Đứng núi này trông núi nọ là gì năm 2024

Một vấn đề trong hướng nghiệp mà Tuấn Anh thường gặp trong phòng tư vấn đó là tâm lý ‘đứng núi này trông núi nọ‘. Hoặc là hình ảnh ẩn dụ ‘cỏ bên kia đồi luôn xanh hơn‘. Tức là thấy thứ mình đang có không đủ, không hay, thấy thứ người khác đang có là hay hơn và khao khát có được thứ đấy. Nếu không có được thứ người khác đang có thì cảm thấy khó chịu, buồn bực, thậm chí khi có rồi thì được dăm bữa nửa tháng lại chán.

Một điều thú vị là tâm lý này lại thường hay xuất hiện ở những người giỏi và đang có những điều kiện tốt trong tay. Các bạn thường có nhiều sự lựa chọn trong việc học gì, làm gì, có nhiều kĩ năng giỏi để làm nhiều công việc khác nhau. Chính sự ‘đa zi năng’ này lại khiến các bạn bối rối, vì thích đủ thứ nên không biết tập trung vào cái nào hay đâu mới là thứ thực sự mình đam mê nhất. Các bạn thường so sánh với một số người đi đường thẳng, học xong lên cao học thạc sĩ tiến sĩ, đi làm từ nhân viên từ từ thăng chức lên quản lý – những bạn này dường như không gặp nhiều vấn đề về những sự lựa chọn trong công việc.

Các bạn có tâm lý ‘đứng núi này trông núi nọ’ thường thấy không hài lòng với thực trạng hiện tại của mình. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn cảm thấy tiếc khả năng của mình, đúng ra với khả năng mình đang có mình có thể làm được thêm cái này cái kia, thay vì đứng im ở một chỗ hiện tại mình đang làm. Hoặc là so sánh với những người thành công hơn, những người bằng tuổi và thấy họ đang có những gì mà mình không có. Một vị trí làm việc trong công ty lớn. Vị trí trưởng phòng. Lương cao. Đi du lịch nhiều nơi. Gia đình hạnh phúc. Cuộc sống tự do, thú vị. Rất nhiều thứ để ao ước và so sánh ở người khác.

Để giảm bớt tình trạng nhìn thấy cỏ bên đồi xanh hơn, ba giải pháp các bạn có thể tự thực hành đó là:

(1) Chú tâm vào hiện tại. Chỉ có những gì đang tồn tại trước mắt mới là thật. Quá khứ là chuyện đã qua, tương lai chỉ là ảo vọng có thể thành sự thật hoặc không. Để chú tâm vào hiện tại một phương pháp bạn có thể thực hiện là thiền (meditation) và tìm hiểu về chánh niệm (mindfulness). Mỗi ngày dành ra ít nhất 5 phút ngồi một chỗ chú tâm vào hơi thở, gạt bỏ tất cả các việc khác sang một bên. Sau đó dành thêm vài phút viết ra 3 điều ở thời điểm hiện tại mình thấy biết ơn trong công việc.

(2) Đặt mục tiêu cho bản thân tốt hơn trong công việc. Thay vì phấn đấu phải bằng ai hay giống ai, mình suy nghĩ xem mình có thể làm được gì để công việc hiện tại có thể tốt hơn không. Có những cách khác nhau để khiến công việc hiện tại tốt hơn. Ví dụ ứng dụng thêm công nghệ để xử lý việc nhanh hơn. Học thêm kĩ năng mới bổ trợ để làm tăng chất lượng công việc. Viết ra quy trình làm việc và dạy lại cho người khác về công việc của mình.

(3) Suy nghĩ việc mình đang làm có lợi cho ai, có lợi gì cho xã hội. Việc càng có lợi cho nhiều người càng có thể khiến bạn phấn chấn hơn để làm. Thử suy nghĩ ở khía cạnh này xem công việc của mình có đang mang lại lợi ích gì trực tiếp hay gián tiếp cho xã hội hay không? Không phải cứ làm công việc tư vấn giúp đỡ hay từ thiện mới đang là đóng góp xã hội. Bạn làm mentor cho một bạn sinh viên cũng đang là giúp đỡ. Không phải tiếp cận được cả trăm ngàn người mới là có ích. Việc bạn làm nuôi được gia đình, khiến một bộ phận nhỏ vài người bạn yêu quý hưởng lợi cũng đã là rất có ích.

Ngoài những cách trên, thêm một việc bạn có thể làm khi đang thấy nơi khác đẹp đẽ hơn nơi mình ở đó là thử trải nghiệm và tìm các thông tin đa chiều về nơi đó. Khi chúng ta nghe về một nghề nghiệp mới, thường chúng ta chỉ nghe cái hay cái đẹp của nó chứ ít chịu tìm hiểu về những mặt trái của nghề đó. Chính vì vậy nếu có cơ hội, bạn nên tìm đọc thêm các bài viết chia sẻ từ những người làm trong nghề, tham gia các webinar và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn tường tận về nghề.

Một số bạn khi cảm thấy ‘stress’ vì vấn đề công việc thường chọn cách đi học thạc sĩ hoặc đi tham gia một khoá tu vài ngày với mong muốn giải quyết được vấn đề. Thực tế lựa chọn này chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, trong bài viết tiếp theo mình sẽ phân tích kĩ hơn về chuyện này. Hôm nay chúng ta sẽ dừng lại ở đây.

"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Đứng núi này trông núi nọ là gì năm 2024

"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc? (Hình từ internet)

Thành ngữ "đứng núi này trông núi nọ" trong tiếng Việt thường được dùng để ví thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh hiện có, mà mơ tưởng đến công việc, hoàn cảnh khác tốt hơn (hàm ý phê phán).

Điển tích của câu thành ngữ này là câu chuyện kể về một anh chàng lên tìm gặp sư thầy nổi tiếng của vùng để hỏi về chuyện gia đình của mình. Anh đã không còn tha thiết với người vợ hiện tại và phải lòng một cô gái khác. Anh cho rằng, cô gái dịu dàng, lương thiện và chính là mẫu người anh đã tìm kiếm lâu nay. Sau đó sư thầy cùng chàng trai leo lên một ngọn núi, ban đầu anh cảm thấy ngọn núi này rất đẹp và hùng vĩ, nhưng sau khi leo lên đỉnh núi và cảm nhận được sự mệt mỏi do con đường khúc khuỷu đầy sỏi đá thì cảm thấy không thích nó nữa, và anh cảm nhận được ngọn núi phía xa đẹp hơn nhiều.

Từ đó, câu thành ngữ này nói về một người đang đứng ở trên ngọn núi nàу mà lại trông ngóng ѕang ngọn núi kháᴄ, muốn đi đến ngọn núi kia hơn là ngọn núi mình đang đứng. Từ đó, ta có nghĩa ẩn dụ chỉ về những người không biết thỏa mãn ᴠới ᴠị trí, với những điều mình đang ᴄó mà luôn so sánh và nhóm ngó mọi thứ xung quanh.

Tuy câu chuyện trên kết thúc vui vẻ và hài hước, nhưng tính “đứng núi này trông núi nọ” không phải là một đức tính cần có trong công việc bởi họ sẽ luôn không biết thỏa mãn với hiện tại và không thể đầu tư, tập trung vào công việc dẫn đến lơ là và không thể phát triển được.

2. NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Thông thường, những người có tính “đứng núi này trông núi nọ” sẽ không chấp nhận yên vị tại một chỗ, bởi họ luôn không hài lòng với công việc hiện tại và sẵn sàng nhảy việc khi cảm thấy công việc khác tốt hơn.

Khi người lao động có tính này thông thường sẽ nghỉ ngang để có thể đi đến công việc mới.

Theo đó, căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trợ cấp thôi việc.

Ngoài ra, còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Tuy nhiên, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật (có thông báo trước theo quy định của pháp luật hoặc thuộc các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước,...) thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động, cũng như vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

Văn bản đứng núi này trông núi nọ đem đến cho người đọc thông điệp gì?

“Đứng núi này trông núi nọ” trong tình yêu: Bài học về lòng chung thủy. Trong tình yêu, câu thành ngữ có ý muốn phê phán những người không chung thủy. Dù đã có người yêu, có người bạn đời ở bên, một vài người vẫn vô thức so sánh người bên cạnh mình với người khác. Khi đó, họ thấy người kia trông tốt hơn người hiện tại.

Đứng núi này trông núi nọ trong tiếng Anh là gì?

Literally “standing on one mountain, gazing at another”.