Dụng cụ nấu nướng có tác dụng gì

Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Tóm tắt lý thuyết

I. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp

1. Dụng cụ nhà bếp

  • Dụng cụ cắt thái như: dao, kéo, dụng cụ cắt tỉa hoa quả, máy xay thịt,...có tác dụng làm nhỏ thực phẩm trước khi chế biến để món ăn nhìn đẹp và vừa miệng hơn.
  • Dụng cụ để trộn trong nhà bếp như: đánh trứng, trộn bột, máy xay, trộn thức ăn,... có tác dụng làm thức ăn được trộn và đảo đều trước khi nấu cho món ăn ngon hơn.

  • Dụng cụ đo lường thức ăn như ca đong, thìa, máy cán thức ăn, muỗng đo khối lượng chất lỏng,... giúp việc cân đo, tính toán khối lượng của thực phẩm dễ dàng; Đảo bảo vừa đủ lượng thức ăn trong 1 bữa ăn, không thiếu mà cũng không thừa.

  • Dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo giúp chúng ta nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện . 

  • Những dụng cụ để bày và dọn thức ăn ra như mâm cơm, bát, đũa, thìa,...giúp chúng ta ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.

  • Dụng cụ dọn rửa như: máy sấy bát, bồn rửa bát, rổ đựng bát, mút xốp rửa bát, đũa,...có tác dụng giúp chúng ta dọn rửa bát, đĩa, xoong nồi ... thuận tiện và sạch.

  • Dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp như: hộp nhựa, giấy bọc thực phẩm, lò vi sóng, tủ lạnh,... giúp chúng ta bảo quản thức ăn hoặc thực phẩm không bốc mùi, không ôi thiu,…

2. Thiết bị nhà bếp

  • Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng,……

  • Thiết bị dùng gas như: bếp gas, lò gas,….

II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

1. Đồ gỗ

  • Không ngâm nước

  • Nên rửa bằng nước rửa chén và phơi gió

  • Tránh hơ nắng hoặc lửa.

2. Đồ nhựa

  • Không để gần lửa

  • Không chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ

  • Rửa nước rửa chén, phơi khô ráo.

3. Đồ thủy tinh, tráng men

  • Dễ vỡ, dễ tróc men

  • Nên đun lửa nhỏ, dùng đũa, thìa gỗ.

  • Nên rửa nước rửa chén và để khô, ráo

  • Không nên sử dụng đồ dùng đã tróc men

4. Đồ nhôm, gang

  • Dễ rạn nứt, móp méo

  • Nên dùng bùi nhùi nhôm và rửa bằng nước rửa chén

  • Không để ẩm ướt

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

5. Đồ inox

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

  • Không đun lửa to vì dễ bi ố

  • Không dùng bùi nhùi nhôm để rửa

  • Nên dùng đũa, thìa gỗ xào nấu.

6. Đồ điện

  • Trước khi sử dụng: kiểm tra dây điện, ổ cắm

  • Khi sử dụng: thao tác đúng quy cách

  • Sau khi sử dụng: ngắt điện, lau chùi sạch, tránh dính nước.

Bài tập minh họa

Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu gì ? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó ? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ gỗ, nhựa, thuỷ tinh, đồ tráng men, gang, đồ nhôm, đồ sắt không gỉ, đồ dùng điện  ...

  • Tên một số dụng cụ và thiết bị đó : bát, xoong, nồi, chảo, đũa, thìa, môi, dĩa, dao, kéo, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, nồi hầm, ấm nước ...

Bài 2:

Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm , thuy tinh , nhựa? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ nhựa

    • Không để gần lửa;

    • Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng , sôi …

    • Khi sử dụng xong , nên rửa bằng nước rửa chén , bát ( hoặc xà bông ) thật sạch và phơi cho khô ráo.

  • Đồ thuỷ tinh , đồ tráng men

    • Nên cẩn trọng trong khi sử dụng vì dễ vỡ , dễ tróc lớp men;

    • Chỉ nên đun lửa nhỏ;

    • Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa( muỗng ) bằng gỗ để xào xáo thức ăn , tránh dùng thìa nhôm;

    • Sử dung xong , phải rửa bằng nước rửa chén , bát ( hoặc xà bông )thật sạch và phơi cho khô ráo;

    • Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men dã bị tróc lớp men.

  • Đồ nhôm, gang

    • Nên cẩn trọng khi sử dụng vì dễ tình bạn rạn nứt , móp méo;

    • Không để ẩm ướt;

    • Không đánh bóng bằng giấy nhám , chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén , bát (hoặc xà bông);

    • Không chứa thức ăn có nhiều mỡ , chất muối , axit …lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang. 

Bài 3:

Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp .Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, lò vi sóng, lò nước ...

  • Đồ dùng điện 

    • Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện. 

    • Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách. 

    • Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch , tránh để dính nước.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.

  • Biết sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.

Nấu ăn ở nhà tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với việc đi ăn hoặc gọi món ở ngoài về. Nhưng có một cách có thể bạn đang phá hoại sức khỏe của mình mà không hề nhận ra, đó là sử dụng dụng cụ nấu nướng không an toàn.

Các hóa chất và vật liệu được sử dụng trong một số loại nồi và chảo nhất định có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn cần phải biết dụng cụ nấu ăn của mình được làm bằng gì.

Chẳng hạn, nồi và chảo có lớp phủ chống dính thường là mối quan tâm nhiều nhất, chủ yếu là do chúng được làm bằng lớp phủ polyme có thành phần hoạt chất là polytetrafluoroethylene (PTFE). Chất này, thường được biết đến với tên thương hiệu Teflon có tác dụng chống dính.

Các dụng cụ nấu nướng chống dính sử dụng hóa chất Teflon gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ thường xuyên được sử dụng để nấu nướng (khoảng 200 đến 260 độ C), Teflon giải phóng các hóa chất không an toàn cho con người.

Trên thực tế, các chuyên gia đã đưa ra những lo ngại về việc sử dụng Teflon và mối liên hệ của nó với bệnh ung thư.

Dụng cụ nấu nướng có tác dụng gì

Các dụng cụ nấu nướng chống dính sử dụng hóa chất Teflon gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường.

Hơn nữa, một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng các hóa chất được sử dụng để tạo ra PTFE có liên quan đến mức cholesterol cao, thay đổi men gan và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Tệ hơn nữa, các hóa chất thậm chí có thể xâm nhập vào nguồn cung cấp nước và tồn tại hàng thập kỷ trong môi trường. Các chuyên gia cũng đã phát hiện ra rằng, các hạt và khí độc phát ra từ dụng cụ nấu ăn không dính có liên quan đến hàng trăm, nếu không phải hàng nghìn cái chết của các loài chim mỗi năm.

Các dụng cụ nấu nướng độc hại khác cần tránh

Dụng cụ bằng nhôm: Một chất liệu khác mà bạn nên tránh trong dụng cụ nấu nướng của mình bằng mọi giá là nhôm. Vật liệu này có thể ngấm vào thức ăn mỗi khi bạn nấu với nó. Nó cũng có thể tích tụ bên trong cơ thể sau mỗi lần tiếp xúc.

Điều này cuối cùng có thể dẫn đến độc tính kim loại, có thể gây ra các vấn đề như mệt mỏi mãn tính và sương mù não. Thường xuyên tiếp xúc với hàm lượng nhôm cao có liên quan đến bệnh Alzheimer và ung thư vú.

Đồ dùng bằng đồng: Bạn cũng nên tránh dụng cụ nấu nướng làm bằng đồng. Đồng thường được kết hợp với niken để làm cho nó cứng hơn.

Nhưng chính sự kết hợp của các kim loại này đã làm cho dụng cụ nấu nướng bằng đồng trở nên nguy hiểm khi sử dụng. Khi nung nóng với nhau, đồng và niken tỏa ra khói độc.

Tiếp xúc với những loại khói này làm tăng mức estrogen và làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, khi được làm nóng, dụng cụ nấu ăn bằng đồng cũng khiến đồng ngấm vào thức ăn với lượng không an toàn.

Dụng cụ nấu ăn an toàn nhất để sử dụng

Năm lựa chọn dụng cụ nấu nướng này sẽ giúp bạn và gia đình luôn an toàn, đồng thời mang lại hương vị ngon nhất cho mọi món ăn.

Thủy tinh: Dụng cụ nấu ăn bằng thủy tinh sẽ không bao giờ tiết ra chất độc hại khi đun nóng. Nó cũng bền, thân thiện với môi trường và không bám mùi hoặc hương vị cũ.

Gang: Dụng cụ nấu ăn bằng gang là thứ sẽ chịu được thử thách của thời gian. Nó làm nóng rất đều và không rò rỉ bất cứ thứ gì độc hại vào thức ăn, điều này rất lý tưởng cho việc nấu nướng ở nhiệt độ cao hơn. Nó cũng an toàn với lò nướng. Thêm vào đó, một số nghiên cứu cho thấy nấu ăn bằng gang có thể giúp ngăn ngừa thiếu sắt.

Dụng cụ nấu nướng có tác dụng gì

Hãy có sự lựa chọn đúng đắn để đảm bảo cho nhà bếp luôn an toàn và gia đình khỏe mạnh.

Gang tráng men: Dụng cụ nấu bằng gang tráng men dễ bảo trì hơn so với loại không tráng. Nó cũng không độc hại và không phản ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào.

Gốm: Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất khi nói đến đồ nấu nướng. Nó được làm bằng vật liệu tự nhiên, không độc hại và sẽ không bị bong tróc. Nó cũng tự nhiên không dính. Thêm vào đó, nó có thể được rửa trong máy rửa bát.

Inox: Dụng cụ nấu nướng bằng thép không gỉ, chất lượng cao, siêu bền. Nó cũng là chất dẫn điện tuyệt vời để nấu chín đều các loại thực phẩm và dễ bảo quản.

Những lo ngại là chính đáng về an toàn đối với một số dụng cụ nấu nướng, đặc biệt là những dụng cụ làm bằng đồng, chì hoặc nhôm và những dụng cụ chống dính được phủ hóa chất độc hại. Bằng cách thực hiện nghiên cứu của mình, bạn sẽ chọn được cho gia đình những dụng cụ nấu nướng an toàn, tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Hành trình COVID-19 từ ca ghi nhận đầu tiên đến đại dịch và nỗ lực tiêm chủng vaccine trên toàn thế giới

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin