Giá trị nội dung của Tam quốc diễn nghĩa

Mặc dù phương Đông có rất nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử, nhưng cho tới nay, không có bộ tiểu thuyết nào ăn sâu vào lòng người giống như Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bộ tiểu thuyết này đã ăn sâu vào lòng không chỉ người Trung Quốc, mà rất nhiều người phương Đông cũng đều biết đến bộ tiểu thuyết này. Nhưng rốt cuộc Tam Quốc Diễn Nghĩa vì điều gì mà được lưu truyền từ thời đại này qua thời đại khác lâu như vậy? Chẳng lẽ chỉ vẻn vẹn là vì những cuộc “đấu trí, so dũng” thôi sao? Kỳ thực từ tựa đề của Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng có thể nhìn ra: La Quán Trung dùng lịch sử của ba quốc gia để làm chất liệu diễn giải về chữ “Nghĩa”, diễn giải về đạo nghĩa làm người. “Nghĩa” là gì? Biểu hiện của “Nghĩa” như thế nào? Như thế nào mới là “Nghĩa bạc vân thiên”?

Tích “Tam cố mao lư”, Lưu Bị ba lần đến lều cỏ cầu Khổng Minh. [Tranh: Public Domain]

Những người có một chút hiểu biết về văn hóa truyền thống có lẽ đều nghe qua về những đức tính mà người xưa đề cao, xem là chuẩn mực, được gọi là “ngũ thường”. Người Việt hay gọi là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, nhưng kỳ thực thứ tự của các đức tính này là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Trong đó, “Nghĩa” đứng ở vị trí thứ hai, xếp trước “Lễ, Trí, Tín” và ngay sau chữ “Nhân”.

“Nhân” là loại cảnh giới thuần thiện, xưa nay các triều đại có thể đạt đến được cảnh giới này vô cùng ít ỏi, không có mấy. Khổng Tử lúc về già mới hiểu rõ được nội hàm của chữ “Nhân”. Còn “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín” là một loại nguyên tắc làm người. Đây cũng chính là lý do mà đa phần các triều đại trong lịch sử thường chỉ đàm luận về “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”.

Nói riêng về chữ “Nghĩa” này, Tam Quốc Diễn Nghĩa là một bộ truyện đặc biệt, diễn giải rất sâu về nội hàm của chữ “Nghĩa”.

Nhân vật tiểu thuyết Quan Vũ bỏ qua ân oán cá nhân, thậm chí là lợi ích quốc gia. Tào Tháo tha mạng cho ông một lần, suốt đời ông không quên ân tri ngộ đó. Không phải vì vàng bạc, địa vị mà Tào Tháo không tiếc lời mời ông, thứ mà Quan Vũ xem trọng là ân nghĩa của Tào Tháo dành cho ông. Tào Tháo dù biết Quan Vũ muốn rời xa mình nhưng cũng không giết Quan Vũ. Vì vậy, trên con đường Hoa Dung năm ấy, nếu cần, Quan Vũ có thể chết theo quân lệnh để giữ trọn chữ “Nghĩa” của mình. Quan Vũ đã đem nội hàm của chữ “Nghĩa” suy diễn đến cực hạn.

Có thể nói, Tam Quốc Diễn Nghĩa sở dĩ có thể trường tồn mãi trong lịch sử, trường thịnh không suy, chính là bởi vì chủ đề chữ “Nghĩa” cao thượng này. Cho nên, dù rất nhiều sử học gia bày tỏ không đồng ý với các nhân vật và lịch sử dưới ngòi bút tiểu thuyết của La Quán Trung, nhưng bình dân bách tính lại không để tâm đến điều đó.

Ngày nay, người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa thường chú trọng đến phương diện mưu kế của thời Tam Quốc, thậm chí viết sách, đem cả mưu kế này áp dụng ở chốn quan trường, thương trường. Việc cảm nhận được nội hàm của chữ “Nghĩa” này cũng không còn được coi trọng. Điều này thực sự là đáng tiếc, chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, không phân biệt được đâu là chính yếu, đâu là thứ yếu.

Kỳ thực, dưới ngòi bút của La Quán Trung, trí và mưu là phạm trù nằm trong “Nghĩa”, “Nghĩa” bao hàm cả trí và mưu. Con người trước tiên phải có “Nghĩa” sau đó mới vận dụng mưu trí.

Trước tiên phải có một Gia Cát Lượng “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” rồi sau mới có một Gia Cát Lượng mưu trí. Nói cách khác, nếu như không gặp được minh quân, Gia Cát Lượng thà rằng chết già ở lều cỏ chứ không nguyện ý đặt chân vào chốn nhân gian hỗn loạn. Đây chính là điểm đáng quý của Gia Cát Lượng.

Có người nói đã viết tiểu thuyết, sao không cho Gia Cát Lượng theo Tào Tháo để sớm giúp Tào Tháo hoàn thành đại sự thống nhất thiên hạ? Người “trọng danh lợi, khinh nghĩa” sao có thể hiểu được điều này. Nếu như Tam Quốc Diễn Nghĩa chỉ đơn thuần là thể hiện mưu kế sách lược thì thực sự sẽ rất nông cạn, không thể đọng lại mãi trong lòng người như vậy.

Kỳ thực, Tam Quốc Diễn Nghĩa còn xuyên suốt rất nhiều nội hàm của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó vượt xa khỏi phạm trù thông thường, là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được gọi là “Nghĩa”.

Tam Quốc Diễn Nghĩa ngoài chủ đề diễn giải về chữ “Nghĩa” ra còn có đạo lý “nhân quả báo ứng”, “thuận theo tự nhiên”, “người tính không bằng trời tính”…

Suy xét một cách cẩn trọng, lấy “lịch sử làm gương soi”, thì việc ghi chép lịch sử đầy đủ không che đậy hay các tiểu thuyết lịch sử “diễn nghĩa” không phải dạy con người ta lừa gạt, càng không phải là dạy người ta mưu tính như thế nào để được lợi, mà chính là dạy người ta cách để trở thành một người tốt, được mọi người tôn kính. Bởi vì nắm chắc được điểm này cho nên Tam Quốc Diễn Nghĩa mới có thể “trường thịnh không suy”, đi sâu vào lòng người và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, vượt ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia, một dân tộc, một đất nước.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Khí tiết của cổ nhân: Sống làm nhân kiệt, chết làm quỷ hùng

Mời xem video:

Nhắc đến Tam Quốc Diễn Nghĩa nhiều bạn đọc sẽ nhớ ngay đến 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay những cái tên như Tào Tháo, Đổng Trác, Lữ Bố… sẽ làm thức dậy trái tim yêu thích của bao người dành cho tác phẩm xuất sắc này. Được xem là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc, Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc [190–280] với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư.

Trong bài viết này List Sách xin giới thiệu đến bạn tóm tắt sơ lược về tác phẩm này những như những bài học trong kinh doanh, bài học cuộc sống ý nghĩa khác.

SƠ LƯỢC & BỘ SÁCH TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vong của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.

Mã giảm 30K cho đơn hàng 299K: TIKI30KT05

Tác phẩm là cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt với hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác. Tiếp nối sau đó là thời kỳ tiền Xích Bích và hậu Xích Bích. Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Do vậy mà List Sách không thể tóm tắt toàn bộ nội dung của tác phẩm này chỉ trong một bài viết được.

Nếu bạn có niềm đam mêm với bộ truyện này thì có thể tìm đọc thêm bộ sách này Tại Tiki hoặc Fahasa nhé!

TOP 5 BÀI HỌC Ý NGHĨA TỪ TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Lưu Bị được biết tới là quân chủ sáng lập ra tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là một đối thủ nặng ký trước những thế lực nổi danh thời bấy giờ như Tào Ngụy hay Đông Ngô.

Mặc dù luôn nhận mình là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng thế nhưng sự thực là tới thời cha con Lưu Bị, gia đình ông chỉ còn lại danh nghĩa của hoàng thất chứ thực chất vẫn là tầng lớp bần nông.

Nhà nghèo và mồ côi cha từ sớm, Lưu Bị cùng mẹ phải làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống qua ngày. Cũng bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới xuất thân của vị quân chủ ấy, không ít người thường hình dung ông là “phường đan giày dệt chiếu”.

Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, một Lưu Bị với xuất thân hàn vi đã gây dựng nên đại nghiệp của nhà Thục Hán và sở hữu trong tay thế lực mà ngay tới Tào Ngụy hay Đông Ngô cũng không dám coi thường.

Bài học khởi nghiệp hay từ Lưu Bị

Bài học rút ra: Người sáng lập của một tập đoàn lớn hoàn toàn có thể đi lên từ nghề bán hàng rong nơi vỉa hè. Nói cách khác, yếu tố mấu chốt tạo nên sự thành công của một lãnh đạo không phải là xuất thân mà là tài năng, sự quyết tâm cũng như bản lĩnh của họ.

2. Bài học từ Lữ Bố

Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, cha nuôi của mình. Làm hỏng đại nghiệp qua đó nhận lấy sự chê bai, khinh bỉ của người đời, và cuối cùng dẫn tới hỏng việc lớn, thân bại danh liệt và chết trong tay của Tào Tháo.

Bài học từ Lữ Bố trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Bài học rút ra: Làm việc lớn không nên để việc nhỏ xen vào, dễ dẫn đến hỏng đại sự.

3. Bài học đối nhân xử thế từ Trương Phi

Trương Phi là một danh tướng thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là viên hổ tướng tiếng tăm dưới trướng Lưu Bị. Mặc dù có lợi thế về sức khỏe hơn người và võ lực xuất chúng, thế nhưng vị tướng họ Trương này lại có một nhược điểm chí mạng: Đó chính là sự nóng nảy, lỗ mãng.

Chính nét tính cách trên đã biến ông trở thành một cấp trên nghiêm khắc và độc tài thái quá. Bản thân Lưu Bị cũng từng khuyên bảo Trương Phi rằng:

“Khanh hay dùng hình phạt quá mức, lại hay đánh đập người dưới, xử phạt xong mà vẫn giữ bên mình, ấy là chuốc lấy tai vạ vậy”.

Thế nhưng Trương Phi vẫn không chịu sửa đổi. Để rồi bị thuộc hạ dưới trướng cắt thủ cấp đem xem quân Ngô xin hàng.

Bài học từ Trương Phi về đối nhân xử thể

Bài học rút ra: Một người lãnh đạo khôn ngoan sẽ đối đãi tử tế với nhân viên thay vì bóc lột hay áp bức họ.

Nếu chế độ quản lý nhân sự quá mức hà khắc, thứ mà bạn nhận lại sẽ chỉ là thái độ bất bình và sự phản phúc. Tới lúc đó, đội ngũ mà bạn ngày đêm tốn công sức để gây dựng sẽ phải đối mặt với tình trạng đình công tập thể hoặc chảy máu chất xám vì các nhân tài đua nhau nhảy việc.

4. Bài học về chọn người đồng hành của 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi

Trong bất kì lĩnh vực nào, từ cuộc sống cho tớí khởi nghiệp kinh doanh, thì việc lựa chọn bạn đồng hành đổi khi còn quan trọng hơn cả bạn đời. Nếu 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi không có chung mục tiêu và cùng lý tưởng thì không thể đạt được thành tự vang dội.

Bài học về chọn bạn đồng hành cùng chung lý tưởng – TQDN

Bài học rút ra: Đừng dễ dãi trong việc chọn người đồng hành để rồi tương lai phải hối hận.

5. Bài học đừng bao giờ khinh địch từ Quan Vũ

Quan Vũ là một đại tướng lừng lẫy, tuy nhiên ông lại quá kiêu ngạo và có bản tính khinh địch. Tôn Quyền – chúa 1 phương ngang với Lưu Bị, Tào Tháo khi đó muốn cầu thân với ông, bằng cách xin gả con gái cho. Nhưng ông không những từ chối mà còn buông ra những lời nhục mạ Tôn Quyền và không coi ai ra gì ở đất Giang Đông.

Bởi lí do này mà sau đó Quan Vũ nhận về kết cục bi thảm bằng cả tính mạng của mình.

Tam Quốc Diễn Nghĩa và bài học từ Quan Vũ

Bài học rút ra: Đừng bao giờ để kiểu ngạo lấn át tâm trí. Khinh thường kẻ địch chính là con đường dẫn tới sự thất bại.

Hy vọng với bài viết tóm tắt sơ lược về Tam Quốc Diễn Nghĩa đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về tác phẩm này. Cũng như top 5 bài học giá trị và thiết thực dựa trên tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

Xem thêm những quyển sách hay nên đọc tại List Sách.

Video liên quan

Chủ Đề