Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng lương hưu

Từ 2022, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để có lương hưu tối đa?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, từ năm 2022, để nhận được lương hưu tối đa 75%, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm.

Theo Điều 74 của Luật BHXH, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

[Theo Dân Trí]

Nghỉ hưu năm 2022, đóng BHXH đủ 35 năm thì lương hưu hàng tháng là bao nhiêu?

Khi có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] và đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.

Đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?

TTO - Thay vì đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới được nhận lương hưu, Bộ Lao động - thương binh và xã hội [LĐ-TB&XH] đang đề xuất sửa đổi Luật BHXH để giảm dần số năm đóng xuống còn 15 năm, hướng tới 10 năm.

  • Các biện pháp bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động
  • Mua BHXH được hỗ trợ gì khi mất việc, dịch bệnh, nghỉ hưu?
  • Đóng BHXH sao để được chăm sóc sức khỏe, lãnh lương hưu khi về già?

Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 8-6, ông Phạm Trường Giang, vụ trưởng Vụ đóng Bảo hiểm xã hội[BHXH - Bộ LĐ-TB & XH], cho biết cơ quan này đã lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật BHXH 2014 [có hiệu lực từ 1-1-2016] và gửi các bộ, ngành liên quan để xin ý kiến.

2025: 55% người có lương hưu

"Một trong những điểm mới, quan trọng và được nhiều người quan tâm nhất ở lần sửa đổi lần này là chúng tôi đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH. Thay vì đóng BHXH từ 20 năm trở lên mới được nhận lương hưu, chúng tôi đề xuất giảm dần số năm đóng xuống còn 15 năm, hướng tới 10 năm. Tức đóng BHXH đủ 15 năm, 10 năm cũng sẽ được nhận lương hưu.

Tất nhiên, thời gian đóng ngắn hơn thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ thấp hơn" - ông Nguyễn Duy Cường, phó vụ trưởng Vụ BHXH, giải thích thêm.

Theo ông Cường, Bộ LĐ-TB&XH lập hồ sơ đề nghị và gửi các bộ, ngành xin ý kiến. Bộ LĐ- TB&XH sẽ tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị và gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Sau khi Bộ Tư pháp thẩm định sẽ gửi Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Nếu đồng ý, Chính phủ sẽ tiếp tục trình Quốc hội xin đưa vào chương trình của Quốc hội để sửa Luật BHXH, và đến khi đó các bộ phận liên quan sẽ chính thức bắt tay vào xây dựng các nội dung cần sửa đổi...

Phó vụ trưởng Vụ BHXH cho biết mục tiêu nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH đặt ra là đến năm 2021 có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội và đến năm 2025 con số này tăng lên 55%.

Nghị quyết cũng chỉ rõ giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp nhưng vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

Đây là một thách thức lớn, trong khi chính sách BHXH còn nhiều bất cập và chưa phù hợp tốc độ già hóa dân số.

66,5% người lao động chưa tham gia BHXH

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đến thời điểm cuối năm 2020 mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động ở độ tuổi lao động [khoảng 66,5%] chưa tham gia BHXH. Còn hơn 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác.

Cần sớm sửa Luật BHXH

Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra Luật BHXH năm 2014 hiện đã xuất hiện những hạn chế, bất cập nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXH trên thực tế còn thấp; quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn do chính sách BHXH hiện hành được kế thừa từ các chính sách BHXH trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, thiết kế dành cho công nhân viên chức khu vực nhà nước, do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Khi mở rộng ra các khu vực kinh tế khác thì chính sách chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, chưa phù hợp với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số, chưa phù hợp với nguyên tắc đóng - hưởng và cân đối giữa mức đóng - mức hưởng, dẫn đến quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo khả năng cân đối trong dài hạn; c\

Chính sách BHXH thiếu sự chia sẻ; điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng, và đặc biệt là quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn.

Sẽ có thêm nhiều người đủ điều kiện hưởng hưu trí

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Văn Mến - giám đốc BHXH TP.HCM - cho biết lộ trình giảm thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 10 - 15 năm sẽ giúp cho nhiều người dân tại TP.HCM được hưởng lương hưu.

"Hiện nay có nhiều người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH lại chưa đủ 20 năm để hưởng lương hưu như luật hiện hành quy định. Nếu giảm thời gian tham gia xuống còn 10 - 15 năm sẽ là quy định có lợi cho người dân", ông Mến nhận định.

Ngoài ra khi quy định này được thực hiện sẽ khuyến khích người dân ở lại hệ thống BHXH, chờ đủ thời gian để hưởng lương hưu thay vì hưởng trợ cấp BHXH một lần như hiện giờ.

Ông Mến cho biết thêm hiện nay có khoảng 30% người lao động tại TP.HCM thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định pháp luật nhưng vẫn chưa tham gia.

"Có khoảng 105.000 doanh nghiệp tại TP.HCM chưa thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo quy định. Đây là nhóm có quan hệ lao động bắt buộc phải tham gia BHXH. Hiện nay chúng tôi cũng đang phối hợp với các sở ngành, đặc biệt là cơ quan thuế, để rà soát số đơn vị này và hiện đã rà soát khoảng 98.000 đơn vị", ông Mến thông tin.

VŨ THỦY ghi

Mong tuổi già có lương

Tôi đi làm công nhân đã gần 15 năm rồi nhưng sổ BHXH hiện tại cũng mới chỉ đóng được 2 năm nay do trước đó cứ mỗi lần nghỉ việc chuyển sang công ty mới tôi rút BHXH một lần. Lần thì đóng được 3 năm, lần thì hơn 3 năm.

Trước nay, tôi nghĩ chắc mình cũng không thể nào đóng đủ 20 năm để chờ lãnh được lương hưu được. Nhiều anh chị công nhân mà tôi làm việc cùng, họ đóng 12 năm nhưng vẫn rút BHXH một lần vì ai cũng nghĩ không biết có chờ nổi đến khi đóng đủ 20 năm được hay không. Nhiều người đi làm công ty nhưng chỉ lãnh lương, không tham gia đóng BHXH.

Bây giờ Nhà nước cho đóng 10 năm - 15 năm là hưởng lương hưu, nhiều người như tôi hy vọng lắm. Mong tuổi già có chút lương. Và mong luật pháp sẽ sớm sửa đổi theo hướng này để thêm nhiều người làm công như chúng tôi tham gia đóng BHXH được hưởng lương hưu khi về già.

Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân [47 tuổi, công nhân may tại TP.HCM]

Gần 32 triệu người chưa tham gia BHXH, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị sửa Luật

TTO - Đến hết tháng 12-2020, cả nước vẫn còn gần 32 triệu người trong độ tuổi lao động [chiếm tỉ lệ 66,5%] chưa tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH]. Trước thực trạng này, Bộ LĐ-TB&XH đã kiến nghị sửa đổi Luật BHXH 2014.

Nếu tôi tham gia BHXH tự nguyện thì thời gian tính để nghỉ hưởng lương hưu là bao nhiêu năm? Mức hưởng là bao nhiêu? - Đây là câu hỏi thường gặp.

Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

"Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b] Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu."

Như vậy, NLĐ đóng đủ 20 năm BHXH tự nguyện trở lên thì được hưởng hưởng chế độ lương hưu. Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Ngoài ra, theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

- Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

- Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Video liên quan

Chủ Đề