Giáo dục phổ thông mới là gì

Việc giảng dạy thay vì truyền thụ kiến thức một chiều thì giờ đây mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là học sinh phải phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân.

Việc giảng dạy thay vì truyền thụ kiến thức một chiều thì giờ đây, học sinh phải là trung tâm của quá trình này.

Điều đó có nghĩa, học sinh phải được thực hành, thực tế nhiều hơn. Năm nay đã là năm thứ 4 triển khai chương trình mới ở cả 3 cấp học. Các nhà trường đang nỗ lực trong điều kiện của mình để tổ chức nhiều hoạt động. Ví dụ ngay như dịp năm mới, khi giảng dạy các bài học về hoạt động đón Tết truyền thống, học sinh sẽ không chỉ mơ hồ nghe, chép mà phải được tự tay làm.

Tất cả những chương trình ngoại khóa hay những tìm hiểu về thế giới xung quanh, nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện để học sinh được tự mình trải nghiệm, tự tìm hiểu kiến thức. Ở trường, lớp chỉ là nơi tổ chức để các em có thể trình bày những hiểu biết, sản phẩm của mình mà thôi.

Việc giảng dạy thay vì truyền thụ kiến thức một chiều thì giờ đây, học sinh phải là trung tâm của quá trình này.

Còn trong giờ học về trang phục truyền thống thì học sinh cũng phải tự học cách đi đứng, học cách cảm nhận âm nhạc, học cách biểu diễn cùng các bạn, các em không chỉ có kiến thức về thẩm mỹ, về văn hóa mà điều lớn hơn là những học sinh này đã tự tin hơn vào bản thân.

Còn một cách tổ chức giờ học tiếng Việt sáng tạo khác. Cũng là luyện dùng từ, luyện đặt câu nhưng bằng hình thức viết thiệp chúc mừng năm mới. Các em được khuyến khích tặng những tấm thiệp này cho chính thầy cô, bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

Thực hành, vận dụng trong từng tiết học, từng hoạt động, đó là cách học thật dễ hiểu, dễ nhớ và lại tạo ra nhiều kết quả mới.

Ở bậc THCS, kiến thức đã nâng lên một mức cao hơn, việc học sẽ khó tiếp thu hơn. Nhất là những môn khoa học như Hóa học, Sinh học, Vật lý, nhiều học sinh cảm thấy sợ khi học các môn này. Thế nhưng, khi các địa phương, các nhà trường đầu tư tốt về cơ sở vật chất, giáo viên có đầy đủ phương tiện để tổ chức các giờ thực hành, kết quả sẽ thay đổi.

Đối với các môn thực hành như Sinh học, học sinh được tự thực hành tháo lắp, quan sát mô hình cơ thể người. Từng bộ phận một tháo rời là từng kiến thức về tim về phổi, về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp được khám phá.

Trực tiếp trên mô hình này, qua giảng giải của cô giáo, các em đã hiểu nhiều tình huống cụ thể. Ví dụ, vì sao khi đầy bụng, khó chịu, lại xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Khi quan sát tế bào bằng kính hiển vi, bạn nào cũng được thực hành, nhờ vậy, kiến thức được khám phá trở nên thú vị chứ không hề mơ hồ, khó hiểu.

Công cuộc đổi mới giáo dục đang đòi hỏi các giáo viên phải nỗ lực. Nhưng để giáo viên làm tốt vai trò của mình, ngành giáo dục, các địa phương phải có sự đầu tư tốt về cơ sở vật chất. Các thiết bị dạy và học phải có đủ, tiếp đó là hiện đại mới hỗ trợ hiệu quả cho bài giảng.

Cũng có nhiều bài học mà việc thực hành, thực tế không đòi hỏi phải chuẩn bị, đầu tư nhiều. Sự chủ động và vận dụng hiệu quả giữa lý thuyết với thực hành của giáo viên luôn mang lại những giá trị giáo dục tích cực cho học sinh.

Ở bậc học Trung học phổ thông, việc học giờ đây sẽ phải gắn sát hơn nữa với thực tế. Bởi 3 năm học này sẽ quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em. Kiến thức phức tạp hơn trong khi nhiệm vụ học tập lớn hơn, học tập với nhiều em lúc này thực sự là giai đoạn khó khăn. Vậy, các hoạt động thực hành, thực tế trong nhà trường có thể tổ chức như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành.

Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình hiện hành một số điểm sau:

Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến đóng góp của dư luận xã hội.

Chương trình dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc trung học phổ thông.

Dưới đây là những điểm khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành.

Ảnh minh họa.

1. Lần đầu tiên định hình “sản phẩm” giáo dục

Điểm hoàn toàn mới trong chương trình đổi mới giáo dục sắp được triển khai là lần đầu tiên, ngành giáo dục đưa ra được mô hình “sản phẩm” tương lai của mình.

Cụ thể, theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu với 10 năng lực cốt lõi.

Các phẩm chất chủ yếu này gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Các năng lực cốt lõi gồm ba năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn.

Các năng lực chung là tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực này sẽ được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển.

Các năng lực chuyên môn gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Các năng lực chuyên môn này được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.

Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những biểu hiện cụ thể của học sinh cần đạt được ở từng cấp học.

2. Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho người học

Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi là căn cứ để xây dựng chương trình môn học và hoạt động giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá kết quả giáo dục học sinh và chất lượng giáo dục phổ thông.

Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục không hàn lâm như hiện tại mà là những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, cần có để xây dựng phẩm chất, năng lực đã đề ra.

Phương pháp giáo dục sẽ không còn lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống. Theo chương trình mới, giáo viên chỉ là người khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra ý nghĩa bài học. Giáo viên phải tổ chức, động viên học sinh hoạt động, trao đổi nhóm, nói lên ý nghĩ của mình.

Giáo dục cũng không cào bằng như hiện nay mà hướng tới cá nhân hóa theo năng lực của từng học sinh. Nội dung dạy học được tích hợp ở các bậc học thấp và phân hóa dần ở các bậc học cao hơn.

Chương trình giáo dục chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.

Các phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng sẽ thày đổi phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục để hỗ trợ giáo dục đạt mục tiêu đề ra.

3. Sẽ có nhiều sách giáo khoa

Chương trình giáo dục hiện hành chỉ có một bộ sách giáo khoa chính thống trên toàn quốc từ lớp một đến lớp 12, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và Nhà xuất bản Giáo dục độc quyền phát hành.

Chương trình mới hướng đến hình thành năng lực và phẩm chất cho người học. [Ảnh minh họa: TTXVN]

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, thì các tổ chức, cá nhân có năng lực đều có thể tham gia viết sách giáo khoa. Việc lựa chọn sách nào sẽ do học sinh, phụ huynh, giáo viên quyết định. Các trường cũng ko phải chọn trọn một bộ mà họ có thể chọn nhiều sách từ các bộ khác nhau.

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị thông tư quy định quy chuẩn tổ chức, cá nhân viết sách giáo khoa, quy trình biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách, tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ vẫn soạn thảo một bộ sách giáo khoa nhằm đảm bảo chắc chắc việc có sách cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, bộ sách này không có tính pháp định bắt buộc sử dụng.

4. Giáo dục cơ bản 9 năm

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục cơ bản sẽ kết thúc ở lớp 9, gồm 5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở.

Giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh sẽ phải học bắt buộc 11 nội dung giáo dục, gồm 10 môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học bắt buộc ở bậc tiểu học gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Các môn học bắt buộc ở bậc trung học cơ sở gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Giai đoạn giáo dục cơ bản có hai môn tự chọn là Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc thiểu số.

5. Ba năm giáo dục định hướng nghề nghiệp

Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển ba năm trung học cơ sở thành giai đoạn định hướng nghề nghiệp với nhiều đổi mới so với chương trình hiện tại.

Theo đó, ở bậc học này chỉ còn 5 môn học bắt buộc thay vì bắt buộc học tất cả 13 môn như hiện nay.

Các môn học bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học được lựa chọn chia thành ba nhóm. Nhóm khoa học xã hội gồm môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Nhóm khoa học tự nhiên gồm môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.

Học sinh chọn 5 môn trong số các môn được lựa chọn, mỗi nhóm ít nhất một môn.

Ngoài ra, bậc học này còn một số nội dung bắt buộc khác như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, chuyên đề học tập bắt buộc [ba chuyên đề], chương trình giáo dục địa phương.

6. Xuất hiện thêm môn học mới: Hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông là nội dung hoàn toàn mới lạ trong chương trình giáo dục phổ thông sắp được triển khai.

Nội dung cơ bản của chương tình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp.

Nội dung này được triển khai qua bốn nhóm hoạt động chính: hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hương nghiệp.

Học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên.

Hoạt động này giúp thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.

Khái niệm về giáo dục phổ thông là gì?

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần thuộc hệ thông giáo dục quốc dân. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau: Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu chính là giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, theo phương thức dạy những kiến ​​thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

1 tiết học cấp 3 bao nhiêu phút?

Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút. - Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. 4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Cấp 1 có bao nhiêu môn học?

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cụ thể là: - Lớp 1 và lớp 2: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật], Hoạt động trải nghiệm và 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1.

Chủ Đề