Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất năm 2024

Giáo án dạy thêm môn Văn 7 sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp các thầy cô có thể thiết kế được những bài giảng dạy thêm hấp dẫn, truyền đạt được toàn bộ những kiến thức hay để các em học sinh dễ dàng tiếp thu và cải thiện kết quả học tập của mình sau thời gian học thêm tại nhà trường.

Để có được một bài giảng hay, đòi hỏi các thầy cô phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về bài giảng, vì vậy, giáo án dạy thêm môn Văn 7 chính là một tài liệu giảng dạy mà các thầy cô giáo dạy Văn 7 có thể tham khảo để hoàn thiện được bài giảng của mình một cách tốt nhất. Giáo án dạy thêm môn Văn 7 tổng hợp toàn bộ những nội dung kiến thức có trong chương trình học, thiết kế dưới dạng phần việc cụ thể dành cho giáo viên và học sinh, vì vậy, bài giảng sẽ giúp các thầy cô có được những gợi ý hay giúp trình bày được một bài giảng khoa học, gần gũi, qua đó, việc học của các em học sinh cũng trở nên hiệu quả hơn.

Còn với các thầy cô lớp 6, bộ giáo án dạy thêm môn Văn 6 sẽ giúp các thầy cô có những giờ dạy thêm môn Văn thú vị ngoài giờ trên lớp, các bài giảng trong giáo án dạy thêm môn Văn 6 được soạn thảo chu đáo, đầy đủ nội dung giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian.

Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất năm 2024

Download Giáo án dạy thêm môn Văn 7 - Phần mềm Giáo án điện tử Ngữ văn 7

Giáo án dạy thêm môn Văn 7 được tổng hợp từ rất nhiều tài liệu khác nhau, các nội dung kiến thức được trình bày trong đó rất khoa học, chặt chẽ, cung cấp một cái nhìn đa chiều về nội dung kiến thức học, qua đó, học sinh cũng cảm thấy việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng giáo án dạy thêm môn Văn 7 cũng giúp các thầy cô giáo có thể tiết kiệm được thời gian ngồi soạn giáo án, dành thời gian đó để nghiên cứu các phương pháp giảng dạy gần gũi, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả học tập cao nhất.

Bên cạnh đó, bộ giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa 8 cũng được nhiều thầy cô tìm kiếm, với nội dung các bài giảng là truyền đạt những kiến thức Hóa học cho học sinh khá giỏi môn Hóa, bên cạnh giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa 8, các thầy cô cũng nên tìm kiếm các tài liệu về bài tập nâng cao môn Hóa để cho học sinh luyện tập.

Thông qua giáo án dạy thêm môn Văn 7, các bạn sẽ nắm bắt được các nội dung giảng dạy chương trình chính để chủ động có những chuẩn bị nhất định nhằm hoàn thiện được bài giảng của mình một cách hiệu quả hơn. Nếu như bạn là giáo viên trong lĩnh vực môn Toán, các bạn cũng có thể sử dụng giáo án dạy thêm môn Toán 7 để thực hiện việc ôn luyện cho học sinh đạt được được kết quả cao nhất. Những nội dung được thiết kế trong giáo án dạy thêm môn Toán 7 phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập hiện nay, vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn tài liệu để sử dụng.

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại thơ bốn chữ, về bài thơ Lời của cây mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua câu thơ nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- Gv đặt câu hỏi: Quan sát hình ảnh sau, em hãy miêu tả quá trình phát triển của cây từ hạt?

- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Từ việc mượn hình ảnh về quá trình lớn của cây từ hạt mầm, tác giả văn bản Lời của cây đã miêu tả và gửi gắm một thông điệp đến với chúng ta về chiêm nghiệm cuộc sống của ông. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Lời của cây”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  3. Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ.
  4. Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mần cây trong văn bản Lời của cây.
  5. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  6. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Lời của cây” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì? Nêu bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Nêu những từ ngữ miêu tả và phân tích ý nghĩa của nó trong mỗi giai đoạn phát triển của cây (hạt, mầm, cây).

+ Nhóm 2: Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa tác giả và mầm cây trong văn bản.

+ Nhóm 3: Nêu ý nghĩa về lời của cây thông qua khổ thơ cuối.

+ Nhóm 4: Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Trần Hữu Thung (1923-1999) quê quán ở Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An.

- Tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.

2. Tác phẩm

  1. Thể loại: thơ bốn chữ
  1. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Lời của tác giả

· Khổ thơ đầu: Khi đang là hạt.

· Khổ 2-3-4: Sự phát triển của mầm cây.

· Khổ 5: Khi cây đã thành.

- Phần 2: Khổ 6: Lời của cây

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “LỜI CỦA CÂY”

1. Quá trình phát triển của cây

  1. Khi còn là hạt

- “lặng thinh” à nhân hóa, hạt như cũng có hồn à Sự sống tiềm tàng, chưa được “đánh thức”, phát triển thành cây.

  1. Khi phát triển thành mầm

- “nhú lên như giọt sữa” à trong trẻo, nhỏ bé, dễ thương.

- “thì thầm”, “kiêng gió, kiêng mưa, lớn lên đón tia nắng hồng” à như em bé cần được vỗ về, nghe lời ru, nằm trong nôi là vỏ cây, cần kiêng khem gió mưa, biết “mở mắt” đón tia nắng hồng.

  1. Khi đã thành cây

- “nghe màu xanh”, “bắt đầu bập bẹ” à như em bé chập chững.

2. Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và mầm cây

- Cách ứng xử của chủ thể trữ tình với thiên nhiên: Khi đang là hạt: “cầm trong tay mình” à sự sống được nâng niu.

- “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”: hình ảnh của nhà thơ, thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống.

à Tình cảm: yêu thương, trìu mến, nâng niu.

3. Lời của cây

- Lời của cây là tiếng nói của thiên nhiên đối với con người à Thông điệp về sự lắng nghe, tôn trọng thiên nhiên.

- Ẩn dụ về ý nghĩa của đời người, lớn lên và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp.

III. TỔNG KẾT

*Nội dung

Tác giả gửi gắm thông điệp:

+ Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mới là những mầm non.

+ Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

+ Thông điệp ẩn dụ: các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.

*Nghệ thuật:

- Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa à làm cho bài thơ trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình.

- Sử dụng nhịp thơ linh hoạt (2/2; 1/3) à vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.

- Tiết tấu vui tươi, phù hợp với nội dung của bài thơ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  2. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  3. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Lá nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.

Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

1. Khổ thơ nằm trong bài thơ nào? Thuộc thể loại văn học nào?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ đầu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Trong khổ thơ thứ 2, là lời của ai? Nêu ý nghĩa của khổ thơ đó.

4. Câu thơ nào thể hiện thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc? Thông điệp đó thể hiện về điều gì trong cuộc sống?

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

  1. Khổ thơ nằm trong bài Lời của cây – Thể loại: thơ bốn chữ.
  2. Các biện pháp tu từ được sử dụng:
  3. Biện pháp tu từ ẩn dụ cảm giác: “nghe màu xanh” .
  4. Biện pháp tu từ hoán dụ: “nghe màu xanh” à ý chỉ cái cây.
  5. Biện pháp tu từ nhân hóa: “bắt đầu bập bẹ”.

ð Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

  1. Trong khổ thơ thứ 2, là lời của cây. Qua đó, ta thấy được lời của cây cũng như là tiếng nói của thiên nhiên đối với con người, kêu gọi sự chú ý của loài người về sự lắng nghe, tôn trọng thiên nhiên.
  2. Câu thơ thể hiện thông điệp: Cây chính là tôi/ Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời.

ð Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mới chỉ là những mầm non. Đồng thời, mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.

Mầm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời.

Mầm kiêng gió bắc

Kiếng nhất mưa giông

Nghe mầm mở mắt

Đón tia nắng hồng.

1. Những khổ thơ trên là lời của ai?

2. Xác định cách gieo vần, ngắt nhịp được sử dụng và nêu tác dụng của nó trong khổ thơ trên.

3. Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

4. Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

  1. Những khổ thơ trên là lời của tác giả.
  2. Cách gieo vần chân (mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;...) kết hợp cùng ngắt nhịp 2/2 (mầm đã/thì thầm; đón tia/ nắng hồng,...)

ðTác dụng: Nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp đã góp phần vào việc liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng bạn đọc.

  1. Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống.

Nhân vật “tôi” như một người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hạt mầm. Ngoài ra, nhân vật “tôi” còn chính là người lắng nghe những tâm tình, ở bên cạnh hạt mầm.

  1. Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây: Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt.

ðTình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà tác giả đã gửi gắm trong bài thơ Lời của cây.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Thông qua văn bản Lời của cây của tác giả Trần Hữu Thung, đã để lại cho em nhiều ấn tượng về thông điệp của bài thông qua mượn hình ảnh phát triển của cây. Bài thơ nói về tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên cùng lời nhắn nhủ hãy biết lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống. Đồng thời, bài thơ cũng khẳng định rằng mỗi con người, sự vật đều là những thành phần sẽ tạo nên sự sống giống như việc hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Và hơn thế, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đầy ẩn ý rằng các bạn nhỏ cũng sẽ giống như những mầm cây non kia, cũng sẽ dần dần phát triển và lớn lên để góp công sức của bản thân nhằm xây dựng cho cuộc sống tươi đẹp mai sau.