Giáo án môn sinh học về thuốc hóa học năm 2024

Năng lực nhận thức KHTN:  Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.  Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.  Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.  Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.  Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Nêu được vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống, mối quan hệ giữa sinh học với cuộc sống.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...
  • Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến sinh học.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.
  • Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Giáo viên:
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập
  • Tranh, ảnh minh họa về các ngành nghề liên quan đến sinh học, các thành tựu đạt được trong các ngành nghề đó.
  • Học sinh:
  • Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

  1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu:
  2. Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh.
  3. Kích thích sự tìm tòi của học sinh thông qua quá trình chơi trò chơi. b) Nội dung:
  4. Học sinh tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép bí mật”.
  5. Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì?
  6. Câu 2: Bào quan nào sau đây có chức năng quang hợp? A. Nhân B. Lục Lạp C. Ti thể D. Riboxom
  7. Câu 3: Vật nào dưới đây không phải là vật sống? A. Cây mía B. Cây cau C. Cây kéo D. Con sâu
  8. Câu 4: Cá sấu thuộc lớp nào?
  9. Câu 5: Ở người, những cơ quan nào thuộc hệ bài tiết?
  10. Câu 6: Sự phát triển của các loài bươm bướm, ếch, nhái là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn hay biến thái không hoàn toàn? c) Sản phẩm:
  11. Câu trả lời của học sinh.
  12. Câu 1: tế bào
  13. Câu 2: A
  14. Câu 3: C
  15. Câu 4: bò sát
  16. Câu 5: da, phổi, thận
  17. Câu 6: biến thái hoàn toàn d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  18. GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép bí mật”.
  19. Luật chơi: HS chơi cá nhân; HS chọn 1 trong 6 mảnh, mỗi mảnh tương ướng với 1 câu hỏi, trong 10S nếu trả lời đúng HS sẽ được tặng một phần quà nhỏ từ GV. Nếu trả lời sai, sẽ nhường quyền cho HS khác. *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  20. HS tham gia chơi trò chơi *Báo cáo kết quả và thảo luận
  21. GV gọi ngẫu nhiên HS dơ tay và trả lời đáp án. Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến (nếu có) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  22. GV chốt lại câu trả lời đúng và tặng quà cho HS.

Trò chơi “Lật mảnh ghép bí mật”.

  • Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì?
  • Câu 2: Bào quan nào sau đây có chức năng quang hợp? A. Nhân B. Lục Lạp C. Ti thể D. Riboxom
  • Câu 3: Vật nào dưới đây không phải là vật sống? A. Cây mía B. Cây cau C. Cây kéo D. Con sâu
  • Câu 4: Cá sấu thuộc lớp nào?
  • Câu 5: Ở người, những cơ quan nào thuộc hệ bài tiết?
  1. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  • GV chia lớp thành 4 nhóm lớn (mỗi nhóm 10 HS), phát giấy A0 cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm kẻ bảng theo mẫu (PHT số 1). Sau đó tiến hành nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trong vòng 15 phút để điền thông tin cần thiết vào bảng.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS tiến hành thảo luận nhóm và điền kết quả vào bảng.
  • GV quan sát, hướng dẫn HS. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  • GV yêu cầu đại diện HS của 4 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm.
  • Các nhóm khác quan sát, nhận xét (nếu có).
  • GV đưa ra câu hỏi mở rộng: Tại sao việc ứng dụng các thành tựu của sinh học được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề như môi trường, sức khỏe con người?
  • HS suy nghĩ trả lời: Các ứng dụng đã mang lại nhiều lợi ích như nâng cao chất lượng đời sống con người, cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên như: xây dựng các mô hình sinh thái tự nhiên, sử dụng VSV để xử lí rác thải, nhiều loại thực phẩm sạch ra đời bảo vệ sức khỏe con người, ứng dụng sinh học trong SX lương thực giải quyết nạn đói, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển,... *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV nhận xét quá trình hoạt động nhóm và hoàn thiện kiến thức.
  • Chuyển ý: Sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống con người, hiện nay có rất nhiều ngành nghề phổ biến liên quan đến sinh học và đó là những ngành nghề nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
  1. Sinh học và các lĩnh vực của sinh học
  • PHT số 1.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến sinh học (10 phút) a) Mục tiêu:

  • Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
  • Nêu được vai trò của ngành nghề đó đối với đời sống con người. b) Nội dung:
  • Nghiên cứu nội dung các ngành nghề liên quan đến sinh học, tổ chức thảo luận và chia sẻ các ngành nghề mình dự định lựa chọn có liên quan đến sinh học. c) Sản phẩm: *Kiến thức cần nhớ: Các ngành nghề liên quan đến sinh học
  • Sinh học và các ngành y – dược học.
  • Sinh học và ngành pháp y.
  • Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
  • Sinh học và công nghệ thực phẩm.
  • Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Các ngành nghề dự định lựa chọn: Chăm sóc sức khỏe, giảng dạy, nghiên cứu,.... d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các ngành nghề liên quan đến

(GV sử dụng phương pháp dạy học dự án “ Trong tương lai tôi sẽ là...”)

  • GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
  • Câu 1: Có bao nhiêu ngành nghề liên quan đến sinh học? Đó là các ngành nghề nào?
  • Câu 2: Vai trò của ngành nghề đó đối với đời sống con người như thế nào?
  • Câu 3: Em hãy nêu một số thành tựu ở các ngành đó?
  • GV tiếp tục cho HS thảo luận theo cặp chia sẻ về ngành nghề mình dự định lựa chọn sau này. *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS tiến hành trả lời các câu hỏi:
  • Câu 1: Có 5 ngành nghề liên quan  Sinh học và các ngành y – dược học.  Sinh học và ngành pháp y.  Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.  Sinh học và công nghệ thực phẩm.  Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Câu 2: (Đáp án ở phần ND).
  • Câu 3: Tạo ra các giống cây trồng chống chịu virus; nhân giống vô tính bò, chó, mèo; sử dụng dấu vân tay làm thẻ căn cước,...
  • HS tiến thảo luận theo cặp về ngành nghề mình lựa chọn trong tương lai. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  • GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi 1, 2. Các HS khác theo dõi, nhận xét (nếu có).
  • GV mời một vài cặp HS lên bảng chia sẻ ngành nghề dự định tương lai của mình.
  • Câu hỏi bổ sung: Để biến lựa chọn bây giờ thành hiện thực, em cần phải làm gì? *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

sinh học Các ngành nghề liên quan đến sinh học:

  • Sinh học và các ngành y – dược học: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
  • Sinh học và ngành pháp y: giám định y khoa, hỗ trợ điều tra trong các vụ án hình sự.
  • Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp:
  • Nông nghiệp: đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
  • Lâm nghiệp: trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí.
  • Ngư nghiệp: nuôi trồng, quản lí và khai thác hợp lí các loài thủy, hải sản.
  • Sinh học và công nghệ thực phẩm: Phục vụ nhu cầu và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
  • Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường: đưa ra các phương pháp phân tích chất lượng môi trường để từ đó đưa ra biện pháp xử lí kịp thời đồng thời chế tạo ra nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a) Mục tiêu:
  • Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi luyện tập, củng cố lại kiến thức.
  • Câu 1: Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp Trung học phổ thông.
  • Câu 2: Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hàng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.
  • Câu 3: Em hãy đưa ra ý kiến về triển vọng tương lai của ngành nghề chăm sóc sức khỏe? c) Sản phẩm:
  • Câu trả lời của HS:
  • Câu 1: Trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh sẽ lần lượt nghiên cứu sinh học theo các lĩnh vực phân chia dựa vào các cấp độ tổ chức của thế giới sống:  Lớp 10: Tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, cho ý kiến. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV nhận xét các ý kiến của HS.
  • GV tổng kết lại kiến thức đã học.

 Hướng dẫn tự học ở nhà (1 phút)

  • Học bài cũ trước khi đến lớp.
  • Chuẩn bị phần tiếp theo: III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội.Tiết 2
  • Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút) a) Mục tiêu:
  • Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh.
  • Kích thích sự tìm tòi của học sinh thông qua quá trình chơi trò chơi. b) Nội dung:
  • Học sinh tham gia trò chơi “Nghề chọn người”
  • Luật chơi: GV gọi ngẫu nhiên 5 bạn chơi trò chơi. Mỗi HS sẽ quay vòng quay và quay trúng ô nói về ngành nghề sinh học nào sẽ mô tả đặc điểm của ngành nghề đó, trong 40s HS nào trả lời đúng sẽ nhận được được phần quà từ GV. HS nào không trả lời đúng sẽ nhường quyền trả lời cho các bạn khác. Nếu quay vào ô may mắn sẽ nhận được quà và không cần trả lời. c) Sản phẩm:
  • Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  • GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nghề chọn người”.
  • Luật chơi: HS chơi cá nhân; GV gọi ngẫu nhiên 5 bạn chơi trò chơi. Mỗi HS sẽ quay vòng quay và quay trúng ô nói về ngành nghề sinh học nào sẽ mô tả đặc điểm của ngành nghề đó, trong 40s HS nào trả lời đúng sẽ nhận được được phần quà từ GV. HS nào không trả lời đúng sẽ nhường quyền trả lời cho các bạn khác. Nếu quay vào ô may mắn sẽ nhận được quà và không cần trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS tham gia chơi trò chơi *Báo cáo kết quả và thảo luận
  • HS trả lời đặc điểm của ngành nghề ở các ô. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV chốt lại câu trả lời đúng và tặng quà cho HS.
  • GV dẫn dắt vào bài mới: Bước đầu các em đã hiểu được lĩnh vực sinh học là như thế nào, vai trò của nó đối với đời sống xã hội và biết được những ngành nghề liên quan đến sinh học. Vậy sinh học có vai trò gì trong sự phát triển bền vững của xã hội? Ảnh hưởng của sinh học với những vấn đề xã hội được thể hiện như thế nào, bài học hôm nay chúng ta

Trò chơi “Nghề chọn người”

  • Các ngành nghề liên quan đến sinh học:  Sinh học và các ngành y – dược học.  Sinh học và ngành pháp y.  Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.  Sinh học và công nghệ thực phẩm.  Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.

cùng tìm hiểu.

  1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững và vai trò của sinh học trong phát triển bền vững (15 phút) a) Mục tiêu:
  2. Trình bày được khái niệm phát triển bền vững.
  3. Nêu được vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống. b) Nội dung: Nghiên cứu khái niệm phát triển bền vững và vai trò của sinh học đối với sự phát triển bền vững thông qua thảo luận, trao đổi giữa GV và HS. c) Sản phẩm: Kiến thức cần ghi nhớ
  4. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
  5. Vai trò của sinh học đối với sự phát triển bền vững:
  6. Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
  7. Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp CSKH giúp cho chính phủ có những chiến lược kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững.
  8. Việc trang bị kiến thức sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  9. GV dẫn dắt: Khoa học càng phát triển đem lại nhiều thách thức không nhỏ đối với đời sống xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thu hẹp đất đai,... trước những thách thức đó đòi hỏi các nhà khoa học, các chuyên gia, các công dân đều phải có sự hiểu biết nhận định về sinh học, đưa ra những giải pháp để phát triển bền vững.
  10. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
  11. Câu 1: Thế nào là phát triển bền vững?
  12. Câu 2: CSKH của phát triển bền vững là gì?
  13. Câu 3: Vai trò của sinh học đối với sự phát triển bền vững?
  14. Câu 4: Liệt kê một số hoạt động thường ngày của chúng ta ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững? *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  15. HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
  16. Câu 1: Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
  17. Câu 2: Phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng không làm tổn hại đến môi trường sống và sự phát triển của các thế hệ tương lai.
  18. Câu 3: (ND)
  19. Câu 4: Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. Khai thác rừng, săn bắt

III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

  1. Thế nào là sự phát triển bền vững? Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
  2. Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững
  3. Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
  4. Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp CSKH giúp cho chính phủ có những chiến lược kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững.
  5. Việc trang bị kiến thức sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV chia lớp thành 3 nhóm lớn để thảo luận các chủ đề sau trong 5 phút: Nhóm 1: Sinh học và vấn đề đạo đức Nhóm 2: Sinh học và kinh tế Nhóm 3: Sinh học và công nghệ GV cho HS quan sát những hình ảnh liên quan đến từng chủ đề và gợi ý những vấn đề cần thảo luận:
  • Nhóm 1:  Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng con người làm thí nghiệm không? Vì sao?  Vì sao nghiên cứu sinh học cần phải hướng thiện, không ác ý hay vì lợi nhuận?
  • Nhóm 2:  Thế kỉ 21 người ta còn gọi là thế kỉ của ngành công nghệ sinh học vì nó mang lại những ứng dụng có giá trị kinh tế đối với cuộc sống con người, em hãy nêu một số thành tựu đạt được của ngành này?  Bên cạnh những lới ích mang lại đó, những ứng dụng của ngành sinh học có những rủi ro bất lợi gì?
  • Nhóm 3:  Sinh học và công nghệ có mối liên hệ gì với nhau?  Trong tương lai, con người có thể tái sinh được các loài sinh vật bị tuyệt chủng không? Tại sao?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS hoạt động theo nhóm, trao đổi và thảo luận chủ đề được giao.
  • GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  • GV mời đại diện các nhóm trình bày chủ đề thảo luận
  • Các HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV nhận xét quá trình hoạt động nhóm, tuyên dương và cho điểm.

III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội 3. Sinh học và những vấn đề xã hội a. Sinh học và vấn đề đạo đức: Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội (tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng). b. Sinh học và kinh tế: Những ứng dụng sinh học đem lại những giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (tạo giống cây biến đổi gene, tạo giống cây nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào,...) bên cạnh đó cũng có những rủi ro, gây bất lợi cho những ứng dụng này. c. Sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ mô phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.

  • GV tổng hợp lại kiến thức cho HS.
  • Hoạt động 3: Luyện tập (4 phút) a) Mục tiêu:
  • Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: Chơi trò chơi “Nhổ cà rốt” Câu 1: Hoạt động thường ngày của chúng ta ảnh hưởng tốt đến sự phát triển bền vững?
  1. Tham gia dọn dẹp sạch sẽ khu vực nơi ở, đường đi trong xóm, làng. B. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. C. Khai thác rừng, săn bắt động, thực vật quá mức. D. Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định. Câu 2: Khi nghiên cứu sinh cần lưu ý những vấn đề gì để không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội? A. Công bằng, hướng thiện B. Tôn trọng quyền con người, hướng thiện, công bằng C. Tôn trọng con người, hướng thiện D. Tôn trọng con người, công bằng Câu 3: Thành tựu nào sau đây thuộc ngành công nghệ sinh học? A. Tên lửa B. Chế tạo ô tô không người lái C. Tạo giống cây biến đổi gene D. Robot hút bụi nhà cửa Câu 4: Có bao nhiêu vấn đề xã hội liên quan đến sinh học? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 c) Sản phẩm:
  • Câu trả lời của HS:
  • A 2. B 3. C 4. C d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  • GV tổ chức trò chơi “Nhổ cà rốt” , nêu luật chơi và mời 4 bạn bất kì tham gia trò chơi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS tiến hành tham gia trò chơi. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  • GV gọi từng bạn trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • GV đánh giá, trao thưởng và hoàn thiện các câu trả lời.

Trò chơi “Nhổ cà rốt”

  • Luật chơi: Học sinh chọn đáp án nào bạn hãy bấm vào củ cà rốt theo đáp án đó. Chú thỏ sẽ tự đi đến nhổ cà rốt và sẽ biết được đáp án đúng, sai. Cuối cùng bấm vào bác nông dân sẽ ra đáp án đúng.
  • Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a) Mục tiêu:
  • Vận dụng kiến thức đã học thảo luận những vấn đề liên quan đến thực tiễn. b) Nội dung: Chủ đề thảo luận Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo được nhu cầu ngày càng gia tăng của con người (về lương thực, thực phẩm, năng lượng, thuốc chữa bê ̣nh cùng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp,...) trong khi vẫn hạn chế được tối đa những tác động bất lợi của con người đối với tự nhiên (phát triển bền vững)? Hãy đề xuất một vài biện pháp cụ thể c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu Mã hóa 1ề năng lực aăng lực sinh học

Nhận thức sinh học

  • Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu sinh học như phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.

(1)

  • Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học. (2)
  • Giới thiệu được phương pháp tin sinh học. (3) Tìm hiểu thế giới sống

Hiểu được phương pháp nghiên cứu sinh học và các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học

(4)

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

  • Vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học như quan sát, đặt câu hỏi, xây dựng giải thuyết, thiết kế và tiến hành thí nghiệm, điều tra và khảo sát thực địa, làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

(5)

băng lực chung Tự chủ và tự học Tự lực nghiên cứu thông tin SGK để hiểu đối tượng nghiên cứu của sinh học và các phương pháp cần được dùng trong nghiên cứu môn sinh học.

(6)

Giao tiếp và hợp tác

-Thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả làm việc nhóm.

(7)

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Có khả năng tiến hành và thiết kế được một thí nghiệm theo tiến trình nghiên cứu khoa học.

(8)

2ề phẩm chất Trách nhiệm Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung.

(9)

Trung thực Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động của bản thân và bạn. (10)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  • Dạy học trực quan
  • Dạy học theo nhóm
  • Kĩ thuật động não IIIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Đối với giáo viên
  • Hình 2; H.2, H.2, H.2, H.2 SGK
  • Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong sách giáo khoa.
  • Chuẩn bị đầy đủ SGK, Đọc bài 2, bút, vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (mã hóa)

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KTDH chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động Câu hỏi Câu hỏi, hoạt động nhóm Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2. Tìm hiểu Phương pháp nghiên cứu Sinh học

(1), (4), (6),

(7), (9), (10).

Phiếu học tập

Dạy học theo nhóm

Phiếu học tập

Hoạt động 2. Tìm hiểu Các thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học

(2), (6), (7),

(9), (10)

Câu hỏi -Dạy học theo nhóm - Dạy học quan sát

Kết quả trả lời câu hỏi

Hoạt động 2. Tìm hiểu Các kỹ năng trong tiến hành nghiên cứu khoa học

(4), (5), (9),

(10)

Câu hỏi Dạy học vấn đáp - tìm tòi Kĩ thuật động não

Kết quả trả lời câu hỏi

Hoạt động 2. Tìm hiểu Tin sinh học – Công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học

(3), (7), (9),

(10)

Câu hỏi -Dạy học theo nhóm

Kết quả trả lời câu hỏi

Hoạt động 3. Luyện tập

(5) Câu hỏi Kĩ thuật động não -Vấn đáp

Hoạt động 4. Vận dụng

(5), (8) Câu hỏi Giao bài tập Vở bài tập.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu:
  2. Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học. b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là gì? Câu 2: Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề gì? Câu 3: Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì? c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động cá nhân trả lời Câu 1. Sinh vật Câu 2. Sự sống. Câu 3. Tế bào d. Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  3. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, GV đưa ra câu hỏi, HS nào giơ tay nhanh nhất thì được quyền trả lời. Nếu trả lời sai, sẽ nhường quyền cho HS khác.
  4. HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS giơ tay nhanh trả lời câu hỏi GV đưa ra và chọn phần quà.
  5. Bước 4: Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
  6. Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.
  7. Một số kỹ thuật phòng thí nghiệm:
    • Phương pháp giải phẫu
    • Phương pháp làm tiêu bản tế bào/nhiễm sắc thể.
  8. Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích. Các phương pháp thường được sử dụng như:
  9. Phương pháp nghiên cứu, phân loại sinh vật.
  10. Phương pháp tách chiết.
  11. Phương pháp nuôi cấy. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Nội dung bài học *Chuyển giao nhiệm vụ:
  12. GV chia lớp thành 3 nhóm ( 7-9 HS/ nhóm). Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát Hình 2 hoạt động theo nhóm dưới sự phân công của GV để hoàn thành phiếu học tập số 1.
  13. HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ:
  14. GV quan sát, theo dõi HS hoạt động
  15. HS đọc thông tin theo yêu cầu của GV, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi theo sự phân công của GV *Báo cáo, thảo luận:
  16. GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm.
  17. HS đại diện trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung. *Kết luận, nhận định:
  18. GV nhận xét, kết luận kiến thức.
  19. HS lắng nghe, tiếp nhận

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC

  • Phương pháp quan sát: là phương pháp sử dụng trí giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát. Phương pháp quan sát được thực hiện theo ba bước:
  • Bước 1: Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát.
  • Bước 2: Tuỳ theo từng đối tượng và phạm vi quan sát mà xác định công cụ quan sát cho phù hợp (kính hiển vi, kính lúp,...).
  • Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.
  • Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: là phương pháp sử dụng các dụng cụ, hoá chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.
  • Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hoá chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
  • Bước 2: Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm. Từ việc quan sát và phân tích kết quả, người nghiên cứu giải thích và kết luận cho kết quả thí nghiệm đó. *Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm thường dùng ở THPT: Phương pháp giải phẫu, phương pháp làm và quan sát tiêu bản.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm
  • Bước 4: Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học: là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích. Để thực nghiệm khoa học, người nghiên cứu cần tiến hành theo ba bước sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.
  • Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu. Trong bước này, người nghiên cứu có thể dùng các phương pháp khác nhau tuỳ mục đích thực nghiệm: nghiên cứu và phân loại để định danh các loài sinh vật; tách chiết các chế phẩm sinh học;

nuôi cấy mô, tế bào;...

  • Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm. Hoạt động 2. Tìm hiểu Các thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học a. Mục tiêu: (2), (6), (7), (9), (10) b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 14 và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của trường em và cho biết những thiết bị này dùng để nghiên cứu những lĩnh vực nào của sinh học? c. Sản phẩm học tập: Trong nhà trường thường sử dụng một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như: Kính hiển vi, kính lúp, pipet, đèn cồn, ống nghiệm, cốc đong, ...
  • Kính hiển vi giúp con người nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử.
  • Máy li tâm được sử dụng trong kỹ thuật phân đoạn tế bào.
  • Kính lúp để quan sát các mẫu vật.
  • Các thiết bị khác dùng để tiến hành các thí nghiệm. dổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Nội dung bài học *Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • GV Phân công nhiệm vụ cho HS. Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin trong SGK ở mục II, trả lời câu hỏi.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ:
  • HS đọc thông tin theo yêu cầu của GV, để trả lời câu hỏi theo sự phân công của GV *Báo cáo, thảo luận:
  • HS trả lời, HS khác lắng nghe, phản biện, góp ý, bổ sung. *Kết luận, nhận định: GV nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận

II. CÁC THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

MÔN SINH HỌC

  • Có rất nhiều thiết bị khác nhau từ đơn giản đến phức tạp được sử dụng trong nghiên cứu sinh học như kính hiển vi, máy li tâm, kính lúp, pipet, đèn cồn, cốc đong...
  • Ống nghiệm: dùng làm thí nghiệm về các phản ứng hoá học.
  • Ống nhỏ giọt: lấy và nhỏ hoá chết lên tiêu bản, mẫu vột.
  • Lam kính và lamen: dùng làm tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi quang học.
  • Đèn cồn: đun sôi mẫu cột có thể tích nhỏ, tạo tiêu bản vết bôi,...
  • Cốc thủy tinh: đựng hoá chất.
  • Giấy lọc: lọc các dung dịch nghiền mẫu bột để chắt lấy dịch lọc.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thiết bị nào dù đơn giản hay phức tạp, chúng ta cần hiểu rõ cấu trúc, cách vận hành và sử dụng thiết bị để tránh làm hư hỏng dụng cụ, máy móc, thiết bị cũng như thu được kết quả chính xác và đảm bảo an toàn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu Các kỹ năng trong tiến hành nghiên cứu khoa học a. Mục tiêu: (4), (5), (9), (10) b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:

Tổ chức thực hiện Nội dung bài học *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát hình, trả lời câu hỏi

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân quan sát hình trả lời câu hỏi *Báo cáo, thảo luận:
  • HS trả lời, HS khác lắng nghe, phản biện, góp ý, bổ sung. *Kết luận, nhận định: GV nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận

III. TIN SINH HỌC – CÔNG CỤ NGHIÊN

CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống.

 Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi , (5). b. Nội dung:. HS hoạt động theo nhóm 4 HS trả lời các câu hỏi: Câu 1: Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Cho ví dụ. Câu 2: Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học? c. Sản phẩm học tập: Câu 1: Các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp quan sát hoặc phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: