Đọc sách là một nghệ thuật sinh viên là một nghệ sĩ

"Tăng nhiệt" cho bài dạy

Học sinh mà bị ám ảnh rằng lúc nào mà thầy cô cũng nhìn ra lỗi, cũng trách phạt thì dễ bị “nhờn thuốc” hoặc bất cần. Như vậy, hơn cả các trò, ta không muốn đôi giầy mất đi sự trắng tinh sạch sẽ. Đó là ta tránh để học sinh ở trạng thái không thiết sự gìn giữ.

Cô Nguyễn Kim Anh chia sẻ: Người không hiểu thì nói nghề giáo viên nhàm chán, một bài nói đi nói lại cả trăm lượt. Nói vậy có vẻ coi thường nghề làm thầy. Bởi họ đâu có hiểu học trò ở mỗi lớp, trong mỗi buổi, tùy mỗi bài đều rất khác.

Các trò đâu phải ngồi như tượng nghe giảng. Những khúc mắc bất ngờ, những thông hiểu quá nhanh chóng. Vì hàm chứa nhiều tình huống biến đổi khác nhau, nên chúng ta thực hiểu: Dạy học là một nghệ thuật, và giáo viên là nghệ sĩ.

Theo tôi, người thầy như nghệ sĩ sân khấu, chứ không phải nghệ sĩ điện ảnh. Vì dạy học không giống phim, quay xong là thôi. Cũng có tiết xuất thần, không “tua” lại được ở lớp khác.

Bởi trong mỗi tiết dạy, người thầy có thể điều chỉnh khi bất ưng. Sân khấu bục giảng tiếp tục cho cơ hội sửa cái sai sau một phút, sau nửa tiết, sau một vài ngày. Dạy mấy tiết liền thấy không ổn lắm, thầy có thể tìm chiêu thức mới để “khuấy động”, tiếp lửa tạo sinh khí, tăng nhiệt cho bài dạy.

"Ở trường chúng tôi từng có cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học bằng tạo sinh khí dạy và học. Sinh khí không phải là nội dung, không hoàn toàn là phương pháp, cũng không hẳn là tâm thế song lại là điểm tựa cho cả nội dung, phương pháp, tâm thế và năng khiếu của người làm thầy để có sự sống động, hấp dẫn học sinh cho mỗi bài" - cô giáo Nguyễn Kim Anh trao đổi.

Theo cô Kim Anh, thầy cô luôn phải cố gắng trau dồi kiến thức không ngừng, không nhăn nhó, cáu gắt. Tuyệt đối không nói bóng gió hay thiếu tế nhị. Thầy cô sống tự nhiên mà không buông lơi.

Nếu chỉ mãi là cố gắng sẽ dễ mỏi mệt, nhưng nếu muốn cố gắng, thầy cô sẽ tự nâng bậc của chính mình. Đây phải là một công việc thường trực, bởi vì cố làm người tốt thì chỉ tốt khi đang cố.

Hết mình cùng học trò

Từ thực tiễn cô Kim Anh đã nghiệm ra rằng, yêu học trò là con đường ngắn nhất trong công việc của đời mình. Yêu bằng ánh mắt, bằng bàn tay, bằng vòng ôm với học trò khi cần và phù hợp. Bằng cả những cuộc điện thoại, tin nhắn kịp thời…

"Tôi biết, không nên trì hoãn, buông xuôi mà mỗi việc làm vì học trò đều cần đi đến cùng. Bên cạnh việc dạy có lửa, thì chúng tôi đã hát, đã nhảy, đã lắc vòng, đã diễn thời trang [cho dù từng lúng túng và mệt]… Tuổi của các con ưa cảm nhận sự “hết mình” của thầy cô trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nên ta phải hòa theo cách vui, cách sống trẻ của các con.

Tôi cũng luôn hiểu lòng tin tạo sự yên bền lâu nhất. Cần tế nhị trong mọi hoàn cảnh. Cần có quan điểm rõ ràng và có tầm của người làm thầy để nhìn trước những biến cố, nguy cơ mà trò hay lâm phải, khi con buông học, ngã chơi, sa yêu, lười…" - cô Kim Anh bộc bạch, đồng thời trao đổi:

Thực chất trong hoạt động dạy học, học sinh là người kiểm định sản phẩm, là “khách hàng” ăn và hưởng thụ kiến thức thầy “nấu”. Cũng gạo, cũng rau, cũng gia vị nhưng nấu thế nào để không ngán, và thỉnh thoảng lại có món ngon mới.

Những lúc trò không chịu “ăn”, lòng thầy cần như lòng cha mẹ, khi con suy dinh dưỡng thì thương đứt ruột, và nên "nếm thử" kiểm nghiệm chính món ăn mình nấu để điều chỉnh đỡ khổ trò, tội thân mình.

Thầy tìm, đổi cách dạy vì học sinh để trò có kiến thức thiết thực, kiến thức để dành. Công việc này tôi nghĩ rằng người thầy cần có tầm của người trên và biết truyền thụ kiến thức qua những biểu hiện thân thương.

Cô Kim Anh tâm niệm: Không một thầy cô nào lại có thể cứ lên lớp là nghĩ đến “lấy lòng” học sinh, chờ dịp bình chọn.

Hàng trăm tiết dạy, có những tiết được trò đón nhận nhưng cũng có tiết các trò chưa hào hứng. Bên cạnh nhiều ngày thầy, cô rạng rỡ, nhã nhặn cũng có những giai đoạn thầy cô phải ốp học, rèn kỷ luật khiến không khí lớp bị căng.

"Khi nào muốn trách phạt học sinh tôi thường nghĩ đến hình ảnh một đôi giầy trắng tinh khôi. Tựa như đi đôi giầy mới, ta sẽ rất giữ gìn, rón rén để tránh chỗ có bùn đất, nhưng khi đôi giầy đó có một vài vết bẩn rồi, ta sẽ không giữ nữa" - cô Kim Anh chia sẻ.

"Làm nghề giáo nghĩa là không có sự chủ quan, buông xuôi “sáng cắp ô đi, tối cắp về” mà phải như một vận động viên điền kinh phải đoạt giải mà phần thưởng là tiếp tục với đường chạy dài hơn và phải chạy nhanh hơn. Làm thầy cô giáo còn phải cảnh giác vì chỉ một lần bực bội nói câu quá lời, xử lý thiếu công bằng trước học sinh là có thể “tắt nắng tan gió” trong hồn các con" - Cô Nguyễn Kim Anh.

Các chuyên gia cho rằng, dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là nghệ sĩ, sân khấu là bục giảng, còn học sinh là những khán giả đặc biệt. Ở đó, các em không chỉ đơn thuần là xem, nghe mà còn thẩm thấu, lĩnh hội những kiến thức mới, thậm chí là tương tác, phản biện với thầy, cô giáo của mình.

Hấp dẫn, lôi cuốn

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, mỗi nhà giáo cần hiểu và nắm được quy luật của nghề dạy học, phải thấu hiểu được học trò của mình. Vì nói đến nghệ thuật là phải nói đến tính hấp dẫn, lôi cuốn.

TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, dạy học vốn không phải bộ môn nghệ thuật mà là môn khoa học tác động đến con người nên nó càng mang tính nghệ thuật bao nhiêu, hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu. Trong nghề dạy học, người ta chú ý một số yếu tố cơ bản để dạy học trở thành nghệ thuật như: Thứ nhất, công cụ truyền đạt của thầy cô là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể. Giáo viên cần làm chủ các ngôn ngữ này, biến nó trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. Đặc biệt, ngôn ngữ hình thể: Từ ánh mắt, nụ cười đến những cái khoát tay đều phải ăn nhịp và tạo sức hút. Tuy nhiên điều này chưa nhiều giáo viên quan tâm.

Thứ hai, giáo viên không chỉ phải nắm vững kiến thức khoa học mà cái chính là phải biết tổ chức giờ dạy của mình để phát huy tính chủ động sáng tạo của học trò. Lối truyền thụ một chiều, kiểu cũ không còn phù hợp. Cần biết nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề chứ không chỉ chăm chăm nói cho đủ. Đây là sự phối hợp nhịp nhàng. Thầy nói ít và khơi mở để trò có cơ hội tham gia, bộc lộ khả năng tiếp thu và vận dụng các tri thức giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

“Nghệ thuật dạy học là để nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật trong dạy học chứ không phải là bộ môn nghệ thuật. Mỗi bộ môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng: Hội họa là đường nét, màu sắc; Âm nhạc là âm thanh, ca từ; Văn học là ngôn ngữ thông qua hình tượng nhân vật… Nghệ thuật dạy học là làm tốt nhất tất cả các công việc của giờ dạy để đạt đến trình độ nghệ thuật và văn hóa. Giáo viên cần thực hiện những điều cơ bản của hoạt động dạy học một cách nghệ thuật nhất để đạt hiệu quả cao nhất” - TS Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.

 Giáo viên cần tìm ra các phương pháp dạy học nhằm thu hút học sinh tham gia vào bài học. 

Giáo viên không chỉ dẫn dắt học sinh

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, dạy học cần truyền được cảm hứng cho người học và đặc biệt, theo yêu cầu của giáo dục mới, người học phải chiếm lĩnh các kiến thức khoa học để phát triển nhân cách của mình một cách tự nhiên nhất, tự giác nhất. Và tri thức đến với học sinh như tác phẩm nghệ thuật thu hút được người xem. Khi nhấn mạnh đến nghệ thuật dạy học là đòi hỏi trình độ năng lực giáo viên cả về khoa học cơ bản lẫn khoa học sư phạm, phải được sử dụng thành thạo và quan trọng là phù hợp, được học sinh hoan nghênh, hưởng ứng.

Bày tỏ tâm đắc với quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm, cô Nguyễn Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám [Hai Bà Trưng, Hà Nội] trao đổi, không chỉ là người dẫn dắt học sinh tìm ra tri thức mới mà trong quá trình dạy học, giáo viên cần đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm gây hứng thú, hấp dẫn học sinh tìm tòi, khám phá tri thức.

Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần đưa ra những tình huống mở để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó, nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của mình. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực tự học, giải quyết vấn đề, kết hợp với học nhóm. Mục đích là để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, tri thức mới.

Cho rằng, đổi mới, sáng tạo trong dạy học không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn là nhu cầu tự thân đối với giáo viên, cô Nguyễn Thị Hòa cho biết: Thực tế cho thấy, hiện nay khả năng tiếp thu của học sinh rất nhanh nhạy, chính vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải đổi mới, sáng tạo tìm ra các phương pháp dạy học thu hút học sinh tham gia vào bài học, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Mặt khác, hiện nay, việc dạy – học không còn thụ động, một chiều; Học sinh có thể trao đổi, tương tác với giáo viên. Vì thế, nếu giáo viên không tự đổi mới sẽ khó bắt nhịp với yêu cầu của thực tiễn. 

“Giáo dục chúng ta cũng mong muốn như các môn nghệ thuật khác là, tác động đến nhân cách người học. Giáo dục càng hấp dẫn, hiệu quả càng cao. Dạy học cần nghệ thuật, vì trước hết với bất cứ việc gì cần có hiệu quả cao đều cần sự tinh xảo và mang tính chuyên nghiệp. Để đạt được điều đó đều cần có nghệ thuật”.
                                                                        TS Nguyễn Tùng Lâm

Video liên quan

Chủ Đề