Điều trị vẹo cột sống ở đâu

Nếu như không được điều trị sớm, tình trạng vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động về sau của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị bệnh hiệu quả.

1. Vẹo cột sống là như thế nào?

Cột sống của chúng ta có những đường cong tự nhiên với nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể khi ở tư thế thẳng đứng, khi đi lại hoặc chạy nhảy. Tuy nhiên, khi đường cong cột sống bị mất tính ổn định, bền vững hay còn gọi là tình trạng vẹo cột sống thì sẽ khiến cho phần vai và eo của người bệnh bị mất cân xứng.

Vẹo cột sống có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cong vẹo cột sống có nhiều mức độ, các mức độ khác nhau sẽ gây hậu quả khác nhau. Tình trạng vẹo cột sống ở người lớn có thể do nguyên nhân khác nhau gây ra và mỗi dạng sẽ có những đặc điểm khác nhau.

2. Vẹo cột sống do nguyên nhân vô căn

Ở trẻ em thường do tật học đường: Ngồi học không đúng tư thế, đeo cặp sách quá nặng không đều hai vai,... Ở người lớn thường do sang chấn khi chơi thể thao hoặc chấn thương, hoặc tư thế ngồi làm việc không đúng. Tình trạng cong vẹo thường xảy ra ở vùng ngực và thắt lưng.

Lưng có dấu hiệu bị gù ra sau hay ngực ưỡn ra đằng trước, eo nghiêng, dáng đi khập khiễng,… Phần xương bả vai nhô ra bất thường. Độ hẹp của thân và cánh tay không giống nhau. Xương sườn lồi lên khi cột sống bị xoáy vặn.

Lưng tròn, vai thấp và đầu ngả ra phía trước đối với những người bị gù. Còn những trường hợp bị ưỡn thì phần trên của thân sẽ hơi ngả về sau, đồng thời bụng xệ xuống. Tình trạng này càng nghiêm trọng, mất thẩm mỹ khi người bệnh lớn tuổi bị thoái hóa đĩa đệm hoặc mất cân bằng tư thế.

Đau thắt lưng do tình trạng cột sống bị cong vẹo

Một số biểu hiện của người bệnh là đau thắt lưng. Bên cạnh đó là tình trạng tê, chuột rút. Tình trạng đau nhức dần lan xuống chân khi dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra người bệnh sẽ thường xuyên bị căng cơ ở phần lưng và chân.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang toàn bộ cột sống để thấy rõ độ cong của cột sống. Một số bệnh nhân có cơn đau lan xuống chân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ để kiểm tra về những tổn thương do sự chèn ép của các dây thần kinh.

3. Vẹo cột sống do thoái hóa

Tình trạng cột sống bị cong vẹo cũng có thể do thoái hóa gây ra, chẳng hạn như do thoái hóa đĩa đệm, tình trạng sụp lún các đốt sống,… Những trường hợp này thường bị vẹo ở vùng thắt lưng. Một số triệu chứng của người bệnh bao gồm đau lưng, đau hay tê chân.

Bệnh nhân có thể được chỉ định chụp X-quang cột sống ở tư thế đứng để đo độ cong và sự cân đối của cột sống. Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ cũng được dùng để chẩn đoán bệnh đối với những bệnh nhân có hiện tượng đau chân hoặc một số dấu hiệu bị tổn thương rễ hay dây thần kinh.

4. Các phương pháp điều trị vẹo cột sống

Để điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau đây:

Thuốc giảm đau: Đây là phương pháp có thể giúp người bệnh giảm đau do tình trạng cột sống bị cong vẹo gây ra. Có những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn nhưng cũng có những loại thuốc cần được kê đơn bởi các chuyên gia, bác sĩ. Tốt nhất hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc giảm đau được dùng khi điều trị cong vẹo cột sống

Trong điều trị cong vẹo cột sống, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống là điều quan trọng nhất. Những bài tập vật lý trị liệu giúp bạn kéo giãn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, đảm bảo kỹ thuật tập đúng và hiệu quả tối đa.

Đeo đai chỉnh cột sống: Biện pháp này khá an toàn vì không hề xâm lấn, nó giúp ổn định cấu trúc ống sống và giúp giảm đau cho người bệnh. Đây được đánh giá là phương pháp khá hiệu quả dành cho những bệnh nhân không đủ thể trạng để phẫu thuật.

Phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, độ cong vẹo ngày càng nặng, các dây thần kinh cột sống bị chèn ép, người bệnh thường xuyên đau dữ dội, thuốc giảm đau không hiệu quả thì có thể tính đến phương pháp phẫu thuật.

Tập luyện để cải thiện bệnh cong vẹo cột sống

Các bác sĩ sẽ tùy vào các trường hợp cụ thể để điều trị. Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần xương trong đốt sống hay địa đệm hoặc hợp nhất các đốt sống cổ để ổn định và làm thẳng cột sống. Có những trường hợp cần kết hợp của nhiều kỹ thuật để điều trị bệnh hiệu quả.

Có thể nói rằng, tình trạng vẹo cột sống rất thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Nhưng nếu biết giữ gìn và tích cực phòng bệnh thì nguy cơ bị bệnh sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó đảm bảo chất lượng sống lâu dài cho người bệnh. Trong trường hợp có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện có nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực điều trị các bệnh về xương khớp. Hơn nữa, các thiết bị máy móc khám chữa bệnh tại đây đều rất hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.

MEDLATEC còn kết hợp với nhiều hãng bảo hiểm uy tín xây dựng các chương trình bảo lãnh viện phí cho người bệnh nhằm mục đích giúp các bệnh nhân đến với bệnh viện đều được trải nghiệm dịch vụ y tế hoàn hảo với mức chi phí thấp nhất có thể. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Chứng cong vẹo cột sống là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.

Cong vẹo cột sống là gì?

Trong y học, chứng cong vẹo cột sống được hiểu là tình trạng cột sống bị cong hình chữ S khi nhìn từ phía sau. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên chứng bệnh này có thể được ngăn chặn nếu chúng ta điều trị kịp thời lúc tuổi còn nhỏ. Thông thường, chứng cong vẹo không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng trong một số trường hợp, nó gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

Cột sống khoẻ mạnh và cột sống bị cong vẹo.

Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống

  • Không rõ nguyên nhân: Có đến 80% bệnh nhân bị vẹo cột sống mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đa phần là liên quan đến chấn thương hoặc tai nạn. Các bác sĩ cho rằng chấn thương do tai nạn sẽ gây ra sự co thắt cơ. Sau đó do quá trình phát triển của cơ thể quanh vùng cơ đó, chứng cong vẹo sẽ hình thành.
  • Hệ thần kinh: Một số căn bệnh như bại não hoặc loạn dưỡng cơ cũng gây nên biến chứng trong dáng đi và co thắt cơ, dẫn đến cột sống bị vẹo.
  • Bẩm sinh: Đây là một trường hợp rất hiếm nhưng vẫn có một số người sinh ra với cột sống không bình thường.
  • Chiều dài của chân: nếu một chân dài hơn chân còn lại, nó sẽ gây lệch khớp hông và trực tiếp dẫn đến vẹo cột sống.
  • Bên cạnh đó, một số nhà khoa học tin rằng nguồn gốc của chứng vẹo cột sống là do phần cổ hoặc hông bị một chấn thương hoặc tai nạn nhỏ mà không được quan tâm, điều trị đúng mức. Việc này dẫn đến tích tụ áp lực ở một vùng cơ bắp, ảnh hưởng lên hệ cân bằng của cơ thể và dần dần uốn cong cột sống. Phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống sẽ giúp giảm thiểu sự mất cân bằng này.

Kỹ thuật kiểm tra cột sống tại Maple Healthcare có thể giúp phát hiện chứng vẹo cột sống.

Làm sao để nhận biết?

Hầu hết mọi người đều nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình khi hội chứng cong vẹo cột sống hình thành. Chẳng hạn như một bên vai hoặc một bên hông cơ thể bị lệch hơn hẳn hay một số thay đổi trong dáng đi hay một phần lồng ngực hoặc xương sườn cũng sẽ lệch hơn. Một số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng đau lưng. Khi cơn đau đã phát ra tức căn bệnh này đã tiến triển rất sâu trong gian thời gian dài.

Những dấu hiệu nhận biết chứng vẹo cột sống

Những dấu hiệu của chứng cong vẹo cột sống:

  • Một vai nhô cao hơn vai còn lại.
  • Khi bạn nhìn vào gương, đầu bạn thường bị lệch sang một bên.
  • Khung xương sườn không đối xứng.
  • Một khớp bả vai bị nhô lên hoặc hướng về phía sau.
  • Hai chân không bằng nhau, thường phải đi nghiêng về một phía.

Để ngăn chặn chứng cong vẹo cột sống nhất là ở giai đoạn đang phát triển, trẻ em nên được thường xuyên khám và kiểm tra tổng quát 6 tháng 1 lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường. Kỹ thuật kiểm tra này hoàn toàn được thực hiện dễ dàng bởi bác sĩ thần kinh cột sống dày dặn kinh nghiệm tại phòng khám Maple.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề