì sẽ tốt hơn", ông nói.

Tuy vậy, sự kì thị không bắt nguồn hay chấm dứt ở người sử dụng lao động. Một nghiên cứu cấp quốc gia vào năm 2015 của Viện sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng người mắc trầm cảm thường bị coi là "yếu đuối" chứ không phải "mắc bệnh".

Chịu áp lực trước kỳ vọng lớn

Ngay cả những người mạnh mẽ vẫn có thể bị mắc trầm cảm. Một ví dụ đó là nhà đồng sáng lập Học viện tennis Ignite và cũng là huấn luyện viên trưởng Jaime Wong.

Ở độ tuổi 12, cô ấy từng là nhà vô địch tennis trẻ nhất Singapore. Cô ấy trở thành thành viên đội tuyển tham gia SEA Games một năm sau đó.

Wong từng vô địch tennis từ khi còn rất trẻ

"Tôi không biết cách đối diện với thất bại cho lắm. Sau khi tôi thua một trận tennis, tôi có thể cảm thấy buồn phiền hàng giờ, thậm chí hàng tuần liền, mà không nói năng gì. Tôi nghĩ tôi thực sự là một đại diện cho sự ưu tú, đôi khi là hoàn hảo của văn hóa chúng ta".

"Tôi quá quen với việc chiến thắng. Suốt cuộc đời tôi, tôi là kẻ tốt nhất trong gần như mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là một phần quan trọng lý giải vì sao tôi có thể rơi vào căn bệnh trầm cảm".

Nó bắt đầu bằng sự tích tụ của các yếu tố: cô ấy bị tổn thương bởi một mối quan hệ; một căn bệnh mãn tính khiến hệ thống tiêu hóa của cô bị sưng và nhiễm trùng; và rồi câu lạc bộ mà học viện của cô dựa vào đã bị đóng cửa để tái phát triển.

"Chúng tôi phải chuyển tới câu lạc bộ gần bãi biển Changi, và rồi chúng tôi mất tới 90% khách hàng", cô kể lại. "Mọi thứ dường như trở nên tệ nhất có thể. Do đó, tôi đã cảm thấy cực kì suy sụp".

"Tôi quá quen với việc phải chiến thắng", Wong chia sẻ

Ông Lim cũng từng là một học sinh ưu tú tại một trường cấp 2 hàng đầu, nơi mà "hiển nhiên là kì vọng lúc nào cũng cao".

Vào năm thứ ba, ông là nhạc trưởng của ban nhạc giao hưởng của trường và là một người chơi trumpet "khá tốt". Nó cho ông "sự công nhận, ý thức về giá trị và mục đích".

Nhưng khi điểm số của ông ấy tụt xuống dưới mức chấp nhận được, vị trí nhạc trưởng của ông bị lung lay. "Tôi dường như bị áp lực, chủ yếu là từ chính bản thân, phải cố gắng kéo điểm số lên", ông kể.

Ông trở nên ngày càng lo sợ về tình hình học tập và trải qua cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên. "Nó làm tôi sợ đến trường".

Ông Lim là một học sinh luôn lo lắng về tình hình học tập của bản thân khi còn học cấp 2

Với ông Mak, chứng trầm cảm xuất hiện lần đầu vào năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời, sau những thất vọng chuyện gia đình và chuyện công sở.

"Bất kì lúc nào tôi làm những thứ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của bản thân, tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi", ông nói.

"Tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi", Mak chia sẻ

"Có một thời điểm công ty bị chia rẽ bởi người này người nọ... Tôi buộc phải lựa chọn. Những lúc đó, tôi luôn đấu tranh với chính mình."

Sau 3 năm - khoảng thời gian mà ông đã "làm việc khá tốt", ông ấy nghĩ rằng ông đã đánh bại trầm cảm. Nhưng ông ấy lại rơi vào một chứng trầm cảm nhẹ khác có tên là chứng loạn dưỡng. Chứng bệnh này kéo dài hơn nhiều và biểu hiện bằng trạng thái tâm trạng luôn không vui và thiếu tự tin.

Không được chữa trị và công nhận

Mặc dù biết rằng bản thân luôn cảm thấy tiêu cực, ông Mak đã không coi những dấu hiệu của chứng loạn dưỡng là vấn đề. Điều này không hiếm - nhiều người rất khó có thể nhận biết được trầm cảm, bác sĩ Lim nói.

Ông Chris Tan là một ví dụ khác. Ông bị đột quỵ vào năm 2005 khiến tay trái của ông ấy mất một phần khả năng hoạt động. Sau khi xuất hiện ông trở nên dễ xúc động, nhưng ông không hề biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sau khi được chẩn đoán, ông nhận ra rằng có thể ông đã mắc trầm cảm từ khi còn học cấp 2. "Bố mẹ tôi hay mẫu thuẫn với nhau trong chuyện tiền nong", người đàn ông 45 tuổi này chia sẻ.

Ông Tan rơi vào trầm cảm sau khi bị đột quỵ lần đầu vào năm 2005

Bố của ông là người đánh cá, và "cuộc sống thì rất cực khổ". "Tôi chưa bao giờ hiểu được ông ấy khi tôi còn bé", ông chia sẻ. Vào năm 2003, bố ông được chẩn đoán đã bị ung thư. Ông ấy qua đời trong năm đó, và ông Tan vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân về những gì đã xảy ra khi đó.

"Tôi đã nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ tôi vào buổi sáng. Bà ấy nói rằng bố tôi có gì đó không ổn", ông kể lại.

"Tôi nói bà ấy rằng đừng có làm quá lên. Tôi vừa thay đồng phục và lái xe đi làm. Tôi định đi tới nơi làm và rồi nhận được cuộc điện thoại thứ hai. Người lái xe cấp cứu đã gọi tôi".

Dừng một lúc để trấn tĩnh, ông nói tiếp: "Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn phải nói chuyện với những nhà tư vấn".

Bố của ông Tan

Hiện tại Tan sắp xếp lịch hẹn ở Viện sức khỏe tâm thần [IMH] bất kì khi nào ông cảm thấy sắp "tụt dốc", ông cũng gặp một chuyên gia hỗ trợ cá nhân để vượt qua trầm cảm. Nhưng có rất ít người tìm đến các biện pháp chữa trị hay thậm chí là chỉ nghĩ đến chúng.

Khi được hỏi rằng những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm bệnh lý nên tìm trợ giúp đâu, 54% số người được hỏi trả lời là gia đình và bạn bè.

Và trong tổng số 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần, chỉ có 10% trong số đó tìm đến các biện pháp chữa trị, theo như giáo sư Chong Siow Ann từ IMH, người đã chia sẻ phát hiện này tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khu vực 2013.

Với Wong, cô luôn "che đậy" chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình

Với Wong, cô luôn "che đậy" chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình. Nhưng điều đó đã phản tác dụng. "Tôi đã gần như bóc lột những đứa trẻ, ép buộc chúng quá sức, và một số đứa đã khóc trên sân tập", cô kể lại.

"Tôi từng nói với bố mẹ chúng rằng: ‘Những đứa trẻ này tới đây để trở nên giỏi hơn, không phải tới đây để chơi. Nếu chúng muốn chơi thì hãy chơi chỗ khác ấy’. Tôi đã rất lưỡng lự và e ngại trong một thời gian dài về việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp - vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôi, rằng tôi không kiểm soát được bản thân".

Trở về từ bờ vực

Bác sĩ Sim đã quá quen thuộc với những bệnh nhân "tỏ ra mạnh mẽ". Bà chia sẻ: "Thật là buồn khi biết rằng một khi họ không thể đối mặt với nó, đôi khi họ sẽ nghĩ đến việc treo cổ hay nhảy lầu tự tử".

"Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người đều muốn sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chỉ muốn biến mất".

Khi trầm cảm, bạn chỉ muốn biến mất

Khi cô Wong cảm thấy không thể làm gì được nữa, cảm giác "không còn lí do gì để sống" ập đến cho đến khi cô ấy "hoàn toàn vứt bỏ nó" trong một đêm. Cô ấy ngồi vào xe, ra đường Dunearn Road, và rồi cứ thế nhấn ga.

"Tôi chỉ biết là tôi nhấn ga. Cuối cùng tôi cũng tới Rochor, và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn sống, điều đó thật điên rồ", cô nói.

"Tôi nhận ra những gì mình đã làm - rằng điều đó thật ích kỉ, vì tôi đã không nghĩ tới hậu quả của hành động của tôi, không chỉ với bản thân tôi."

"Nếu tôi không bỏ cái suy nghĩ điên rồ đó, điều gì sẽ xảy ra với những người sẽ phải chăm sóc tôi nếu như tôi bị thương, hơn thế nữa, những người tôi đã có thể khiến họ bị thương?"

Cơ quan đăng kí khai sinh và tử vong cho biết rằng khoảng một nửa số ca tự tử trong năm 2016 nằm trong độ tuổi từ 20 tới 49. Có nhiều đàn ông đã tự tử hơn phụ nữ.

Ông Mak cũng suýt chút nữa làm điều tương tự khi một cơn trầm cảm nặng ập đến vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông ấy, bà Tan Phay Shing thấy rằng ông có "tâm trạng không tốt" khi ông ấy gần như chẳng nói gì và "lạc trong suy nghĩ riêng".

"Tôi nghĩ tôi không hiểu đầy đủ những gì mà anh ấy đang trải qua", bà Tan chia sẻ ý kiến về căn bệnh của chồng bà

Nhưng ngay cả khi vậy, bà không hề biết những gì ông ấy đã lên kế hoạch khi ông đưa bà và các con đi ăn lần cuối cùng. Thảm kịch đã không xảy ra vì ông Mak đã tự hứa với bản thân mình một cơ hội cuối cùng: một cuộc gọi khẩn cấp tới IHM trước khi mọi thứ kết thúc.

"Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước. Vì vậy nếu như cuộc gọi của tôi bị cắt hay không ai bắt máy, hay ai đó cúp máy trước tôi, lúc đó tôi sẽ tiếp tục như kế hoạch", ông nói trong nỗi buồn.

"Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước", Mak chia sẻ

Ông ấy đã cầm máy trong 10 phút. Cuối cùng thì có ai đó đã nhấc máy. Ông được khuyên là đến IMH để khám, và ông đã nhập viện trong tối hôm đó.

Đó là một trong những lí do vì sao mà người có vấn đề thần kinh không nên bị kì thị, bác sĩ Sim nói. "Nếu họ được giúp đỡ, họ có thể trở về cuộc sống bình thường", bà chia sẻ.

"Nếu họ được giúp đỡ, những thảm kịch sẽ ít đi".

Học cách chống lại

Ngoài việc can thiệp và chữa trị sớm, bác sĩ Sim cũng khuyên rằng nên có một "cuộc sống cân bằng" và có những sự ưu tiên đúng đắn. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, nhất là tại một quốc gia có giờ làm việc dài nhất thế giới.

Một nhân viên bình thường làm khoảng 2073 giờ trong năm 2016 theo số liệu của Bộ lao động, so với 2069 giờ ở Hàn Quốc và 1713 giờ ở Nhật Bản.

Bác sĩ Sim nghĩ rằng những người đang đi làm nên tự hỏi bản thân: Nếu như họ quỵ xuống, ai sẽ là người thực sự nhớ đến họ?

"Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong công việc, người ta có thể cúi người 3 lần, cho bạn một ít tiền tang và có thể là thêm một vòng hoa - nếu như bạn nổi tiếng hơn, sẽ có ai đó đưa tang cùng - nhưng mọi thứ chỉ đến vậy thôi", bà nói.

"Nhưng mà những người sẽ tiếp tục đau buồn và chịu ảnh hưởng là những người thân yêu xung quanh bạn".

Ông Tan - người từng "luôn đạt chỉ tiêu" kinh doanh ở nơi làm việc trước khi bị đột quỵ, nhận ra rằng chứng trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn khi ông cố gắng quay lại chốn công sở. Ông bị sa thải và sự nghiệp của ông chững lại.

Hiện giờ làm công việc tự do, ông luôn chật vật nhưng vẫn nỗ lực học cách chống lại căn bệnh trong khi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, như là gửi tiền cho mẹ tiêu hàng tháng. "Quan trọng không phải là số tiền mà là lòng thành", ông chia sẻ.

Ông Tan và mẹ ông

"Nếu như tôi có thể làm quen với những triệu chứng và sống một cách có ích nhất có thể, với tôi, như vậy là tôi đã hồi phục rất nhiều rồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất đi bản thân mình và tôi vẫn có thể hoàn thành trách nhiệm là một người con, người anh hay thậm chí là nhân viên".

Còn với cô Wong, người đã trải qua chứng trầm cảm hơn một năm, niềm tin đã giúp cô ấy hồi phục đáng kể. Cô ấy đã không còn cần sử dụng thuốc chống trầm cảm từ năm 2014.

Khi con người hồi phục bằng tinh thần, họ nhận ra rằng "mọi thứ chúng ta có đều là thứ chúng ta được cho mượn, rằng mọi thứ không xoay quanh chúng ta", bác sĩ Sim nói.

Bà cũng bổ sung: "Khi bạn đặt bản thân là một phần nhỏ trong cái lớn hơn, bạn học cách nhìn mọi thứ khác đi".

Sự giúp đỡ và hi vọng có thể có nhiều hình thức khác nhau, như những gì mà ông Lim đã phát hiện ra. Ví dụ, tập gym khiến ông cảm thấy là "mình đang sống", thậm chí đôi khi khiến ông quên mất là mình bị trầm cảm.

Tập gym khiến Lim cảm thấy là "mình đang sống"

Hiện giờ ông ấy có một trang bán hàng trên mạng bày bán các loại đồ chơi, vì vậy ông không "cảm thấy áp lực phải trả lời ai đó". Những món đồ chơi cũng cho ông ấy "một số lí tưởng" mà ông ấy có thể dựa vào, như là công lí và đối xử bình đẳng.

"Những câu chuyện bắt nguồn của những siêu anh hùng này thường là những tấn thảm kịch: Batman, khi cha mẹ anh ta qua đời; Superman, khi hành tinh của anh ta bị phá hủy. Nó cho tôi một chút hi vọng rằng với tình cảnh của tôi, tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn", ông chia sẻ.

Trong lúc đó, ông Mak đang đánh giá lại những gì ông ấy muốn trong công việc. "Tôi không muốn một công việc lương cao ngất ngưởng. Tôi chỉ muốn công việc đó có nghĩa đối với tôi", ông nói với vẻ nuối tiếc.

"Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác"

"Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác".

Ông được khuyên là không nên đặt ra thời hạn cho quá trình hồi phục. Vợ ông - một người dạy làm bánh, trở thành trụ cột gia đình trong lúc này. Và ông ấy dựa vào gia đình để tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm.

"Tôi luôn đảm bảo rằng cô ấy biết tôi ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng giữ bản thân mình có trách nhiệm với cô ấy", ông nói.

Nguồn: Channel News Asia

Video liên quan

Chủ Đề