Dung dịch nào sau đây được gọi là kiềm

Câu hỏi:Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

A.Na

B.Ca

C.Al

D.Fe

Lời giải:

Đáp án đúng:A.Na

Giải thích:

Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA trong bản tuần hoàn gồm Li, Na, K, Cs

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về kim loại kiềm nhé.

A. Kim loại kiềm là gì?Vị trí và cấu tạocủa kim loại kiềm

I. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn

- Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, gồm 6 nguyên tố hóa học: Liti[Li], Kali[K], Natri[Na], Rubiđi[Rb], Xesi[Cs], Franxi[Fr]. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Sở dĩđược gọi là kim loại kiềm vì hiđroxit của chúng là chất kiềm mạnh.

- Cấu hình electron nguyên tử:

Li: [He] 2s1; Na: [Ne] 3s1; K: [Ar]4s1; Rb: [Kr] 5s1; Cs: [Xe] 6s1

II. Tính chất vật lí

- Kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ⇒ dễ cho e thể hiện tính khử mạnh

- Số oxi hóa: trong mọi hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

- Khối lượng riêng nhỏ [Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất]

- Độ cứng nhỏ: các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt bằng dao

* Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu

III. Tính chất hóa học

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ nên có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi.

M → M+ + e

Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.

1. Tác dụng với phi kim

Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm:

- Tác dụng với oxi

Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit [Na2O2], trong không khí khô ở nhiệt độ thường tạo ra natri oxit [Na2O].

- Tác dụng với clo

2K + Cl2 → 2KCl

2. Tác dụng với axit

Kim loại kiềm khử mạnh ion H+trong dung dịch axit HCl và H2SO4loãng thành khí hiđro:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑

Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit.

3. Tác dụng với nuớc

Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.

2K + 2H2O → 2KOH + H2↑

Vì các kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.

IV. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế

1. Ứng dụng

- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

- Xesi được dùng làm tế bào quang điện.

2. Trạng thái tự nhiên

Các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Trong nước biển có chứa một lượng tương đối lớn muối NaCl. Đất cũng chứa một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat.

3. Điều chế

Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử các ion của chúng.

M+ + e → M

Vì ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải dùng dòng điện [phương pháp điện phân]. Quan trọng nhất là điện phân muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy.

B. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

I. Natri hiđroxit

1. Tính chất

- Natri hiđroxit [NaOH] hay xút ăn da là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy [tnc= 322oC], hút ẩm mạnh [dễ chảy rữa], tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên cần phải cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước.

- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion

- Natri hiđroxit tác dụng được với oxit axit, axit và muối:

2. Ứng dụng

-Natri hiđroxit là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric.

-Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,...

II. Natri hiđrocacbonat

1. Tính chất

- Natri hiđrocacbonat [NaHCO3] là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3và khí CO2.

-NaHCO3có tính lưỡng tính [vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ].

2. Ứng dụng

NaHCO3được dùng trong công nghiệp dược phẩm [chế thuốc đau dạ dày,...] và công nghiệp thực phẩm [làm bột nở,...].

III. Natri cacbonat

1. Tính chất

-Natri cacbonat [Na2CO3] là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. Ở nhiệt độ thường, natri cacbonat tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O, ở nhiệt độ cao muối này mất dần nước kết tinh trở thành natri cacbonat khan, nóng chảy ở 850oC.

-Na2CO3là muối của axit yếu [axit cacbonic] và có những tính chất chung của muối.

-Muối cacbonat của kim loại kiềm trong dung dịch nước cho môi trường kiềm.

2. Ứng dụng

Na2CO3là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,...

IV. Kali nitrat

1. Tính chất

Kali nitrat [KNO3] là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy [333oC], KNO3bắt đầu bị phân hủy thành O2và KNO2.

2. Ứng dụng

KNO3được dùng làm phân bón [phân đạm, phân kali] và được dùng để chế tạo thuốc nổ.

Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?

Dãy bao gồm chất và ion đều là axit là

Dãy các chất và ion nào sau đây là bazơ?

Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất lưỡng tính

Dãy các chất và ion lưỡng tính là

Chất có tính lưỡng tính là:

Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al[OH]3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn[OH]2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là

Dãy gồm các chất tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?

Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm

Muối nào sau đây là muối axit?

Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

Theo thuyết Bronsted thì câu trả lời nào dưới đây không đúng?

Trong hóa học, một chất kiềm [tiếng Anh:alkali /ˈælkəl/; từ tiếng Ả Rập: al-QALY "tro của cây saltwort"] là một muối hoặc base của một nguyên tố kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ. Một chất kiềm cũng có thể được định nghĩa là một base hòa tan trong nước. Dung dịch base hòa tan có pH lớn hơn 7,0. Tính từ tính kiềm [alkaline] được dùng phổ biến như một từ đồng nghĩa với base, đặc biệt là các base hòa tan trong nước. Việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ này có thể đã xuất hiện bởi vì kiềm là cơ sở đầu tiên được biết là tuân theo định nghĩa Arrhenius của một base, và chúng vẫn là một trong những base phổ biến nhất.

Hydroxide kiềm là hydroxide hòa tan của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, trong đó ví dụ phổ biến là:

  • Natri hydroxide – thường được gọi là "xút ăn da"
  • Kali hydroxide – thường được gọi là "kali ăn da"
  • Lye – thuật ngữ chung cho một trong hai hoặc trước đó cho một hỗn hợp
  • Calci hydroxide – dung dịch bão hòa được gọi là " nước vôi"
  • Magiê hydroxide – một chất kiềm không điển hình vì nó có độ hòa tan trong nước thấp [mặc dù phần hòa tan được coi là một base mạnh do sự phân ly hoàn toàn các ion của nó]

Các loại đất có giá trị pH cao hơn 7.3 thường được xác định là có tính kiềm. Những loại đất này có thể có mặt ngoài tự nhiên, do sự hiện diện của muối kiềm. Mặc dù nhiều loại cây thích đất hơi base [bao gồm các loại rau như bắp cải và thức ăn gia súc như cỏ trâu], hầu hết các loại cây thích đất có tính axit nhẹ [với độ pH từ 6.0 đến 6.8], và đất kiềm có thể gây ra vấn đề cho cây trồng.[1]

Trong các hồ kiềm [còn gọi là hồ soda], sự bay hơi tập trung các muối cacbonat tự nhiên, tạo ra một hồ nước kiềm và thường bị nhiễm mặn.

Ví dụ về hồ kiềm:

  • Hồ kiềm, Lake County, Oregon
  • Hồ Baldwin, Hạt San Bernardino, California
  • Hồ Bear [2] ở biên giới Utah Idaho Idaho
  • Hồ Magadi ở Kenya
  • Hồ Turkana ở Kenya
  • Hồ Mono, gần Thung lũng Owens ở California
  • Hồ Redberry, Saskatchewan
  • Hồ mùa hè, Quận Hồ, Oregon
  • Hồ kẹp, Saskatchewan

  1. ^ Chambers's encyclopaedia: a dictionary of universal knowledge, Volume 1. J.B. Lippincott & Co. 1888. tr. 148.
  2. ^ Davis, Jim and Milligan, Mark [2011]. Why is Bear Lake so blue? Lưu trữ 2016-12-23 tại Wayback Machine Public Information Series 96. Utah Geological Survey, Department of Natural Resources

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chất_kiềm&oldid=68610112”

Video liên quan

Chủ Đề