Hai xu hướng chính của bộ phận văn học công khai là gì

Bộ phận văn học công khai chia thành mấy xu hướng? Kể tên, nêu đặc điểm?

Video văn học công khai là gì

Khái quát văn học Việt Nam và soạn văn 12 khái quát văn học việt nam

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

– Hoàn cảnh: Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau gần nửa thế kỉ bình định về quân sự, đến khoảng thế kỉ XX, chúng mới tiến hành khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương. Hoạt động in ấn xuất bản và báo chí phát triển mạnh, sáng tạo thơ văn đã trở thành một nghề kiếm sống.

– Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn từ thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
  • Giai đoạn từ khoảng năm 1920 đến năm 1930
  • Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Bộ phận văn học công khai

– Phân hóa thành khai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

– Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. Các đề tài chủ yếu như tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Một số tác giả tiêu biểu như: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lan, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…

– Văn học hiện thực tập trung vào phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sau phản ánh tình cảm khốn khổ của các tầng lớp bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Một số tác giả như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng…

b. Bộ phận văn học không công khai

– Trong bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng, tiêu biểu là thơ văn sáng tác trong tù.

– Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai [văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kỳ Mặt trận dân chủ] nhưng chủ yếu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường.

– Một số tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

– Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các bộ phận các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khấn trưởng, mau lẹ.

– Điều đó thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm cũng như sự hình thành và đổi mới về các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam

– Về nội dung, văn học đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đạt được những thành tựu to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

a. Anh [chị] hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

– Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Những nhân tố đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

  • Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc.
  • Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp.
  • Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương.
  • Hoạt động in ấn, xuất bản và báo chí phát triển mạnh mẽ.
  • Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống.

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 [Từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920]: Đây là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
  • Giai đoạn 2 [Từ năm 1920 đến 1930]: Nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.
  • Giai đoạn 3 [Từ năm 1930 đến năm 1945]: nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

– Sự phức tạp: Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

– Điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

  • Văn học công khai: tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
  • Văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường; gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

  • Sự thúc bách của thời đại
  • Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc.
  • Sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm
  • Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2.

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

– Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam:

  • Chủ nghĩa yêu nước.
  • Chủ nghĩa nhân đạo.
  • Tinh thần dân chủ.

– Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp tích cực đến văn học Việt Nam.

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Một số thể loại văn học mới: phóng sự, lý luận phê bình văn học… Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra:

– Tiểu thuyết:

  • Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được chỗ đứng của mình.
  • Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm
  • Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết.
  • Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

– Thơ:

  • Trước năm 1930, ngôi sáng sáng nhất trên bầu trời thơ ca là Tản Đà.
  • Đầu những năm 30, phong trào Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.
  • Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tựu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

IV. Luyện tập

Văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX [từ 1900 đến 1930] là văn học giai đoạn giao thời vì:

Gợi ý:

Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau.

Tổng kết:

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành bộ phận với nhiều xu hướng văn học, phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.

Tags

Soạn văn 11

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945

Hướng dẫn học bài:

Đọc kĩ bài học để nắm vững:

1. Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a] Anh [chị] hiểu thế nào về khái niệm "hiện đại hóa văn học" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b] Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai [về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính và chất] ?

c] Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy.

2. Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

a] Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?

b] Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Luyện tập

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX [từ 1900 đến 1930] là văn học giai đoạn giao thời?

Lời giải:

Câu 1 trang 90-91 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a] Anh [chị] hiểu thế nào về khái niệm "hiện đại hóa văn học" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

Trả lời:
- Khái niệm "hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.
- Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa :
+ Xã hội: Xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc : xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
+ Văn hóa: Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây [Pháp].
+ Giáo dục: Lực lượng sáng tác chủ yêu : Tầng lớp trí thức Tây học [ tiếp cận với nền văn học Pháp].
+ Chữ viết: chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ nôm trong nhiều lĩnh vực.
+ Báo chí: Nghề in, xuất bản, báo chí, dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.
+ Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học.
- Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn.
+ Giai đoạn thứ nhất [từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920] đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học.
+ Giai đoạn thứ hai [khoảng từ 1920 đến 1930] là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba.
+ Giai đoạn thứ ba [từ khoảng năm 1930 đến năm 1945] là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

b] Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai [về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính và chất] ?

Trả lời:
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: Văn học công khai và văn học không công khai.
- Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau về đặc điểm nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, nên văn học công khai lại phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
- Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.

c] Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy.

Trả lời:
- Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.
- Do chủ quan của nền văn học [đây là nguyên nhân chính].
- Do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.
- Ngoài ra cũng cần phải nhận ra rằng, thời kì này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống. Đây là lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.

Câu1 trang 90-91 SGK Ngữ Văn 11 tập 1:Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

a] Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?

Trả lời:
- Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là yêu nước, anh hùng và nhân đạo. Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp tục phát huy truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ.

b] Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Trả lời:
- Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...
- Sự cách tân, hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết được thể hiện ở chỗ có sự thay đổi về hệ thống thi pháp. Tiểu thuyết hiện đại chú trọng xây dựng tính cach nhân vật hơn cốt truyện, đi sâu vào nội tâm nhân vật, thuật truyện không theo trật tự thời gian tự nhiên, tả thực, ngôn ngữ lời văn hiện đại, gần gũi với đời thường, từ bỏ lối văn biền ngẫu...
- Sự cách tân, hiện đại hóa ở thơ ca: Thơ mới phá bỏ các quy phạm chặt chẽ của thơ cũ, chuyển từ cái ta chung chung sang cái Tôi cá nhân.

II. Luyện tập

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX [từ 1900 đến 1930] là văn học giai đoạn giao thời?

Trả lời:
- Hiện đại hóa văn học là một quá trình. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ. Vì thế, văn học từ năm 1990 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.

Giải các bài tập Tuần 9 SGK Ngữ văn 11 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề