Giải bài tập GDCD 10 Bài 9 ngắn nhất

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 9 GDCD 10 trang 59, 60

Bài 1 [trang 59 sgk Giáo dục công dân 10]

Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Trả lời:

Nói con người là chủ thể của lịch sử vì:

- Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.

- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:

     + Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.

     + Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.

     + Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

     + Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội.

- Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình.

Bài 2 [trang 60 sgk Giáo dục công dân 10]

Hăng-ri Đuy-năng [1828 – 1910] là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô [I-ta-li-a], ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ [Thụy Sĩ] đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Trả lời:

a. Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất vả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.

Bài 3 [trang 60 sgk Giáo dục công dân 10]

Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người [ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,...] Sau đó, viết một báo cáo thu hoạch ngắn về cuộc điều tra đó.

Trả lời:

- Trong giáo dục:

     + Tặng quà đối với con em thương – bệnh binh, liệt sĩ nhân ngày 22/12. Miễn, giảm học phí cho con em gia đình khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. Tặng quà hỗ trợ nhân dịp tết nguyên đán.

     + Trao học bổng cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, tuyển thẳng đối với sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của đại học sư phạm Hà Nội.

- Chính sách hỗ trợ việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người tàn tật,...

Bài 4 [trang 60 sgk Giáo dục công dân 10]

Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng.

Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?

Trả lời:

Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.Vậy nên con người có giàu được hay không là do chính bản thân mình. Phải luôn cố gắng làm việc, công hiến cho xã hội.

Bên cạnh đó, cần phải chi tiêu hợp lý, không tiêu sài hoang phí. Chi tiêu thiếu hợp lý chính là nguyên nhân gây ra việc thiếu tiền.

Mặt khác, ta cũng phải thường xuyên học hỏi, sáng tạo ra cái mới, để có cơ hội thăng tiến hơn, có điều kiện hơn.

Lý thuyết GDCD lớp 10 Bài 9

I. Kiến thức cơ bản

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Quần chúng là người sáng tạo, công nông là sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa …Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại gắn, chứ không “Trường thiên đại hải”, “Dây cà ra dây muống”…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí. [Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, tr. 250]. Câu nói ấy của Bác nói đến vai trò của con người trong cuộc sống.

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình :

- Con người tự tìm ra được công cụ lao động .

- Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động . Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật .Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội :

- Để tồn tại và phát triển con ngươi phải lao động SX ra của cải vật chất để nuôi sống XH.

- SX ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.

   + Là kết quả của quá trình LĐ và sáng tạo của con người.

   + Ví dụ: - Lương thực,thực phẩm, tư liệu sinh hoạt…

- Đời sống LĐ của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần.

- Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật. Ví dụ: Các kì quan thế giới: Ở Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

- Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

- Ví dụ: từ CXNT → CHNL → PK → TBCN → XHCN.

2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

a. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người:

- Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mọi người có suộc sống tự do, hạnh phúc.

- Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là: Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.

- Nước ta đang trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Giáo Dục Công Dân 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Loạt bài Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất bao gồm những bài giải bài tập, trả lời gợi ý và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 10 đã được biên soạn ngắn gọn, súc tích ngắn gọn nhất, chi tiết giúp bạn học tốt môn GDCD 10 hơn.

GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 10]:

Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Mỗi môn khoa học cụ thể đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó có thế giới.

+ Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.

Sử học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, một dân tộc nói riêng.

- Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

+ Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 10]:

Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?

- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.

- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

Trả lời:

Các ví dụ thuộc khoa học cụ thể:

- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông.

- Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Vì nó nếu lên đc những sự việc sự vật cụ thể

Ví dụ thuộc kiến thức Triết học:

- Mọi sự vậtvà hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

- Vì nó chỉ nêu lên nét khái quát của các sự việc sự vật

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 10]:

Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Trả lời:

Cơ sở để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

- Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự có không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.

- Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 10]:

Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:

- Truyện thần thoại Thần Trụ trời.

- “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. [Khổng tử]

Trả lời:

- Truyện thần thoại "Thần Trụ trời":

+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột,...

+ Yếu tố duy tâm: thần linh [thần Trụ trời]

- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 5 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 10]:

Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Trả lời:

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

GDCD 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 [trang 18 sgk Giáo dục công dân 10]:

Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?

Trả lời:

Vật chất quyết định ý thức và vật chất luôn luôn tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Vật chất bao gồm: Sự vật, hiện tượng và những vật chất cụ thể khác. Con người cũng là một dạng đặc biệt của vật chất.

Vậy sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là các dạng của vật chất.

Ví dụ:

Các sự vật như Trái đất và các sự vật trên trái đất [núi non, sông ngòi, ao hồ…] các sự vật bên ngoài trái đất như: Mặt trời, mặt trăng, sao, các hành tinh, các dãy thiên hà.

Các hiện tượng như: Nắng, mưa, gió, bão, sóng thần, lốc xoáy hay sáng, trưa, chiều, tối…..

Trước khi con người ra đời nó đã hiện diện và tồn tại cho đến bây giờ, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý chí chủ quan của con người.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 [trang 18 sgk Giáo dục công dân 10]:

Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?

Trả lời:

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo nên mặt xã hội trong con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bằng sức mạnh thần bí nào nà “tự bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên”.

Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hóa lâu đai. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo nên.

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 [trang 18 sgk Giáo dục công dân 10]:

Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?

a] Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

b] Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

c] Thả động vật hoang dã về rừng

d] Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

e] Trồng rừng đầu nguồn

Trả lời:

Việc làm đúng bao gồm:

Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

Thả động vật hoang dã về rừng

Trồng rừng đầu nguồn

=> Các việc làm này đúng là bởi vì: đây là những hoạt động tích cực, cảo tạo thế giới khách quan, biết nhận thức tầm quan trọng của động vật tự nhiên và cải tạo thế giới tự nhiên.

Việc làm sai bao gồm:

Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

=> Các việc làm này sai là bởi vì: Đây là những hoạt động tiêu cực, con người hủy hoại thế giới khách quan, hủy hoại đất, ô nhiễm nguồn nước nguồn.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 [trang 18 sgk Giáo dục công dân 10]:

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?

Trả lời:

Em nghĩ, con người hoàn toàn có thể hạn chế tác hại của lũ lụt.

Để hạn chế lũ lụt, cần thực hiện các biện pháp sau:

Trồng rừng để giữa nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nước.

Xây hồ chứa và làm thủy lợi để điều hòa mực nước.

Dùng phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để tránh mưa lớn gây lũ.

GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?

Trả lời:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?

Trả lời:

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Trả lời:

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?

Trả lời:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập củ học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 5 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?

Trả lời:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới [máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…] trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần [ nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên [có nhiều tri thức trẻ, tài năng…]. Ý thức người dân cũng dần thay đổi.

Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 6 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 10]:

Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?

a] Sự dao động của con lắc

b] Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

c] Ma sát sinh ra nhiệt

d] Chim bay

đ] Sự chuyển hóa của các chất hóa học

e] Cây cối ra hoa, kết quả

g] Nước bay hơi

h] Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

i] Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Trả lời:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc

Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi

Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học

Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.

Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

....................................

....................................

....................................

Video liên quan

Chủ Đề