Đức cách việt nam bao nhiêu giờ

Nước Đức là 1 trong 4 cường quốc kinh tế của thế giới và là đầu tàu của châu Âu. Trong những năm qua, Đức từ một nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã dần phát triển trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu châu Âu. Nhiều năm trở lại đây, rất nhiều du học sinh Việt lựa chọn du học nghề Đức vì những hỗ trợ giúp cho học sinh tiết kiệm chi phí [miễn học phí, trợ cấp nghề, được định cư, …].

Hay có nhiều người muốn đi du lịch châu Âu vì có nhiều cảnh đẹp. Hay bạn muốn liên lạc với người thân ở Đức. Tuy nhiên, Đức và Việt Nam không cùng nằm trên 1 vĩ độ, cho nên sẽ có sự chênh lệch về thời gian. Bạn muốn biết giờ của Đức hiện tại là bao nhiêu? Chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam là bao nhiêu? Cách khắc phục sự chênh lệch múi giờ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về múi giờ của Đức

Từ xưa, giờ tiêu chuẩn GMT vẫn được sử dụng ở Đức. Ở Berlin, đồng hồ chạy nhanh hơn 53 phút 28 giây so với giờ tiêu chuẩn của đài thiên văn Greenwich [GMT].

Đến năm 1893, Đức bắt đầu thiết lập múi giờ bằng việc cho đồng hồ chạy nhanh thêm 6 phút 32 giây nữa. Và múi giờ này sớm hơn 1 giờ [UTC + 1] so với giờ quốc tế UTC.

Lãnh thổ nước Đức nằm ở khu vực Tây – Trung Âu và có 16 bang với diện tích 357.021 km2. Nước Đức nằm tiếp giáp với

  • Đan Mạch,
  • Ba Lan,
  • Séc,
  • Áo,
  • Thụy sĩ,
  • Pháp,
  • Luxemborg
  • Bỉ
  • Hà Lan

Do vị trí địa, lý Đức chỉ có 1 múi giờ duy nhất là UTC +1 [UTC +2 vào mùa hè]. Nước Đức sử dụng giờ CET làm thước đo chuẩn để tính chênh lệch múi giờ với các quốc gia khác.

Giờ Trung Âu [CET] được sử dụng làm múi giờ tiêu chuẩn ở hầu hết các nước của khu vực châu Âu và một số quốc gia Bắc Phi, là thời gian tiêu chuẩn nhanh hơn 1 giờ so với Giờ chuẩn Quốc tế [UTC] hay Giờ trung bình Greenwich [GMT]. Central European Time [CET] được sử dụng làm múi giờ tiêu chuẩn, trong khi đó Central European Summer Time [CEST] được sử dụng vào mùa hè theo Quy ước giờ mùa hè [Daylight Saving Time – DST].

Ở Đức hiện đang duy trì hai chế độ thời gian: Giờ mùa Đông và Giờ mùa Hè. Giờ mùa Hè [DST – quy ước giờ mùa hè] bắt đầu từ ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3; vào lúc 2 giờ sáng, đồng hồ sẽ được chỉnh về phía trước một tiếng, tức từ 2 giờ lên 3 giờ sáng.  Và giờ mùa Đông bắt đầu từ chủ nhật cuối cùng của tháng 10; đồng hồ sẽ được chỉnh lui lại 1 tiếng vào lúc 4 giờ sáng về lại 3 giờ sáng. Vì chủ nhật thường là ngày ít gây xáo trộn nhất khi mọi người đều nghỉ ngơi ở nhà.

Việc đổi múi giờ này đã được các nước châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng thực hiện kể từ năm 1980.

Việc xác định sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam khá dễ dàng. Bởi vì Đức chỉ có một múi giờ duy nhất là UTC/GMT + 1.

Các bạn cũng biết, múi giờ của Việt Nam là UTC/GMT + 7, tức là sự chênh lệch múi giờ Đức và Việt Nam là 6 tiếng, nói cách khác là giờ Đức chậm hơn giờ Việt Nam 6 tiếng. Ví dụ: ở Việt Nam là 12h trưa thì ở Đức là 6h sáng.

Tuy nhiên, khi Đức chuyển sang giờ mùa hè, thì chênh lệch múi giờ Đức và Việt Nam là 5 tiếng, vì giờ mùa hè ở Đức sẽ được chỉnh nhanh hơn 1 giờ.

Việc chuyển đổi và chênh lệch múi giờ có thể làm cho bạn không quen và khó thích nghi được trong thời gian ngắn. Tiếp theo đây sẽ giúp cho các bạn biết cách khắc phục sự chênh lệch múi giờ này.

Hội chứng thay đổi múi giờ [Jet lag] xảy ra khi các bạn di chuyển nhanh qua các khu vực chênh lệch múi giờ, hay nói cách khác là do sự thay đổi đồng hồ sinh học một cách đột ngột. Chênh lệch múi giờ càng nhiều trong khoảng thời gian ngắn thì các triệu chứng càng rõ ràng. Người càng lớn tuổi thì biểu hiện càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn trẻ em.

Các triệu chứng cơ bản của việc lệch múi giờ [Jet lag] gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
  • Mệt mỏi, đầu óc nặng nề khó chịu
  • Khó tập trung và hay nhầm lẫn
  • Trầm cảm nhẹ
  • Ăn không ngon
  • Chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự giao nhau giữa các múi giờ, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bản thân

Nguyên nhân gây nên tình trạng lệch múi giờ là do thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. Đồng hồ sinh học điều chỉnh các hoạt động hàng ngày [ăn, ngủ, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, …] của chúng ta và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài [chu kỳ ngày – đêm, chênh lệch nhiệt độ, …]. Khi đồng hồ sinh học bị thay đổi sẽ gây ra Jet lag. Khi bạn di chuyển qua các múi giờ khác nhau, sẽ trải qua chu kỳ ngày – đêm khác với đồng hồ sinh học của bản thân, khiến cho nó bị mất đồng bộ.

Bạn có biết vì sao đi từ Tây sang Đông thì triệu chứng lệch múi giờ sẽ nặng hơn không? Đó là vì múi giờ phía Tây chậm hơn phía Đông, nên sự thay đổi ngày – đêm diễn ra chậm hơn. Do vậy, khi bạn di chuyển về phía Tây sẽ dễ dàng điều chỉnh đồng hồ sinh học hơn phía Đông.

Các bạn du học sinh có thể đang lo lắng về việc lệch múi giờ thì đã có thể yên tâm hơn, vì Đức nằm về phía Tây. Do vậy, khi các du học sinh sang Đức sẽ không quá khó trong việc điều chỉnh việc chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam. Mình sẽ chia sẻ một số cách khắc phục sự chênh lệch múi giờ để các du học sinh có thể nhanh chóng điều chỉnh, đảm bảo sức khỏe tốt nhất để tham gia vào chương trình học ở Đức.

1. Trước khi bay sang Đức

  • Xác định và nắm rõ múi giờ ở Đức so với Việt Nam
    Trước 2 tuần bay sang Đức, bạn hãy bắt đầu đi ngủ muộn hơn theo múi giờ Đức để cơ thể thích nghi trước với múi giờ mới. Chuẩn bị cho cơ thể bạn nghỉ ngơi thất đầy đủ trước chuyến đi
  • Tự điều chỉnh đồng hồ sinh học trước khi bay
    Theo kinh nghiệm của những người thường xuyên đi lại ở nhiều nước thì nên có sự chuẩn bị trước ít nhất 2 tuần để có thể thích nghi với múi giờ mới. Nếu chênh lệch múi giờ càng nhiều thì càng cần có thời gian thích nghi trước khi bay lâu hơn. Bạn hãy từ từ thay đổi giờ ăn và giờ ngủ phuf hợp với múi giờ ở Đức. Điều này sẽ làm bạn bớt hoang mang và lo lắng khi mới sang Đức.
  • Không uống cà phê trước chuyến bay
    Không nên ăn quá nhiều và đặc biệt là không nên uống cà phê trước chuyến bay ít nhất 12 tiếng. Cà phê sẽ làm cho bạn ngủ không ngon giấc, gây giảm thiểu thời gian ngủ trên máy bay hoặc tại nơi đến và cảm giác mệt mỏi sẽ tăng mạng hơn rất nhiều.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc ngủ hoặc viên bổ sung melatonin Một viên thuốc ngủ liều ngắn sẽ hoàn toàn có ích cho chuyến bay đêm của bạn, tuy nhiên hãy sử dụng đúng liều lượng và chỉ nên dùng loại thuốc cơ thể đã quen dùng trước đây.

    Hoặc cân nhắc sử dụng melatonin, một loại viên bổ sung có tác dụng điều hòa giấc ngủ và điều hòa nhịp sinh học cho những người hay phải đi xa bằng máy bay.

2. Trong khi bay

  • Uống thật nhiều nước và giữ ẩm cho cơ thể Mỗi một tiếng trên máy bay bạn nên ép bản thân uống ít nhất 350 ml nước kể cả khi không thấy khát.

    Vì khi ở trên cao bạn sẽ bị mất nước nhanh chóng, gây mệt mỏi cho cơ thể và khô da. Cơ thể đủ nước, khỏe mạnh sẽ giúp bạn dễ thích nghi với môi trường mới hơn rất nhiều.

  • Nói không với rượu bia
    Với việc dễ bị mất nước khi ở trên cao, bạn đặc biệt không nên uống rượu bia trên máy bay. Rượu bia có thể giúp bạn thấy thoải mái và bớt lo lắng, nhưng chính thứ đó sẽ làm mất nước nhanh chóng và gây cảm giác mệt mỏi rõ rệt của chuyến bay và việc lệch múi giờ.
  • Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều trên máy bay
    Hãy tìm mọi cách có thể để ngủ vì càng ngủ được nhiều trên máy bay thì cảm giác mệt mỏi vì lệch múi giờ càng ít. Bên cạnh đó, nên mang theo đầy đủ kính che mắt, bịt tai, thậm chí gối chữ U để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Tập thể dục tại chỗ
    Việc ngồi một tư thế trong nhiều giờ liền sẽ gây ra tình trạng bí bách khó chịu, vậy nên bạn có thể “tập thể dục tại chỗ”, thực hiện các động tác duỗi tay chân, vặn vẹo cơ thể, xoa bóp ngón tay chân thường xuyên, xoay cổ, bẻ tay,… Các động tác này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh tình trạng tụ máu gây tê cứng trong khi đang bay.

3. Sau khi đến Đức

Khi máy bay hạ cánh xuống điểm đến bạn sẽ làm gì? Đi ngủ ngay lập tức ư? Bạn chỉ làm điều này khi điểm đến đang là ban đêm, còn không hãy đi dạo và làm bất cứ điều gì mình thích. Đừng để chiếc đồng hồ sinh học của mình bị rối loạn.

Tập thể dục cũng là một cách tốt giúp bạn có một tinh thần sảng khoái, cơ thể nhẹ nhàng. Chỉ cần 5 đến 10 phút mỗi sáng và tối tập vài động tác cơ bản, bạn sẽ ngủ ngon giấc và cơ thể cũng thích nghi với môi trường mới dễ dàng hơn.

Vào bữa sáng, bạn hãy ăn các món có nhiều protein và hạn chế tinh bột, những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường vì chúng sẽ chuyển hóa rất nhanh khiến bạn nhanh mệt.

Với những chia sẻ trên của IECS hi vọng có thể giúp cho các bạn du học sinh có được sự chuẩn bị tốt trước khi đi đến sinh sống ở một đất nước xa lạ.

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề