Đọc văn bản chuyện người con gái nam xương năm 2024

                                          

1.Mở bài

  • Nguyễn Dữ là 1 nhà nho sống vào thế kỉ XVI,nổi tiếng với tập văn xuôi viết bằng chữ Hán:Truyền kì mạn lục.Nhiều truyện tập chung phản ánh hiện thực của xã hội phong kiến Việt Nam thời kì này đầy bất công,đen tối,chiến tranh,liên miên,gây đau khổ cho dân lành.
  • Người con gái Nam Xương là một trong những truyện hay nhất vì nó có giá trị nhân đạo,giá trị hiện thực và nghệ thuật đặc sắc,nhất là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. 2.Thân bài a.Giá trị hiện thực
  • Tố cáo xã hội phong kiến bất công,thối nát,chiến tranh liên miên,gây đau thương tang tóc cho dân lành (nguyễn dữ mượn chuyện xưa để nói lên chuyện thời ông đang sống)
  • Chàng Trương đang sống êm ấm bên vợ trẻ,con thơ,buộc phải đi lính xa nhà dấn thân vào chốn nguy hiểm.Cuộc chia tay giữa chàng và gia đình âu lo phiền muộn (lời dặn của mẹ già,vợ trẻ)
  • Mẹ già nhớ thương,sầu não lâm bệnh nặng rồi qua đời,người vợ phải 1 mình ghánh vác mọi chuyện nặng nhọc,vất vả.
  • Tình cảnh dân chúng chạy nạn bị đắm thuyền chết đuối rất thương tâm
  • Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công,vô lý
  • Vũ Thị Thiết 1 lòng 1 dạ chờ chồng,nuôi con,chỉ vì 1 chuyện hiểu lầm và sự nghi ngờ của chồng mà nàng phải tìm đến cái chết thảm thương để minh oan cho mình.
  • Trương Sinh lấy quyền làm chồng lấn át vợ,không cho vợ minh oan,không đếm xỉa gì đến công lao và tiết hạnh của vợ,đẩy nàng đến cái chết thảm thương.

    +Hiểu ra sự thật,Trương Sinh ân hận nhưng đã muộn.Vũ Nương được giải oan nhưng không thể trở lại cõi trốn để xum họp với chồng con.

    b.Giá trị nhân đạo
  • Đề cao,ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương
  • Đảm đang
  • Chồng ra trận,thay chồng ghánh vác việc nhà,nuôi mẹ già,con dại.

    *Hiếu thảo -Tôn kính mẹ chồng,hết lòng chăm sóc khi mẹ ốm đau.Mẹ chồng mất,lo trôn cất,thờ cúng tử tế,chu toàn. *Chung thủy -Trong những năm tháng xa cách,một lòng một dạ chờ chồng giữ gìn phẩm giá trong sạch,không để mang tai tiếng -Chồng về,bị nghi oan,nàng hết cách minh oan nhưng không được đành lấy cái chết để giải oan,trước khi chết,nàng có một lời nguyền.Sau khi chết lời nguyền ấy đã thành hiện thực.Mối oan tình của nàng đã được giải phẩm hạnh của nàng càng sáng ngời.

    c.Giá trị nghệ thuật
  • Kịch tính trong truyện:Bất ngờ,dồn dập,gây cuốn hút với người đọc tình huống căng thẳng làm nền cho nhân vật bộc lộ rõ tính cách.

    -Đỉnh điểm mâu thuẫn cũng lại là một câu nói (nhắc lại câu đùa hàng đêm của Vũ Nương với người con "cha Đản lại đến kìa") -Ngôn ngữ nhân vật phản ánh rất đúng tâm trạng nhân vật Vũ Nương :thật thà,trung hậu,tha thiết,đau buồn,tin tưởng... -Yếu tố hoang đường kì ảo quanh cái chết của Vũ Nương,gây ấn tượng sâu sắc đến người đọc.

    3.Kết bài.
  • Người con gái Nam Xương là một truyện hay,thông qua câu truyện tình ngang trái và nỗi oan khuất của Vũ Nương,nhà văn lên án chế độ phong kiến tàn ác,bất công đã gây bao đau khổ cho con người nhất là người phụ nữ.
  • Truyện là một bài học nhân sinh sâu sắc về quan hệ gia đình,vợ chồng và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người vợ hiền thục,đảm đang,chung thủy.
                                  

- Tác giả: Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.

- Tác phẩm:

+ Nguồn gốc, xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện nằm trong tác phẩm Truyền kì mạn lục nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ.

+ Nội dung chủ đề: Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm của Nguyễn Dữ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy oan nghiệt và ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của họ.

2. Nội dung

  1. Nhân vật Vũ Nương

- Vũ Nương và đức hạnh của nàng: Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con và là người phụ nữa coi trọng nhân phẩm.

- Nỗi oan và cái chết của nàng: Sự oan khuất xuất phát từ lời bé Đản, con trẻ còn ngây dại không biết đến cái bóng. Bị chồng nghi oan, đánh đập, la mắng và đuổi ra khỏi nhà Vũ Nương không thể giãi bày, thanh minh cho sự trong sạch của mình. Nàng đã tìm đến cái chết để minh oan cho nhân phẩm của mình. Lời than của nàng trên bến sông Hoàng Giang đã thể hiện sự quyết tâm bảo vệ danh dự của Vũ Nương, đồng thời đó cũng thể hiện nỗi niềm đâu khổ tột cùng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương:

+ Nguyên nhân trực tiếp: Vì sự ngây thơ của bé Đản, vì sự cố chấp, ghen tuông của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân gián tiếp: Do chế độ phong kiến chuyên quyền, độc đoán chà đạp lên quyền được sống, quyền được yêu thương và quyền được mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ.

  1. Nhân vật Trương Sinh

- Là nười chồng có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

- Nhân vật Trương Sinh là đại diện cho chế độ phong kiến chuyên quyền, trọng nam kinh nữ bất công, phi lí.

  1. Nghệ thuật

- Hình tượng cái bóng: tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa là yếu tố thắt nút lại chính là yếu tố mở nút câu chuyện. Tạo kịch tính hấp dẫn cho câu chuyện, làm nổi bật số phận đau thương của người phụ nữ, góp phần tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

- Yếu tốt kì ảo: hoàn chỉnh những nét đẹp của nhân vật, tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thức tỉnh người đọc. Tố cáo hiện thực cuộc sống bất công, trong cuộc sống ấy, con người không thể bảo vệ đức hạnh và danh dự chính đáng của bản thân mình.

II. Soạn bài

Bài 1. Bố cục của truyện gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “như đối với cha mẹ đẻ mình”): Vũ Nương lấy Trương Sinh. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà giữ trọn đạo làm vợ.

- Phần 2 (tiếp đến “nhưng việc trót đã qua rồi!”): Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.

- Phần 3 (phần còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung. Vũ Nương được giải oan.

Bài 2.

Hoàn cảnh

Phẩm chất của Vũ Nương

Khi lấy chồng

Hiền thục, nết na, luôn biết giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không bất hòa.

Khi tiễn chồng đi lính

- Thương yêu chồng, hứa hẹn sự thủy chung:

+ Lời dặn dò: Không mong quan to chức lớn, đeo ấn phong hầu trở về mà chỉ mong hai chữ bình yên.

+ Sửa soạn áo rét gửi người ải xa, thổn thức tâm tình thương người đất thú.

Khi xa chồng

- Đảm đang: một mình nàng lo toan, gánh vác gia đình.

- Hiếu thảo:

+ Tận tình chăm sóc mẹ chồng

+ Dùng lời ngon ngọt động viên mẹ chồng

+ Lo ma chay, tế lễ như với cha mẹ đẻ

Khi chồng trở về

- Qua lời thanh minh, Vũ Nương rất mực thủy chung:

+ Không hề bén gót đến nơi ngõ liễu tường hoa

+ Không nghĩ đến việc tô son điểm phấn

+ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết

Khi tự vẫn ở sông Hoàng Giang

- Qua lời than vãn, kêu trời, độc thoại ở sông Hoàng Giang, Vũ Nương càng tỏ rõ đức tính thủy chung, tấm lòng trinh bạch:

+ Nếu đoan trang giữ tiết thì xin làm ngọc Mị Nương và cỏ Ngu mĩ.

+ Nếu lừa chồng dối con thì xin làm cơm cho diều quạ, chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Khi trò chuyện với Phan Lang

- Một lòng một dạ thương nhớ chồng con: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”.

Khi trở về ở cuối truyện

- Giàu lòng vị tha: Dù bị chồng đẩy đến cái chết nhưng nàng vẫn nói lời “đa tạ tình chàng”.

Bài 3.

- Vũ Nương phải chịu oan khuất vì một số nguyên nhân sau:

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản với Trương Sinh.

+ Do đầu óc nam quyền, thói vô học, vũ phu của Trương Sinh.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa chia cắt vợ chồng.

+ Do xã hội phong kiến nam quyền bất công, khinh rẻ người phụ nữ.

+ Do cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.

- Cảm thương cho số phận của Vũ Nương bao nhiêu, ta càng cảm thấy căm ghét chế độ phong kiến chà đạp lên thân phận người phụ nữ.

Bài 4.

- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả chủ yếu là ở việc sáng tạo ra chi tiết nghệ thuật: cái bóng trên tường và lời nói của bé Đản. Đây vừa là chi tiết thắt nút, vừa là chi tiết mở nút tạo ra kịch tính cho câu chuyện và nhờ thế, tác giả khắc họa sự độc đoán của Trương Sinh cũng như nỗi oan khuất của Vũ Nương.

- Những lời đối thoại đã góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật trong truyện. Chỉ riêng với Vũ Nương, qua những lời đối thoại của nàng khi tiễn chồng đi lính, khi kêu oan với chồng,… đều bộc lộ rõ tính cách và phẩm chất của nàng cùng với nỗi đau xót, oan khuất.

Bài 5.

Chi tiết kì ảo

Ý nghĩa

Vũ Nương tự tử ở sông nhưng được các tiên nữ cứu sống, đưa về thủy cung.

Thể hiện ước mơ của nhân dân: ở hiền gặp lành.

Phan Lang có công cứu vợ vua biển Nam Hải nên khi chạy giặc bị đắm thuyền, Linh Phi đã cứu sống Phan Lang.