Hang cốc bó cách lạng sơn bao nhiêu km năm 2024

Các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, nơi có phong cảnh hữu tình, thơ mộng với: Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, Núi Mẫu Sơn…hút hồn du khách. Nơi đây mang đậm bản sắc các dân tộc Tày, Nùng với các lễ hội Lồng Tồng, Lùng Tùng, với điệu hát Then, hát Sli, Lượn…Hãy đến với Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn để được sống trong không gian văn hóa núi rừng Việt Bắc cùng đồng bào các dân tộc nơi đây. Với khoảng cách 300km, Cao Bằng khá thuận lợi về đường đi lại so với một số tỉnh vùng cao. Đến với Cao Bằng, du khách có dịp tham quan thác nước lớn nhất Đông Nam Á là thác Bản Giốc và chiến khu pác Bó gắn với cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ Tịch. Du khách còn được tham quan tại Ba Bể với hai giá trị lớn nhất là cảnh quan địa chất độc đáo và giá trị nổi bật về địa chất địa mạo. Ngoài ra, Hồ Ba Bể còn có giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Trước khi được chính thức đưa lên danh sách đề cử, năm 1995 Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN

Ngày 1: Hà Nội- Bắc Kạn- Hồ Ba Bể.

Sáng: Xe và Hướng dẫn viên HUD10 Travel đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành đi Ba Bể, trên đường đi có thể chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng Đông Bắc. Đoàn có mặt tại Hồ Ba Bể, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều: Xuống thuyền khám phá Hồ Ba Bể – hồ thiên tạo lớn nhất Việt nam, một địa danh đang được đề cử làm di sản thiên nhiên thế giới. Đến với Ba Bể có dịp du ngoạn trên hồ bằng thuyền độc mộc để cảm nhận và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên với Ao Tiên – một hồ nước trong xanh huyền ảo nằm trên đỉnh núi đá vôi, tương truyền đây là nơi ngày xưa các tiên nữ thường xuống chơi cờ và tắm.

Nghỉ đêm tại khách sạn ở Hồ Ba Bể.

Ngày 2: Bắc Kạn- Cao Bằng- Pắc Bó.

Sáng: Đoàn khởi hành đi Cao Bằng. Đến cao Bằng, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều: Khởi hành thăm khu di tích Pắc Bó – nơi Bác Hồ sống và làm việc từ năm 1941-1945, tại đây còn lưu giữ 1 tấm gỗ là giường nằm nghỉ của Chủ tịch – di tích lịch sử gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn tham quan hang Cốc Pó, suối Lê Nin, núi Các Mác, sau đó vào viếng và thắp hương tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng).

Quay về TP. Cao Bằng.

Nghỉ đêm tại khách sạn ở Cao Bằng.

Ngày 3: Cao Bằng- Thác Bản Giốc.

Sáng: Đoàn đi tham quan thác Bản Giốc – nằm cách thị xã Cao Bằng khoảng 90km, đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những khối nước khổng lồ từ độ cao 30m đổ xuống trông xa như ba giải lụa trắng tuyệt đẹp. Tiếp tục tham quan động Ngườm Ngao, chiêm ngưỡng khu “tứ trụ thiên đình” với những cột đá trông như cột chống trời; khu trung tâm với không gian rộng; khu châu báu là những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc.

Chiều : Quay về Cao bằng tự do nghỉ ngơi. Tự do đi chợ mua đặc sản như hạt rẻ Trùng Khánh.

Nghỉ đêm tại khách sạn ở Cao Bằng.

Ngày 4: Cao Bằng- Lạng Sơn- Hà Nội

Sáng: 07h00 đoàn trả phòng khởi hành đi Lạng Sơn, chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng Đông Bắc trên đường đi

Chiều: Tham quan động Tam Thanh, Nhị Thanh, làm lễ tại đền Kỳ Cùng, mua sắm tại chợ Đông Kinh. Đoàn khởi hành về Hà Nội.

Kết thúc chương trình.

Hẹn gặp lại quý khách.

Dịch vụ bao gồm:

– Xe ô tô đưa đón theo lịch trình.

– Khách sạn địa phương đầy đủ tiện nghi tiêu chuẩn .

– Hướng dẫn viên suốt tuyến theo hành trình.

– Các bữa ăn có trong chương trình .

– Phí vào cổng tham quan, thuyền tham quan hồ Ba bể.

– Bảo hiểm trọn tuyến.

Dịch vụ không bao gồm:

– Tiền bồi dưỡng cho HDV và lái xe.

– Các chi phí cá nhân khác, phòng đơn.

Chính sách dành cho trẻ em

– Trẻ em dưới 02 tuổi: miễn phí tour ( gia đình tự lo ăn ngủ cho bé.)

– Trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi : 50 % giá tour (ăn riêng ngủ chung giường với cha mẹ).

– Trẻ em từ 12 tuổi trở lên : Giá tour thu như người lớn

Ghi chú:

– Trên đây chỉ là chương trình tham khảo, thời gian, các điểm đến đều có thể thay đổi để phù hợp nhất với Quý khách.

– Tùy thuộc vào số lượng khách, thời gian đặt dịch vụ hoặc thời gian sử dụng dịch vụ. HUD10 TRAVEL sẽ điều chỉnh dựa trên yêu cầu của Quý khách và có báo giá phù hợp nhất.

– HUD 10 TRAVEL tự tin mang đến cho Quý khách những hành trình tốt nhất về giá và hoàn hảo nhất về chất lượng.

Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh, cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo quốc lộ 4A. Ngoài ra, huyện cũng có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch sinh thái với các điểm du lịch như: hang Bản Bó; hang Cốc Mười - Khu Pác Lùng Ký Làng (xã Tri Phương); đỉnh Khau Hương (xã Đề Thám); cổng trời thôn Lũng Phầy (xã Chí Minh)… Huyện có 4 xã giáp biên với đường biên giới dài trên 51 km, có 2 cửa khẩu phụ là Bình Nghi và Nà Nưa, rất thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, mua sắm. Điều kiện tự nhiên xã hội đã hình thành nên nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cùng phong tục tập quán sinh hoạt độc đáo của người bản địa. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, nhiều tiềm năng vẫn đang chờ được “đánh thức”.

Huyện Tràng Định hiện có 33 điểm, khu di tích, trong đó có 19 di tích lịch sử, 3 di tích danh lam thắng cảnh, 3 di tích khảo cổ và 8 di tích kiến trúc nghệ thuật. Nổi bật, huyện có 3 điểm, khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 7 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đáng chú ý, đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận 6 xã: Chí Minh, Chi Lăng, Tri Phương, Đề Thám, Hùng Sơn, Đội Cấn của huyện là xã An toàn khu thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đây là điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển loại hình du lịch về nguồn. Ngoài ra, huyện cũng có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch sinh thái với các điểm di tích như: hang Bản Bó; hang Cốc Mười - Khu Pác Lùng Ký Làng (xã Tri Phương); đỉnh Khau Hương (xã Đề Thám); cổng trời thôn Lũng Phầy (xã Chí Minh)… Những địa danh trên là những di tích có giá trị lịch sử cách mạng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tôn them giá trị của một vùng đất có truyền thống cách mạng từ những ngày tiền khởi nghĩa, những đóng góp quan trọng làm nên sự thành công của cách mạng tháng 8/1945.

Hang cốc bó cách lạng sơn bao nhiêu km năm 2024
Nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh

Tràng Định là vùng đất có khí hậu ôn hòa, ấm áp, đất đai phì nhiêu, màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do vậy từ lâu Tràng Định được biết đến là mảnh đất “gạo trắng nước trong”. Cánh đồng Thất Khê của huyện là một vựa lúa lớn của tỉnh nổi tiếng với giống lúa nếp vừa thơm vừa dẻo, ít nơi nào sánh kịp. Cùng với thạch đen, khoai mon,… các sản phẩm nông nghiệp đang là cơ sở để phát triển du lịch gắn với các sản phẩm nông sản địa phương.

Không chỉ có lợi thế về cảnh quan tự nhiên và giá trị lịch sử, Tràng Định còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật của các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao… với nhiều di sản văn hoá đặc sắc như: hát then, sli, lượn, páo dung, múa sư tử mèo; các làng nghề truyền thống: đan lát, làm hương; làm bánh, làm chổi rơm… Đặc biệt, đến với Tràng Định vào mùa xuân, du khách còn được tham dự 21 lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc với kho tàng văn hóa ẩm thực đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc như: vịt quay mác mật, khau nhục, thạch đen, pẻng khua, khẩu sli, bánh khảo… Đây chính là nguồn tài nguyên văn hoá phong phú, giàu tiềm năng phát triển du lịch của huyện.

Tài nguyên du lịch phong phú là vậy nhưng du lịch Tràng Định nhìn chung mới ở bước phát triển manh mún, tự phát, nhiều tài nguyên du lịch khác của huyện chưa được khai thác để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Để phát triển du lịch trong thời gian tới, huyện Tràng Định cần có những định hướng phát triển cụ thể tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa; Chú trọng đầu tư các khu, điểm, lĩnh vực du lịch có lợi thế, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư cho từng khu, điểm du lịch; quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển các dịch vụ, du lịch trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu để phục vụ công tác xuất nhập cảnh, tạo điều kiện phát triển du lịch biên giới. Song song với đó, huyện cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương như: du lịch văn hóa cộng đồng người Mông (xã Cao Minh), Dao đỏ (xã Vĩnh Tiến); du lịch tham quan, khám phá tìm hiểu tại các hệ thống nhà cổ của huyện; du lịch về nguồn; du lịch sinh thái, đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, các tour, tuyến, loại hình du lịch; đặc biệt, tăng cường khả năng hội nhập của du lịch Tràng Định với các khu vực trong tỉnh, trong nước và quốc tế…