Tại sao Hoa Kỳ nhanh chống trở thành cường quốc kinh tế

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Những đặc điểm của một siêu cường
  • 3 Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
  • 4 Những siêu cường hiện nay
    • 4.1 Hoa Kỳ
  • 5 Sự tranh luận về Liên minh châu Âu
    • 5.1 Cơ cấu Liên minh châu Âu
  • 6 Những siêu cường tiềm năng đang nổi lên
    • 6.1 Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
    • 6.2 Cộng hòa Ấn Độ
    • 6.3 Liên bang Nga
    • 6.4 Cộng hòa Liên bang Brasil
  • 7 Tham khảo

Nguồn gốcSửa đổi

Thuật ngữ "siêu cường" được sử dụng để miêu tả các quốc gia có vị thế lớn hơn vị thế cường quốc ngay từ đầu thập niên 1930, nhưng nó chỉ mang nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết sau Chiến tranh thế giới thứ hai[8].

Thuật ngữ theo nghĩa chính trị hiện nay đã được đưa ra trong cuốn sách Các Siêu cường do William Thornton Rickert Fox, một giáo sư về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Đại học Columbia, viết năm 1943. Fox sử dụng từ này để xác định một phạm trù mới về quyền lực ở mức cao nhất có thể đạt được trong một thế giới theo đó, như cuộc chiến tranh xảy ra khi đó đã chứng minh, các quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế. Theo ông, [ở thời điểm đó] có ba quốc gia siêu cường: Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết và Đế chế Anh.

Khủng hoảng Kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điều rằng, Đế chế Anh, về kinh tế đã bị tàn phá sau hai cuộc chiến tranh thế giới, không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang bằng với Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ mà không hy sinh bớt những nỗ lực tái thiết của mình, thậm chí khi cùng cộng tác với Pháp và Israel. Vì thế, Anh đã trở thành đồng minh mạnh nhất, thân cận nhất và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, luôn sát cánh bên họ trong Chiến tranh Lạnh, chứ không còn tư cách một siêu cường nữa.

Nhờ đa phần các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đều diễn ra ngoài lãnh thổ của mình, nền công nghiệp Hoa Kỳ không bị phá huỷ, số lượng thương vong không lớn, trái ngược với tình hình của các quốc gia châu Âu hay châu Á. Trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghiệp và kỹ thuật vững mạnh có ảnh hưởng lớn giúp nước này có được sức mạnh quân sự hàng đầu trên phạm vi thế giới.

Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ châu Âu phải trở thành đồng minh của Hoa Kỳ hoặc Liên bang Xô viết. Dù có những nỗ lực nhằm tạo lập các liên minh đa quốc gia hay các cơ quan luật pháp [như Liên hiệp quốc], dần dần Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng chứng tỏ rõ sức mạnh thống trị về chính trị và kinh tế của họ trong cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra, và họ có cái nhìn rất khác nhau về thế giới thời hậu chiến. Điều này được phản ánh qua các liên minh quân sự là khối NATO và Khối Warszawa. Các liên minh này cho thấy hai quốc gia đó là một phần của một thế giới lưỡng cực đang thành hình, trái ngược với thế giới đa cực trước đó. Ngoài hai siêu cường: Hoa Kỳ và Liên Xô, 3 cường quốc hàng đầu là: Anh, Pháp và Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình nhằm khẳng định vị thế "siêu cường" của riêng họ như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chẳng hạn. Ba cường quốc này đã nắm được vai trò "một bên tham gia trong vũ đài thế giới ", cũng như đứng trong hàng ngũ 5 cường quốc duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân thời điểm đó [Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc].

Ý tưởng cho rằng thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ xoay quanh hai khối, hay thậm chí hai quốc gia, đã bị một số học giả thời hậu Chiến tranh Lạnh bác bỏ, họ đã chỉ ra rằng thế giới lưỡng cực chỉ tồn tại nếu ta bỏ qua không quan tâm tới toàn bộ những phong trào và những sự xung đột xảy ra mà không có sự ảnh hưởng từ bất cứ một bên được gọi là siêu cường nào. Hơn nữa, đa số các cuộc xung đột giữa các siêu cường đều là những cuộc "chiến tranh ủy nhiệm", là những sự kiện thường hay xảy ra hơn nhiều so với những vấn đề không can thiệp vốn phức tạp hơn rất nhiều so với những sự đối lập Chiến tranh Lạnh tiêu chuẩn.

Sau khi Liên bang Xô viết giải tán đầu thập niên 1990, thuật ngữ Siêu cường quốc [Hyperpower] bắt đầu được áp dụng để chỉ Hoa Kỳ, với vai trò siêu cường duy nhất còn tồn tại sau thời Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ này, được bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hubert Védrine đưa ra trong thập niên 1990, tuy nhiên việc xếp hạng Hoa Kỳ như vậy vẫn còn đang gây tranh cãi. Một người phản đối lý thuyết này Samuel P. Huntington, ông ủng hộ lý thuyết cân bằng quyền lực đa cực.

Đã từng có những nỗ lực nhằm áp dụng thuật ngữ siêu cường cho những thực thể trong quá khứ như Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã, Đế chế Anh hay Nhà Hán [Trung Quốc]; tuy nhiên giá trị hiệu lực của chúng còn bị tranh cãi, vì thế chúng không được phổ biến rộng rãi.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thời kỳ thuộc địa và thế kỷ 18
    • 1.2 Thế kỷ 19
    • 1.3 Thế kỷ 20
    • 1.4 Đầu thế kỷ 21
  • 2 Dữ liệu
  • 3 GDP
    • 3.1 Tăng trưởng GDP
  • 4 GDP phân theo ngành
    • 4.1 Tỷ trọng GDP danh nghĩa
  • 5 Lao động
    • 5.1 Thất nghiệp
    • 5.2 Lao động chia theo khu vực
  • 6 Thu nhập và tài sản
    • 6.1 Các thước đo về thu nhập
    • 6.2 Sự bất bình đẳng trong thu nhập
    • 6.3 Giá trị ròng của hộ gia đình và bất bình đẳng giàu nghèo
    • 6.4 Sở hữu nhà ở
    • 6.5 Lợi nhuận và tiền lương [tiền công]
    • 6.6 Nghèo khó
  • 7 Hệ thống chăm sóc sức khoẻ
  • 8 Các ngành kinh tế
  • 9 Năng lượng, vận tải và viễn thông
  • 10 Thương mại quốc tế
  • 11 Tình trạng tài chính
  • 12 Tiền tệ và ngân hàng trung ương
  • 13 Luật pháp và chính phủ
    • 13.1 Quy định pháp lý
    • 13.2 Thuế
    • 13.3 Chi tiêu
    • 13.4 Ngân sách
  • 14 Văn hoá kinh doanh
  • 15 Dịch chuyển về dân số
  • 16 Kinh doanh
  • 17 Đầu tư mạo hiểm
  • 18 Hợp nhất và sáp nhập
  • 19 Nghiên cứu và Phát triển
    • 19.1 Tác động của suy thoái vào chi tiêu nghiên cứu
    • 19.2 Chi tiêu vào nghiên cứu của các công ty, tổ chức
    • 19.3 Chi tiêu vào nghiên cứu ở cấp độ bang
    • 19.4 Chi tiêu vào nghiên cứu của các tập đoàn đa quốc gia
    • 19.5 Xuất khẩu hàng hoá công nghệ cao và bằng sáng chế
  • 20 Những tập đoàn và thị trường danh tiếng
    • 20.1 Danh sách 10 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ tính theo doanh thu
  • 21 Tài chính
  • 22 Số liệu thống kê
    • 22.1 GDP
    • 22.2 Lao động
    • 22.3 Sản xuất
    • 22.4 Tài sản và thu nhập
    • 22.5 Năng suất lao động
    • 22.6 Bất bình đẳng
    • 22.7 Chi tiêu y tế
    • 22.8 Thuế quan
    • 22.9 Cán cân thương mại
    • 22.10 Lạm phát
    • 22.11 Thuế liên bang
    • 22.12 Chi tiêu chính phủ
    • 22.13 Nợ công
    • 22.14 Thâm hụt ngân sách
  • 23 List of state economies
  • 24 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Hoa Kỳ

Thời kỳ thuộc địa và thế kỷ 18Sửa đổi

Lịch sử kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu từ giai đoạn di dân và định cư của người Anh dọc trên bờ biển phía đông nước Mỹ ngày nay trong thế kỷ 17 và 18. Cuộc di dân và định cư này hình thành nên các thuộc địa của Anh ở Mỹ hay còn được gọi là Mười ba thuộc địa, các thuộc địa này đã dành được độc lập từ tay Đế quốc Anh vào cuối thế kỷ 18 và nhanh chóng phát triển từ nền kinh tế thuộc địa sang nền kinh tế tập trung vào sản xuất nông nghiệp.

Thế kỷ 19Sửa đổi

Công ty sản xuất và chế tạo Washburn và Moen ở Worcester, Massachusetts, 1876

Trong 180 năm, nền kinh tế Mỹ đã phát triển thành một nền kinh tế công nghiệp hoá hợp nhất với quy mô khổng lồ, chiếm tới một phần năm sản lượng nền kinh tế toàn cầu. Kết quả là mức thu nhập GDP bình quân đầu người trước kia thấp hơn nay đã vượt qua Anh Quốc cũng như các quốc gia khác. Nhờ chính sách duy trì mức trả tiền công rất cao giúp nền kinh tế thu hút được hàng triệu người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

Trong những thập niên đầu 1800, nước Mỹ chủ yếu canh tác nông nghiệp với hơn 80% dân số làm nông. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất mới ở giai đoạn đầu của sơ chế nguyên liệu thô với các sản phẩm từ gỗ, dệt may, làm giầy dép. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng và mở rộng kinh tế nhanh chóng trong suốt thế kỷ 19. Những vùng đất rộng lớn trù phú giúp nông dân tiếp tục mở rộng sản xuất canh tác, nhưng các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, vận tải và lĩnh vực khác cũng đã phát triển với tốc độ cao hơn nhiều. Vì thế mà đến năm 1860 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp tại Mỹ đã giảm từ 80% xuống còn xấp xỉ 50%.[62]

Trong thế kỷ 19, những đợt suy thoái kinh tế thường diễn ra tiếp sau các cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng 1837 nối tiếp sau nó thời kỳ suy thoái 5 năm, với hàng loạt nhà băng đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.[63] Vì những thay đổi lớn của nền kinh tế qua nhiều thế kỷ, mức độ thiệt hại của suy thoái kinh tế trong thời kỳ hiện đại khó lòng so sánh được với những đợt suy thoái trước đây.[64] Thời kỳ suy thoái sau chiến tranh thế giới thứ 2 [WWII] có vẻ ít nặng nề hơn so với trước, nhưng nguyên nhân thì chưa được làm rõ.[65]

Thế kỷ 20Sửa đổi

Giếng dầu ở Los Angeles, California, 1905

Những phát minh và cải tiến kỹ thuật đầu thế kỷ đã mở ra canh cửa cho việc nâng cao mức sống của người dân Mỹ. Nhiều công ty đã tăng trưởng lớn nhờ tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sự phát triển của thông tin liên lạc để mở rộng mạng lưới ra khắp quốc gia. Việc tập trung phát triển này đã gây ra những lo ngại về nạn độc quyền sẽ kéo theo sự tăng giá cả hàng hoá và giảm sản lượng, tuy nhiên rất nhiều những công ty này đã thành công trong việc cắt giảm mạnh chi phí và tăng sản lượng dẫn đến giá hàng hoá được tiếp tục giảm xuống. Nhiều tầng lớp công nhân làm thuê đã được hưởng lợi trực tiếp từ những công ty phát triển này, cụ thể là hưởng những mức tiền công cao nhất thế giới.[66]

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP từ những năm 1920.[43] Nhiều năm tiếp theo sau cuộc Đại khủng hoảng 1930, khi mà những hậu quả của suy thoái trở nên nghiêm trọng nhất thì chính phủ đã có những hành động nhằm điều chỉnh nền kinh tế, bằng việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế nhằm kích thích người dân tăng chi tiêu tiêu dùng, và bằng việc tăng lượng cung tiền, chính phủ cũng thành công trong việc khuyến khích chi tiêu. Những ý tưởng về công cụ tốt nhất nhằm ổn định nền kinh tế đã thay đổi đáng kể từ giữa những năm 1930 và 1980. Từ kế hoạch chính sách mới [New Deal của tổng thống Franklin D. Roosevelt] năm 1933, tới sáng kiến xã hội vĩ đại của tổng thống Lyndon B. Johnson] năm 1960, các nhà làm chính sách đã dựa chủ yếu trên chính sách tài khoá để tác động tới nền kinh tế.

Những chiếc máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator tại Consolidated-Vultee Plant, Fort Worth, Texas, 1943

Trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới của thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã có những bước đi khôn ngoan hơn tất cả những quốc gia còn lại khi mà không có cuộc chiến nào của Chiến tranh thế giới thứ nhất [WWI] và một phần nhỏ của Chiến tranh thế giới thứ hai [WWII] xảy ra trên lãnh thổ Mỹ. Trong thời kỳ cao điểm của WWII, gần 40% GDP Hoa Kỳ đóng góp cho chiến tranh. Những quyết định về ngành sản xuất được phục vụ cho mục đích quân sự và gần như tất cả những yếu tố đầu vào được phân bổ cho nỗ lực chiến tranh. Nhiều loại hàng hoá được cố định phân phối, giá và tiền lương được kiểm soát và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng lâu bền không còn được sản xuất. Một phần lớn lực lượng lao động được điều động vào quân đội, trả lương giảm một nửa và gần một nửa trong số này trở về với tình trạng bị thương.[67]

Học thuyết kinh tế mới của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã mang lại cho các chính trị gia vai trò tiên phong định hướng nền kinh tế, khi mà chi tiêu chính phủ và thuế được kiểm soát bởi Tổng thống và Quốc hội. Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt về dân số đã diễn ra trong thời kỳ 1942-1957, có nguyên nhân từ sự trì hoãn hôn nhân và sinh con trong trước đó trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, tiếp sau là sự thịnh vượng tăng lên, nhu cầu về nhà ở cho các hộ gia đình tại nông thôn [cũng như nhà ở tại thành thị] và sự lạc quan mới về tương lai. Sự tăng nhảy vọt đạt đỉnh vào năm 1957, sau đó tăng chậm lại.[68] Một thời kỳ tăng cao lạm phát, lãi suất và thất nghiệp sau năm 1973 đã làm giảm đi sự tự tin trong việc sử dụng các chính sách tài khoá để điều chỉnh tốc độ chung của nền kinh tế.[69]

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,8% một năm từ 1946 đến 1973, trong khi mức thu nhập trung bình hộ gia đình tăng 74% [hoặc 2,1% một năm].[70][71]

Đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong những thập kỷ gần đây xảy ra sau khủng hoảng tài chính 2007-08, khi GDP giảm 5% từ mùa xuân 2008 đến mùa xuân 2009. Những đợt suy giảm đáng kể khác xảy ra vào 1957-58, GDP giảm 3,7%; tiếp theo khủng hoảng dầu mỏ 1973, GDP giảm 3,1% từ 1973 đến 1975; và đợt suy thoái 1981-82 GDP giảm 2,9%.[72][73] Những giai đoạn sau có thể kể đến một số đợt suy thoái nhẹ như: suy thoái 1990-91, GDP giảm 1,3%; suy thoái 2001, GDP giảm 0,3%.[73] Xen kẽ với những đợt suy thoái là những giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Có thể kể đến những thời kỳ kinh tế tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ cao như: giai đoạn 1961-1969, GDP tăng 53% [5,1% một năm]; 1991-2000, GDP tăng 43% [3,8% một năm], và 1982-1990, GDP tăng 37% [4% một năm].[72]

Nhà hàng McDonald's ở Mount Pleasant, Iowa

Trong những năm 1970 và 1980, nhiều người Mỹ tin rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ vượt qua Mỹ, nhưng điều này đã không xảy ra.[74]

Từ những năm 1970, một vài nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách với kinh tế Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra có nguyên nhân từ việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất vốn trước kia đặt tại Mỹ tới các quốc gia này, nơi việc sản xuất được thực hiện với chi phí thấp hơn, đủ để bảo đảm các chi phí vận chuyển và đem lại lợi nhuận cao hơn. Trong các trường hợp khác, một vài quốc gia đã dần học được cách sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ giống như những loại trước kia chỉ được sản xuất tại Mỹ và một số quốc gia khác. Tăng trưởng về thu nhập thực tế của Hoa Kỳ đã chậm lại.

Đầu thế kỷ 21Sửa đổi

Xem thêm: Đại suy thoái và en:COVID-19 recession

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua cuộc khủng hoảng năm 2001 với sự phục hồi về việc làm chậm chưa từng có khi số lượng việc làm không thể hồi phục về như mức vào tháng 2 năm 2001 cho mãi đến tận tháng 1 năm 2005.[75] Cuộc khủng hoảng này đi kèm với bong bóng bất động sản và bong bóng nợ được cho rằng là đang ngày một nhiều lên bởi tỷ lệ nợ của các hộ gia đình trên GDP đã tăng lên mức kỷ lục từ 70% vào quý 1 năm 2001 lên 99% vào quý 1 năm 2008. Những người muốn sở hữu nhà ở phải đi vay để trả tiền cho những căn nhà đang có nguy cơ rơi vào tình trạng bong bóng làm tăng mức nợ của họ lên trong khi GDP đang tăng trưởng một cách thiếu ổn định. Khi giá nhà ở giảm vào năm 2006, giá trị của các trái phiếu có tài sản thế chấp giảm mạnh khiến tiền gửi tại các hệ thống ngân hàng phi lưu ký đồng loạt bị khách hàng rút ra một cách không có kiểm soát, hiện tượng này hay còn gọi là Đột biến rút tiền gửi, các hệ thống ngân hàng phi lưu ký này thậm chí còn có thời kỳ từng phát triển vượt trội hơn so với các loại hình ngân hàng lưu ký được kiểm soát. Rất nhiều công ty cho vay thế chấp và các ngân hàng phi lưu ký khác [ví dụ: Các ngân hàng đầu tư] thậm chí đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn vào giai đoạn 2007-2008 khi mà cuộc khủng hoảng ngân hàng lên đến đỉnh điểm vào năm 2008 đã buộc tập đoàn Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản cùng với việc nhiều tổ chức tài chính khác phải kêu gọi sự cứu giúp.[76]

Tổng thống Donald Trump và những nhà lãnh đạo hàng đầu ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, 2017

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush[2001-2009] và Obama[2009-2017], các chương trình cứu trợ tài chính và gói kích thích tăng trưởng kinh tế mang tên Keynesian đã được áp dụng thông qua các khoản chi lớn từ ngân sách chính phủ đồng thời Cục Dự trữ Liên Bang duy trì chính sách các khoản vay với lãi suất gần như là không đồng. Các biện pháp kể trên đã khôi phục được nền kinh tế khi mà các hộ gia đình đã gần như trả được hết nợ trong giai đoạn 2009-2012, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1947[77] đã tạo ra một rào cản đáng kể cho tiến trình hồi phục.[76] GDP thực tế tính đến trước năm 2011,[78] giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình trước quý 2 năm 2012,[79] bảng lương phi nông nghiệp trước tháng 5 năm 2014[75] và tỷ lệ thất nghiệp trước tháng 9 năm 2015[80] đều đạt được những con số tích cực nhất trong giai đoạn trước khủng hoảng [cuối năm 2007]. Những chỉ tiêu trên tiếp tục đạt được những con số kỷ lục của giai đoạn sau suy thoái ở những ngày sau đó, đánh dầu thời kỳ phục hồi dài thứ 2 trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến tháng 4 năm 2018.[81]

Nợ nắm giữ bởi công chúng - 1 chỉ tiêu đo lường nợ quốc gia, đã tăng lên trong suốt thế kỷ 21 từ con số 31% GDP vào năm 2000 lên thành 52% vào năm 2009 và năm 2017 đã đạt mức 77%, khiến Hoa Kỳ trở thành quốc gia có tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP cao thứ 43 trong tổng số 207 quốc gia. Sự bất bình đẳng trong thu nhập đạt đỉnh vào năm 2007 và giảm xuống trong thời kỳ Đại khủng hoảng , mặc dù vậy Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có sự chênh lệch về thu nhập cao thứ 41 trên tổng số 156 quốc gia vào năm 2017 [74% các quốc gia có phân phối thu nhập bình đẳng hơn Hoa Kỳ].[82]

Dữ liệuSửa đổi

Bảng dưới đây trình bày các chỉ số kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ giai đoạn 1980-2019.[83]

Năm GDP danh nghĩa
[tỷ Đô-la Mỹ] GDP bình quân
[Đô-la Mỹ] Tăng trưởng GDP
[thực tế] Tỷ lệ lạm phát
[%] Tỷ lệ thất nghiệp
[%] Ngân sách cân đối
[theo% GDP][84] Nợ chính phủ do công chúng nắm giữ
[theo% GDP][85] Tài khoản vãng lai
balance
[theo% GDP]
2020 [dự báo] 20,934.0 57,589 −3.5% 0.62% 11.1% −n/a% 79.9% −n/a%
2019 21,439.0 64,674 2.2% 1.8% 3.5% −4.6% 78.9% −2.5%
2018 20,611.2 62,869 3.0% 2.4% 3.9% −3.8% 77.8% −2.4%
2017 19,519.4 60,000 2.3% 2.1% 4.4% −3.4% 76.1% −2.3%
2016 18,715.0 57,878 1.7% 1.3% 4.9% −3.1% 76.4% −2.3%
2015 18,224.8 56,770 3.1% 0.1% 5.3% −2.4% 72.5% −2.2%
2014 17,521.3 54,993 2.5% 1.6% 6.2% −2.8% 73.7% −2.1%
2013 16,784.9 52,737 1.8% 1.5% 7.4% −4.0% 72.2% −2.1%
2012 16,155.3 51,404 2.2% 2.1% 8.1% −5.7% 70.3% −2.6%
2011 15,517.9 49,736 1.6% 3.1% 8.9% −7.3% 65.8% −2.9%
2010 14,964.4 48,311 2.6% 1.6% 9.6% −8.6% 60.8% −2.9%
2009 14,418.7 46,909 −2.5% −0.3% 9.3% −9.8% 52.3% −2.6%
2008 14,718.6 48,302 −0.2% 3.8% 5.8% −4.6% 39.4% −4.6%
2007 14,477.6 47,955 1.9% 2.9% 4.6% −0.8% 35.2% −4.9%
2006 13,855.9 46,352 2.9% 3.2% 4.6% −0.1% 35.4% −5.8%
2005 13,093.7 44,218 3.3% 3.4% 5.1% −1.2% 35.8% −5.7%
2004 12,274.9 41,838 3.8% 2.7% 5.5% −2.3% 35.7% −5.1%
2003 11,510.7 39,592 2.8% 2.3% 6.0% −2.8% 34.7% −4.1%
2002 10,977.5 38,114 1.8% 1.6% 5.8% −1.7% 32.7% −4.1%
2001 10,621.9 37,241 1.0% 2.8% 4.7% 1.2% 31.5% −3.7%
2000 10,284.8 36,433 4.1% 3.4% 4.0% 2.3% 33.7% −3.9%
1999 9,660.6 34,602 4.8% 2.2% 4.2% 1.3% 38.3% −3.0%
1998 9,089.2 32,929 4.5% 1.5% 4.5% 0.8% 41.7% −2.4%
1997 8,608.5 31,554 4.4% 2.3% 4.9% −0.2% 44.6% −1.6%
1996 8,100.1 30,047 3.7% 2.9% 5.4% −1.3% 47.0% −1.5%
1995 7,664.1 28,763 2.7% 2.8% 5.6% −2.1% 47.7% −1.5%
1994 7,308.8 27,756 4.0% 2.6% 6.1% −2.8% 47.8% −1.7%
1993 6,878.7 26,442 2.7% 3.0% 6.9% −3.7% 47.9% −1.2%
1992 6,539.3 25,467 3.6% 3.0% 7.5% −4.5% 46.8% −0.8%
1991 6,174.1 24,366 −0.1% 4.2% 6.9% −4.4% 44.1% 0.0%
1990 5,979.6 23,914 1.9% 5.4% 5.6% −3.7% 40.9% −1.3%
1989 5,657.7 22,879 3.7% 4.8% 5.3% −2.7% 39.4% −1.8%
1988 5,252.6 21,442 4.2% 4.1% 5.5% −3.0% 39.9% −2.3%
1987 4,870.2 20,063 3.5% 3.6% 6.2% −3.1% 39.6% −3.3%
1986 4,590.1 19,078 3.5% 1.9% 7.0% −4.8% 38.5% −3.2%
1985 4,346.8 18,232 4.2% 3.5% 7.2% −4.9% 35.3% −2.7%
1984 4,040.7 17,099 7.2% 4.4% 7.5% −4.6% 33.1% −2.3%
1983 3,638.1 15,531 4.6% 3.2% 9.6% −5.7% 32.2% −1.1%
1982 3,345.0 14,410 −1.8% 6.2% 9.7% −3.8% 27.9% −0.2%
1981 3,211.0 13,966 2.6% 10.4% 7.6% −2.5% 25.2% 0.2%
1980 2,862.5 12,575 −0.2% 13.5% 7.2% −2.6% 25.5% 0.1%

[TNO] Trong bối cảnh nềnkinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.

Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộckhủng hoảng nợ công dai dẳng của châu u và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc...

Tuy nhiên, trang tin Business Insider [Mỹ] ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:

1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:

Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] toàn cầu.

Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.

Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.

2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:

Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.

Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.

3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:

Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.

4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.

5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:

Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệucó giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown [Mỹ].

6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:

US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.

7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:

Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds [Anh].

8. USD là tiền tệ “vua”:

Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.

9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:

Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.

Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA].

Hoàng Uy
Đồ thị: US Trust

>> Kinh tế Mỹ sẽ khả quan bất kể ai thắng cử
>> Dơi trị giá hàng tỉ USD đối với kinh tế Mỹ
>> Kinh tế Mỹ khả quan, giá dầu thô tăng mạnh
>> Kinh tế Mỹ hồi phục

Vì sao mỹ trở thành cường quốc

306

Xin chớ hiểu nhầm ý tôi — không, tôi ko review phải chăng tuyệt từ chối năng lực của tín đồ Mỹ, văn hóa truyền thống thao tác làm việc [sẽ từng] rất siêng năng năng cần mẫn theo đạo đức Tin Lành, hoặc sự lôi cuốn cực kì tận của Giấc mơ Mỹ. Nhưng trong những lúc có tương đối nhiều quốc gia và nền văn hóa truyền thống không giống cũng download hầu như nguyên tố giống như, tại vì sao ko có tương đối nhiều nước nhà đã đạt được vị cố kỉnh của Mỹ như bây giờ?


Vậy tại sao Mỹ lại may mắn nhất? Cho phép tôi phân tích mổ xẻ vấn đề ra nhé.

[1] Sự biệt lập

Như tất cả những người chơi của tựa game Civilization đều biết — khởi đầu càng xa những người chơi khác, ván đấu sẽ càng dễ thở hơn.

Nước Mỹ là siêu cường duy nhất bắt đầu màn chơi của mình ở Tây Bán Cầu, cách xa đối thủ cạnh tranh gần nhất đến hàng ngàn dặm ngoài đại dương. Dĩ nhiên là trong suốt những ngày đầu tiên lập quốc, Mỹ vẫn nhìn nhận Canada như 1 kẻ cạnh tranh đáng gờm.

Nhưng Canada lại nằm ở 1 cái xó lạnh lẽo trên bản đồ, cùng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và dân số cực kỳ thấp vì chả có mấy người muốn chui lên đó cả. Canada buộc phải dựa dẫm vào Vương quốc Anh trong vài thế kỷ để tồn tại và phát triển, thế nên họ cũng thiếu luôn sự tự chủ kinh tế và đường lối.

Mẫu quốc Anh chỉ nhớ ra đứa con lưu lạc này khi mà Thế Chiến nổ ra loạn xì ngầu và London cần phải điều động binh lính từ khắp các khu vực nằm dưới sự ảnh hưởng của mình.

Cách biệt đáng kể về mặt địa lý với lục địa Á-Âu cho phép Mỹ tránh được những xung đột tốn kém, những liên minh phức tạp và những trận chiến quét định kỳ khắp châu Âu mỗi vài thập kỷ. Ngược lại họ còn hưởng lợi từ châu Âu nhờ nhận được những thành quả của Thời kỳ Khai Sáng hay Cách mạng Công nghiệp, những thứ đã tạo dựng nên vị thế của châu Âu so với phần còn lại.

Ngay từ khi bắt đầu của cả Thế Chiến I và Thế Chiến II, quân đội Mỹ chỉ là những gã cận vệ nhỏ bé bảo vệ những người giàu nhất thế giới. Nếu như Mỹ nằm gần châu Âu, gần như bất kỳ công cuộc bành trướng nào từ thời Napoleon cho đến Hitler cũng sẽ chọn làm thịt quốc gia này ngay chỉ trong vài tuần bởi họ có nguồn tài nguyên khổng lồ và lực lượng quân đội còn chưa phát triển.

Hay ít nhất những kẻ thù từ châu Âu cũng sẽ khiến cho Mỹ phải bỏ ra 1 lượng của cải to lớn để củng cố và phát triển quân đội — 1 con số phí tổn khổng lồ mỗi năm đủ để hạn chế tối đa sự phát triển kinh tế.

Vì vậy, vị trí địa lý cho phép Mỹ lớn mạnh thần tốc mà không bị chú ý bởi những cường quốc ở châu Âu; và nhờ Chúa họ có 1 vùng lãnh thổ siêu rộng lớn để thực hiện điều đó.

[2] Địa lý

Hoa Kỳ nằm trên 1 vùng đất trải dài từ Bờ Đông cho đến Bờ Tây của lục địa Bắc Mỹ, cùng với 1 hệ thống sông ngòi và bến bãi tự nhiên như là thế mạnh để làm thương mại và phát triển. Chỉ riêng yếu tố này thôi là đã đủ để thấy rằng Mỹ có 1 vùng đất tuyệt vời để xây dựng nhà nước của mình trên đó.

Chỉ cần đặt chân đến dãy Appalachian thôi là họ đã có 1 địa thế vàng để phát triển. Nơi đây ngày nay vẫn là trái tim của nước Mỹ, trải dài từ lưu vực sông Ohio cho đến khắp các nhánh sông Missouri; rõ ràng đây chính là 1 trong những vùng đất tốt nhất thế giới. Nó có mọi thứ cần thiết để dựng nên 1 đế chế:

  • Địa hình rộng lớn bằng phẳng tốt cho việc xây dựng thành phố và nông trại.
  • Đất đai phong phú màu mỡ phục vụ phát triển nông nghiệp.
  • Khí hậu ôn hòa hoàn hảo cho con người có thể sinh sống.
  • Hệ thống sông ngòi hiền hòa đáp ứng tuyệt vời cho giao thông vận tải đường thủy.

Trong số những lưu vực sông tuyệt hảo nhất của thế giới, lưu vực sông Tigris – Euphrates thì quá khô cằn và thiếu ổn định, lưu vực sông Dương Tử – Hoàng Hà lại phải gánh chịu lũ lụt hằng năm [đặc biệt là mỗi khi sông Hoàng Hà thay đổi dòng chảy cứ sau vài thế kỷ].

Chỉ có lưu vực sông Ấn – Hằng và lưu vực sông Nile là có những lợi thế ưu việt giống như hệ thống sông ngòi Mississippi. Nhưng sông Nile lại đi kèm với 1 khu vực có quá nhiều hạn chế để phát triển còn sông Ấn – sông Hằng thì lại luôn nằm dưới các vương triều Ấn Độ.

Lưu vực sông Mississippi lớn nhất trong số những cái tên kể trên, và ai đã làm chủ khu vực này trước khi người Mỹ kéo đến và tận dụng nó?

[3] Người bản địa

Lưu vực sông tuyệt vời nhất thế giới cùng với đất đai màu mỡ thẳng cánh cò bay. Đáng lẽ ra phải có 1 nền văn minh vĩ đại nào đó của nhân loại được xây dựng trên mảnh đất này chứ?

Câu trả lời là không, nó chỉ là nơi ở của 1 vài bộ lạc Anh-điêng phiền phức mà đối với họ khái niệm “xây dựng nhà nước” chỉ bị giới hạn trong ràng buộc của Liên minh Iroquois. Dân số của họ thậm chí còn bị suy giảm nghiêm trọng bởi những bệnh dịch được đem đến từ Lục địa Á-Âu, còn trình độ khoa học kỹ thuật của họ thì đi sau hàng thế kỷ.

Chúa ơi, mọi kẻ chinh phạt trong lịch sử loài người đều sẽ thèm nhỏ dãi nếu biết đến vùng đất này. Thật là may mắn! Chiếm nó! Chiếm lấy nó ngay!

Vậy nên câu chuyện đã trở nên rất rõ ràng. Quá nhiều đất, quá ít người. Không ai khai thác được tiềm năng địa lý của nó cả. Vậy nên người Mỹ đến đây và tận dụng nó thôi!

[4] Vườn Địa đàng

Bạn có nhớ những cuộc chiến tranh cứ mỗi vài thập kỷ lại quét qua châu Âu 1 lần không? Thế còn tất cả những tranh chấp tôn giáo và bất đồng quan điểm liên tục xuất hiện trên khắp thế giới Kitô giáo? Hay là cuộc Cách mạng Công nghiệp của nước Anh đã đẩy vô số nông dân ra khỏi vùng đất của họ do những thay đổi về kinh tế xã hội?

Những thứ đó tạo ra di dân và dân tị nạn — những người bị tước đoạt mọi thứ, chán nản với quê hương là rất nhiều. Bởi vì bị mất đi nhà cửa, công việc, môi trường sống, tự do thực hành tín ngưỡng… nên họ buộc lòng phải hành trình tìm đến 1 vùng đất lành để bắt đầu làm lại cuộc đời.

Hoàn hảo! Nước Mỹ cần nhân lực!

Đã đến lúc để thiết lập những chính sách cởi mở để chào đón những người đến khai phá vùng đất này, kêu gọi tôn trọng tín ngưỡng và nêu cao vai trò của đa dạng văn hóa [nhưng người da trắng và Ki-tô hữu thì vẫn được bình đẳng hơn “1 chút”]; trao đất miễn phí cho những nông dân chăm chỉ để họ có thể an cư lạc nghiệp, xây dựng đời sống và bắt đầu trả thuế cho chính phủ vài năm sau đó.

Một lần nữa cảm ơn cách biệt địa lý hàng ngàn dặm đến các đế quốc khác, sự biệt lập này đảm bảo cho những di dân bên kia đại dương 1 miền đất hứa, cũng như chính quyền không cần thiết phải thiết lập 1 đội quân có tổ chức tốt để bảo vệ quốc phòng — thoải mái đến mức ngay khi những người di dân đặt chân đến đây thì họ chỉ gặp phải những dân binh địa phương chào đón mình mà thôi.

Bây giờ nước Mỹ đã có mọi thứ rồi. Đất đai, tài nguyên, nhân lực. Đã đến lúc nằm yên 1 góc mà phát triển thoyyyyyyyyy.

[5] Ông vua của Bán Cầu Tây

Đoán xem, không hề có bất cứ 1 thế lực đáng gờm nào ở Bán Cầu Tây dám đứng ra đe dọa sự phát triển của Mỹ cả.

Canada lạnh teo chim, dân số thấp, và chỉ có đất đai xài được ở bờ Đông phía trên Ngũ Đại Hồ mà thôi. Mexico thì khô như ngói, địa hình không bằng phẳng và không có hệ thống sông ngòi đủ tốt cho giao thông vận tải và kết nối khu vực.

Brazil thì bao phủ bởi rừng nhiệt đới chết người với đầm lầy, sốt rét, hổ báo ở phía Bắc, còn phía Nam là đường bị biển bị biệt lập bởi những dãy núi khiến cho việc phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Argentina thì quá xa về phía Nam đến nỗi phần còn lại của thế giới hay quên mất sự tồn tại của nó.

Vậy nên, nước Mỹ tự mình thống trị hoàn toàn Bán Cầu Tây và thu lợi cho chỉ riêng mình.

Đề xuất Học thuyết Monroe và sau đó là Hệ quả Roosevelt, người Mỹ đã xây dựng nên Đế chế Hoa Kỳ Vĩ đại bằng cách biến những quốc gia Latin vô dụng thành những nền Cộng hòa Chuối và bắt đầu vắt kiệt bọn họ đến từng đồng xu một!

Vậy nếu có ai đó dám đứng lên chống lại lợi ích của Hoa Kỳ thì sao? Kiểu như Colombia từng cả gan từ chối cho Mỹ xây dựng 1 kênh đào để phục vụ lợi ích của mình ấy? OK dễ thôi, nếu chúng mày muốn chơi thì Mỹ sẽ khởi động chiến tranh và sau đó dựng lên 1 chính quyền mới phục vụ cho lợi ích của mình — dưới danh nghĩa của ngọn cờ tự do dân chủ, đương nhiên rồi hê hê.

Nghe lời bố dạy, không thì ăn gậy!

Để chỉ ra rằng nước Mỹ đã tận dụng lợi thế địa lý như thế nào để bòn rút của cải từ những người láng giềng tốt Mỹ Latin, tôi xin trích dẫn ra 1 câu nói đến từ quân nhân Mỹ được trang trí nhiều huân chương lên binh phục nhất mọi thời đại, quý ngài Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Smedley Butler:

“Tôi đã dành ra 33 năm và 4 tháng của cuộc đời mình để phục vụ cho quân đội, và trong suốt thời gian đó thì tôi dành phần lớn để làm 1 tay võ biền cấp cao cho các Ông Lớn, cho Phố Wall và cho các tay tài phiệt ngân hàng. Nói ngắn gọn thì tôi là 1 kẻ gác cổng, 1 tên bảo kê cho chủ nghĩa tư bản.

Tôi giữ yên Mexico và đặc biệt là Tampico để bảo vệ lợi ích dầu mỏ cho nước Mỹ vào năm 1914. Tôi dọn dẹp Haiti và Cuba thành 1 nơi thoải mái để những gã đến từ Ngân hàng National City hái ra tiền. Tôi tổ chức hiếp dâm nửa tá các nước Cộng hòa Trung Mỹ để phục vụ cho lợi ích của Phố Wall.

Tôi giúp thanh lọc Nicaragua để mở đường cho Ngân hàng quốc tế Brown Brothers đặt chân vào năm 1902–1912. Tôi đã đem ánh sáng chân lý đến cho nước Cộng hòa Dominica để họ giác ngộ và đáp ứng nhu cầu mía đường cho Mỹ năm 1916. Tôi biến Honduras thành khu vườn khổng lồ cho các công ty trái cây của Mỹ vào năm 1903.

Hoặc như ở Trung Quốc năm 1927, tôi đã giúp Standard Oil đặt chân vào mảnh đất này mà không gặp phải bất cứ 1 kháng cự nào. Nhìn lại tất cả những gì đã làm, tôi có thể cho Al Capone 1 vài gợi ý. Thứ tốt nhất mà hắn ta có thể làm được chỉ là hoạt động ở 3 quận. Còn hoạt động của tôi trải khắp ở cả 3 châu lục.”

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, còn bạn, bạn nghĩ thế nào về sự giàu mạnh của nước Mỹ, hãy cùng thảo luận với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới.

Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề