Định nghĩa khách hàng mới là gì trong giáo dục

Xác định khách hàng mục tiêu là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Nghệ thuật tiếp cận khách hàng cũng chính là cách mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Một doanh nghiệp có thể thành công được hay không chính là nhờ khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần và mong muốn. 11 bí quyết để xác định khách hàng tiềm năng sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nhắm trúng thị trường và tăng doanh số.

1. Nhóm khách hàng tiềm năng

Định nghĩa khách hàng mới là gì trong giáo dục
Xác định khách hàng mục tiêu là chiến lược kinh doanh quan trọng

Khách hàng mục tiêu chính là thị trường khách hàng mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hướng tới. Các doanh nghiệp cần lập một danh sách chi tiết các khách hàng mục tiêu nhằm có chiến lược và phương án chăm sóc khách hàng tốt nhất. Cụ thể doanh nghiệp cần cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của mình. Sau đó tìm hiểu xem họ thường tìm đến sử dụng hoặc mua sản phẩm và dịch vụ của bạn theo cách nào. Nắm bắt tâm lý khách hàng xem họ muốn được tư vấn gì, muốn mua sản phẩm với mức giá bao nhiêu,… Cách tiếp cận khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp khoanh vùng được đúng thị trường mà mình cần hướng tới.

Tìm đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Cách đo lường và cải thiện

2. Sử dụng phương pháp tiếp thị địa phương

Một trong những cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất chính là tổ chức các buổi tiếp thị tại địa phương. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm, cung cấp hàng dùng thử tại các hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Đây là cách quảng cáo vô cùng hiệu quả giúp tên tuổi và thương hiệu của doanh nghiệp tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Tâm lý chung của khách hàng là tò mò và muốn được khuyến mãi, tặng quà. Các doanh nghiệp có thể tận dụng tâm lý này tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm kèm tặng quà để thu hút khách hàng mới.

3. Xác định chân dung khách hàng

Xác định khách hàng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính, sở thích, giáo dục,… là chiến lược kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cụ thể các doanh nghiệp cần nắm bắt đối tượng và độ tuổi sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Sau đó khoanh vùng đối tượng theo độ tuổi cụ thể và bắt đầu các chiến lược quảng bá riêng. Ví dụ khách hàng dùng các sản phẩm kem chống lão hóa cao cấp là phụ nữ từ 30-60 tuổi, thu nhập cao, phong cách sống hiện đại.

4. Nhu cầu khách hàng

Định nghĩa khách hàng mới là gì trong giáo dục
Nghệ thuật xác định khách hàng mục tiêu chính là chiến lược kinh doanh sống còn

Các doanh nghiệp cũng có thể làm một bảng khảo sát nhằm nắm bắt nhu cầu và thị hiếu để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Cụ thể các đơn vị cần nắm bắt đối tượng khách hàng nào có nhu cầu nhiều nhất về dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang cung cấp. Ví dụ các sản phẩm quần áo tập phù hợp với các đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động thể hình. Với các sản phẩm thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể lại phù hợp với người ốm yếu, người sau phẫu thuật.

5. Sở thích khách hàng

Nghệ thuật xác định khách hàng mục tiêu là chiến lược kinh doanh sống còn mà các ông lớn trên thế giới ứng dụng. Nắm bắt được tâm lý khách hàng chính là nắm bắt được thị hiếu của thị trường. Cụ thể các doanh nghiệp cần xác định sở thích, mong muốn, thói quen tiêu dùng của khách hàng nhằm đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất. Ví dụ: Đối với các khách hàng da nhạy cảm thường thích sử dụng các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và lành tính.

6. Cách tiếp cận khách hàng mới qua phong cách sống

Cách sống hay thói quen sống ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và quyết định tiêu dùng của rất nhiều khách hàng. Để bán được sản phẩm, cung cấp được dịch vụ các doanh nghiệp bắt buộc phải nắm bắt được thói quen sống của khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Các khách hàng có thói quen sống Organic sẽ ưu tiên mua các sản phẩm sử dụng thành phần hữu cơ. Ngược lại các khách hàng có thói quen sống công nghiệp lại thường lựa chọn các loại thức ăn nhanh hoặc dịch vụ có sẵn.

Có thể bạn quan tâm: Xử lý tình trạng khách hàng trung thành rời đi bằng phần mềm FastWork CRM

7. Nắm bắt văn hóa quốc gia, vùng miền

Người xưa có câu “nhập gia thì tùy tục”, các doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường khách hàng của mình cần lưu ý đến các nét đặc trưng văn hóa vùng miền. Không phải ngẫu nhiên mà các ông lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia có thể phát triển vững mạnh ở mọi vùng đất mà họ đặt chân đến. Tất cả là nhờ có chiến lược tìm hiểu văn hóa vùng miền và nắm bắt tâm lý khách hàng. Ví dụ ở các nước Hồi giáo không bao giờ ăn thịt lợn, vì vậy đây chính là thị trường chết của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp loại thực phẩm này.

8. Xác định khách hàng theo điều kiện kinh tế

Định nghĩa khách hàng mới là gì trong giáo dục
Xác định khách hàng tiềm năng theo điều kiện kinh tế

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thói quen tiêu dùng mà khách hàng mục tiêu sẽ chi tiền nhiều hay ít cho việc mua sắm của mình. Các doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng của mình là bình dân, khá giả hay thượng lưu. Đối với các khách hàng bình dân cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, với khá giả cần chú trọng cả về chất lượng và bao bì. Còn đối với khách hàng thượng lưu cần chú ý đến độ tinh xảo, tính thẩm mỹ và chất lượng cao cấp.

Ví dụ: Trong một dự án bất động sản sẽ có căn hộ diện tích nhỏ và vừa dành cho khách hàng thu nhập thấp. Căn hộ diện tích lớn hơn, tiện nghi hoàn thiện hơn dành cho nhóm khách hàng có thu nhập trung bình. Và các dòng căn hộ cao cấp dạng Penthouse dành cho nhóm khách hàng thượng lưu có thu nhập cao. Diện tích, nội thất, tiện ích của các căn hộ sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

9. Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất qua sở thích

Để xác định khách hàng mục tiêu các doanh nghiệp có thể tổ chức một chương trình khuyến mãi giảm giá hoặc dùng thử sản phẩm, dịch vụ của mình. Chiến lược kinh doanh này giúp thu hút được nhóm khách hàng có cùng sở thích và hành vi tiêu dùng. Ví dụ: Các thương hiệu áo phông có thể cung cấp các sản phẩm được in logo con vật hoặc nhân vật hoạt hình nhằm hướng đến các đối tượng khách hàng yêu thích động vật và anime. Hoặc các ngân hàng có thể cung cấp các mẫu thẻ tín dụng in hình các chòm sao để thu hút những khách hàng yêu thích chiêm tinh học.

Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? Review TOP 8 phần mềm quản lý khách hàng CRM

10. Giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại

Ngày nay ngoài chất lượng và mẫu mã sản phẩm khách hàng còn quan tâm rất nhiều đến những tác động mà chúng ảnh hưởng đến môi trường sống. Trên thực tế đã có rất nhiều thương hiệu trên thế giới bị tẩy chay do gây tác động tiêu cực lên mẹ thiên nhiên. Các phong trào ủng hộ sản phẩm được sản xuất từ chất liệu hữu cơ hay thành phần bắt nguồn từ thiên nhiên cũng được các các doanh nghiệp chú trọng lựa chọn nhiều hơn. Ví dụ: Các thương hiệu thời trang trên thế giới hiện đang có các chiến dịch sử dụng vật liệu tái chế cho sản phẩm của mình.

11. Hành vi tiêu dùng

Nắm bắt hành vi tiêu dùng là một trong những cách tiếp cận khách hàng mục tiêu doanh nghiệp không được bỏ qua. Hành vi tiêu dùng được quyết định dựa trên sở thích và điều kiện tài chính của khách hàng. Hiểu được hành vi đồng nghĩa với việc bạn đã thành công nắm nắm bắt tâm lý và thị hiếu của khách. Từ đó giới thiệu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ví dụ: Khách hàng có thói quen sơn lại nhà vào dịp cuối năm, người bán hàng cần giới thiệu các sản phẩm, màu sơn phù hợp ngay trước thời điểm đó.

Trên đây là 11 đặc điểm cần xác định khách hàng ở mục tiêu mà chúng tôi chia sẻ đến các công ty doanh nghiệp. Xác định khách hàng mục tiêu là khâu vô cùng quan trọng, đóng vai trò sống còn đối với sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thêm các kiến thức hữu ích nhằm thuận lợi tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Xem thêm bài viết: Tổng hợp cách tiếp cận khách hàng online với mức phí thấp

Định nghĩa khách hàng mới là gì trong giáo dục

Qúy doanh nghiệp quan tâm vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điền thông tin vào Form dưới đây!

Khái niệm khách hàng là ai?

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm.

Thế nào là khách hàng mới?

Khách hàng mới là những người dùng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này có thể là những người đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu nào đó nhưng không hài lòng và chuyển sang thương hiệu của bạn.

Khách hàng của giáo dục là gì?

Giáo dục khách hàng (Educate Consumers) được hiểu đơn giản là cách doanh nghiệp chia sẻ kiến thức, giải thích cho họ về những lợi ích sẽ nhận được khi họ lựa chọn và sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.

Khách hàng bên ngoài gồm những ai?

Khách hàng bên ngoài là các cá nhân, tổ chức không thuộc về doanh nghiệp. Họ có thể là đại lý, nhà phân phối sản phẩm, người dùng cuối hay end-user. Nói cách khác, họ là đối tượng sử dụng sản phẩm – dịch vụ.