Hệ thống kiến thức văn học trong chương trình Ngữ văn 2022 bao gồm những nội dung cơ bản nào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘITÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNHMÔN NGỮ VĂN[Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018]HÀ NỘI, 20190Người biên soạn:1. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống [Chủ biên]2. GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết3. PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo4. TS. Phạm Thị Thu Hiền1MỤC LỤCI. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC......................................................................... 3II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ....................... 4III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC....................................... 5IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC....................... 6V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ................................................................................ 9VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ...................................................................... 18VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC........................................................... 29VIII. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC ................................................... 33PHỤ LỤC 1: BÀI SOẠN MINH HỌA .............................................................. 36PHỤ LỤC 2: ĐỀ MINH HỌA CHO ĐÁNH GIÁ .............................................. 50TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 642I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPTMôn Ngữ văn là môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và vănhọc, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học gọi là môn Tiếng Việt, mỗi năm học 35tuần với số tiết học cho mỗi lớp là: lớp 1 [420 tiết], lớp 2 [350 tiết], lớp 3 [280 tiết],lớp 4 [ 245 tiết] lớp 5 [245 tiết]1. Ở trung học cơ sở [THCS] và trung học phổ thông[THPT] môn học này tên là Ngữ văn, mỗi năm học 35 tuần, số tiết học cho mỗi lớpcủa cấp THCS là 140 tiết; cấp THPT mỗi lớp là 105 tiết, ngoài ra có 35 tiết chuyên đềtự chọn.2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bảnvà giáo dục định hướng nghề nghiệpCT Ngữ văn 2018 chú ý đến tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn; chú trọngmục tiêu và giải pháp giúp HS phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợpphát triển các năng lực chung [tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đềvà sáng tạo] với phát triển các năng lực đặc thù [NL ngôn ngữ, NL văn học,…]; kếthợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua các văn bản ngôn từ vànhững hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt độngđọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn giúp HS hình thành và phát triển những phẩmchất tốt đẹp và các năng lực cốt lõi để học tập tốt các môn học khác, để sống và làmviệc hiệu quả, và để học suốt đời.CT Ngữ văn mới phân chia nội dung dạy học theo 2 giai đoạn: Giai đoạn giáodục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Nội dung giáo dục ở mỗigiai đoạn có những đặc điểm riêng:– Giai đoạn giáo dục cơ bản:Giúp HS trên cơ sở phát triển năng lực ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt thành thạođể giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học khác hình thành vàphát triển năng lực văn học, biểu hiện đặc thù của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồidưỡng tư tưởng, tình cảm để HS phát triển về tâm hồn, nhân cách. Kiến thức văn họcvà tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữliệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp học.– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:Củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp HS nângcao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là năng lực tiếpnhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tincó độ phức tạp cao hơn về nội dung và kĩ thuật viết, trang bị một số kiến thức lịch sửvăn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.1Mỗi tiết ở Tiểu học từ 35-40 phút; ở THCS và THPT là 45 phút.3Ngoài ra, trong mỗi năm, những HS có thiên hướng khoa học xã hội và nhânvăn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cườngkiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứngsở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của HS.Tính hướng nghiệp với môn Ngữ văn thể hiện ở mấy điểm sau: i] trang bị choHS công cụ giao tiếp chắc chắn để có thể học tập và làm việc hiệu quả; ii] cung cấpthêm những hiểu biết sâu về văn học, ngôn ngữ học để HS có cơ sở bước đầu lựa chọnđúng các ngành liên quan cần đến các hiểu biết này; iii] ngữ liệu-văn bản đưa vàoSGK chú ý hơn đến đề tài thuyết minh về các ngành nghề trong xã hội, nhất là các VBthông tin và nghị luận.3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khácChương trình NV 2018 nhấn mạnh tính chất tổng hợp liên ngành, thể hiện rõmối quan hệ qua lại giữa các môn học: Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp,bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học, lịch sử, địa lí,… nên liên quan tớinhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Đạo đức,Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Các kĩnăng được phát triển trong môn Ngữ văn, với chức năng của môn học công cụ, giúpHS học các môn khác thuận lợi, hiệu quả hơn; ngược lại nội dung giáo dục của cácmôn học khác cũng cung cấp thêm dữ liệu để môn Ngữ văn khai thác.II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 20181. Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CT tổng thể, gồm: i] Địnhhướng chung cho tất cả các môn học; ii] Định hướng xây dựng CT môn Ngữ văn ở cảhai giai đoạn. Quan điểm này giúp cho việc xây dựng CT môn học Ngữ văn thống nhấtvới CT tổng thể, nhất quán với CT các môn học khác.2. Dựa trên các cơ sở khoa học sau: a] Kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâmlí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại; b] Thành tựu nghiên cứu về văn học,ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam; c] Kinh nghiệm xây dựng CT môn Ngữvăn của Việt Nam và cập nhật xu thế quốc tế trong phát triển CT nói chung, CT mônNgữ văn nói riêng; d] Thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống vănhoá Việt Nam.3. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp [đọc, viết, nói và nghe] làm trụcchính xuyên suốt cả ba cấp học. Lần đầu tiên việc xây dựng CT môn học này đượcthống nhất cùng một hệ thống là kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức phổ thông cơ bản,nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói vànghe. Quan điểm này vừa bảo đảm tính chất thống nhất trong toàn CT, vừa giúp choviệc tích hợp tốt hơn, thể hiện rõ đặc điểm của CT phát triển năng lực, không lấy việctrang bị kiến thức làm mục tiêu giáo dục.4. Xây dựng theo hướng mở: đây là điểm đổi mới thực sự trong việc xây dựngCT môn Ngữ văn. Tính chất mở của CT được thể hiện ở những điểm quan trọng sauđây: Một là không quy định chi tiết về nội dung dạy học, nhất là các văn bản - tác4phẩm [VB-TP] cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghecho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và mộtsố VB-TP có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc. Đây là nội dung thốngnhất, bắt buộc đối với HS toàn quốc. Hai là những VB-TP khác được CT nêu lêntrong phần cuối văn bản chỉ là sự gợi ý về ngữ liệu, minh họa về thể loại, kiểu loại VB.Ba là cho phép các tác giả sách giáo khoa [SGK] căn cứ vào các yêu cầu bắt buộc củaCT, chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầuphát triển CT. Bốn là cho phép GV được lựa chọn SGK, sử dụng một hay kết hợpnhiều sách, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học trên cơ sở bám sát mục tiêu vàđáp ứng yêu cầu cần đạt của CT. Năm là yêu cầu việc đánh giá kết quả học tập cuốinăm, cuối cấp không dựa vào các ngữ liệu đã học trong một cuốn SGK Ngữ văn cụ thểmà lấy yêu cầu cần đạt nêu trong văn bản CT môn học làm căn cứ để biên soạn đềkiểm tra, đánh giá.5. Đáp ứng yêu cầu kế thừa và đổi mới, phát triển: CT cần đáp ứng sự thay đổicủa khoa học và thực tiễn cuộc sống cho nên không thể không có đổi mới, phát triển.Tuy nhiên, CT nào cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ CT truyền thống, từ đómà đổi mới, bổ sung, phát triển.III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 20181. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình, việc xác định mục tiêu môn họcthường phải dựa trên một số căn cứ sau:1.1. Yêu cầu của đất nước về giáo dục thế hệ trẻ trong mỗi giai đoạnYêu cầu của đất nước được thể hiện trong các văn kiện chính trị, những nghịquyết về chủ trương, đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước. Cụ thể,mục tiêu đổi mới CT giáo dục phổ thông lần này dựa vào yêu cầu của NQ29 của BanChấp hành TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT; NQ88 của Quốc hội vàQĐ 404 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới CT và SGK phổ thông.1.2. Đặc trưng của môn họcMỗi môn học có đặc trưng và thế mạnh riêng trong việc góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục nói chung. Môn Ngữ văn là môn học công cụ, có ưu thế nổi trộitrong việc phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, một biểu hiện cụ thể củanăng lực thẩm mĩ. Các phẩm chất được nêu lên trong CT tổng thể [yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm], đều có thể thông qua môn Ngữ văn để phát triểncho HS.1.3. Tham chiếu mục tiêu môn học của một số nước có nền giáo dục tiên tiếnMôn Ngữ văn là môn học có trong nhà trường của tất cả các nước. Để hội nhậpđược với thế giới, nhằm đào tạo được những thế hệ công dân mới vừa mang bản sắcdân tộc vừa có khả năng hội nhập với toàn cầu, cần tham khảo mục tiêu giáo dục củamôn Ngữ văn của các nước.2. Mục tiêu của chương trình5Chương trình nêu lên mục tiêu chung và các mục tiêu các cấp học. Mục tiêuchung hay mục tiêu cấp học đều tập trung và 2 nội dung: phẩm chất và năng lực. Sauđây là mục tiêu chung của môn học Ngữ văn:a] Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và pháttriển cá tính. CT môn Ngữ văn giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh,thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xửnhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắccủa dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thầntiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.b] Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tựhọc, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt,CT môn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rènluyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic,góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá: có hệ thống kiến thứcphổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, biết tạo lập các văn bản thông dụng; biếttiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trịthẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.Như thế, cách trình bày mục tiêu của CT lần này có khác với cách trình bàymục tiêu của CT hiện hành. Trong CT môn Ngữ văn hiện hành, mục tiêu chung vàmục tiêu mỗi cấp học gồm 3 nội dung: a] Mục tiêu trang bị kiến thức phổ thông cơbản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học...; b] Mục tiêu phát triển nănglực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ,... phương pháp học tập...;c] Mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức và thái độ,...Để đạt được mục tiêu môn học, việc dạy học phải thông qua những kiến thứcphổ thông cơ bản về tiếng Việt, văn học và bằng các hoạt động đọc, viết, nói, nghe cáckiểu loại VB. Có nghĩa là với CT mới, hệ thống kiến thức tiếng Việt và văn học làphương tiện để đạt được mục tiêu phát triển PC và NL.Mục tiêu của cấp học sau được hiểu là tiếp tục phát triển PC và NL của cấp họctrước, nhưng có thêm một số yêu cầu cao hơn cấp trước, vì thế MT cấp sau chỉ nêuthêm các biểu hiện nâng cao và mở rộng cho mỗi cấp để tránh trùng lặp do phải nhắclại.IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt1.1. Mục tiêu CT giáo dục phổ thông và mục tiêu CT môn họcXác định các yêu cầu cần đạt [YCCĐ] cho môn Ngữ văn, trước hết phải dựa vàoMT phát triển PC và NL đã nêu ở CT giáo dục phổ thông với các biểu hiện cụ thểđược nêu trong Phụ lục của văn bản CT tổng thể. Từ đó lựa chọn một số biểu hiện phùhợp với đặc trưng và ưu thế của môn học để xác định các yêu cầu cần đạt về phẩmchất và năng lực chung cho môn học này.6Bên cạnh đó, các yêu cầu cần đạt còn được xây dựng dựa trên mục tiêu củaCT môn học. CT Ngữ văn trước đây thường được xây dựng dựa trên hệ thống kiếnthức của hai lĩnh vực nghiên cứu là Văn học và Việt ngữ học và ngữ liệu gồm chủ yếucác tác phẩm văn học được sắp xếp theo trục thời gian. Trong CT Ngữ văn mới, yêucầu cần đạt thực chất là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phát triển PC và NL chongười học.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT Ngữ văn hiện hành và CT Ngữ văncủa một số quốc giaMột trong những quan điểm xây dựng CT là kế thừa, vì thế khi xác định cácyêu cầu cần đạt đối với HS mỗi cấp học, lớp học, CT Ngữ văn mới tham khảo nhiềuquy định về chuẩn kiến thức và kĩ năng của CT hiện hành [2006].Ngoài ra, các chuẩn đầu ra CT môn học của một số nước phát triển cũng là mộtcăn cứ quan trọng. Để việc dạy học Ngữ văn có thể hội nhập với thế giới, các yêu cầucần đạt trong CT đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo chuẩn đầu ra của CT mônhọc tương đương ở một số nước phát triển như Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Anh, Singapore...2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trongviệc bồi dưỡng phẩm chất cho HSMôn Ngữ văn là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả5 phẩm chất chủ yếu cho HS ở tất cả các cấp học. Các phẩm chất này được môn Ngữvăn hình thành và phát triển cho HS chủ yếu thông qua các văn bản ngôn từ và nhữnghình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học. Từ việc hướng dẫn đọchiểu các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho HS cơ hội khám phá bản thânvà thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đờisống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HStình yêu đối với quê hương, đất nước, con người; tình yêu tiếng Việt và văn học, ýthức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị vănhoá Việt Nam; giúp HS thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống conngười, có thói quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá củanhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàncầu.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn Ngữ văn trongviệc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh.Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàndiện các năng lực chung đã được nêu trong CT tổng thể. Những năng lực chung nàyđược hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông quaphương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người học trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản.Chẳng hạn môn Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển nănglực giao tiếp. HS biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung và các phươngtiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết tiếp nhận các kiểu vănbản đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp. Năng7lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng nhận biết, nhậnxét, đánh giá văn bản; biết thu thập, phân tích làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết quantâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng dưới những góc nhìnkhác nhau. Qua môn Ngữ văn, HS được rèn luyện để trở thành người học tích cực độclập, sáng tạo trong tiếp nhận và tạo lập văn bản.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn Ngữ văntrong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinhMôn Ngữ văn có ưu thế hình thành và phát triển cho HS năng lực ngôn ngữ vànăng lực văn học.Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng ngônngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày, thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghecác văn bản thông thường. Năng lực này được hình thành dần dần qua từng lớp học,cấp học. Ban đầu, HS học sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, theo kinh nghiệm tiếpthu được từ môi trường giao tiếp , sau đó mới tiến đến sử dụng một cách có ý thức.CT Ngữ văn mới không chủ trương dạy sâu các nội dung mang tính hàn lâm nhằmnghiên cứu ngôn ngữ, mà chỉ cung cấp một số kiến thức ngôn ngữ nền tảng để ngườihọc có thể sử dụng trong việc thực hành đọc hiểu, viết, nói và nghe các kiểu loại vănbản.Năng lực văn học là năng lực tiếp nhận, giải mã cái hay, cái đẹp của văn bảnvăn học, thể hiện chủ yếu ở việc HS biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật thông qua cácvăn bản văn học; nhận biết, lí giải, nhận xét và đánh giá những đặc sắc về hình thứcvăn bản văn học, từ đó biết tiếp nhận đúng và sáng tạo các thông điệp nội dung [nghĩa,ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng]. Năng lực văn học còn thể hiện ở khả năng tạolập văn bản, biết cách biểu đạt [viết và nói] kết quả cảm nhận, hiểu và lí giải giá trịthẩm mĩ của văn bản văn học; bước đầu có thể tạo ra được các sản phẩm văn học.Năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặtchẽ và đều thông qua các hoạt động chính là đọc, viết, nói và nghe. Muốn hình thành,phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ phải thông qua các hoạt động ấytheo các yêu cầu từ thấp tới cao.Ngoài ra, môn học này còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng các HS có năngkhiếu văn chương. Một số yêu cầu cần đạt trong CT Ngữ văn mới có liên quan đếnviết truyện, làm thơ theo một số thể thức thông thường trước hết là góp phần giúp HSđọc hiểu tốt hơn văn bản văn học, sau đó là khơi gợi hứng thú và bồi dưỡng kĩ năngsáng tác ở một số HS có năng khiếu. Sau đây là những biểu hiện chính của yêu cầucần đạt về hai năng lực đặc thù trong CT Ngữ văn 2018.4.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ– Đọc trôi chảy, hiểu đúng các văn bản thuộc những kiểu, loại khác nhau vớinội dung và hình thức biểu đạt có độ phức tạp tăng dần qua từng lớp học, cấp học;nhận biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạtcủa văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệmcuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng,... để đọc hiểu các văn bản;8có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc. Từ đó biết chuyển hoá được những gì đãđọc thành giá trị sống.– Viết được các kiểu văn bản khác nhau với nội dung và hình thức biểu đạt cóđộ phức tạp tăng dần qua từng lớp học, cấp học; bảo đảm các yêu cầu về chính tả, từvựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc điểm của kiểu văn bản; biết thểhiện các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyếtphục.– Nói rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảovệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có tính đến quan điểm của ngườikhác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu thị và văn hoá thảo luận, tranhluận phùhợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận.– Hiểu được ý kiến người khác trong giao tiếp thông thường; nắm bắt đượcnhững thông tin quan trọng từ các bài thuyết trình, các cuộc đối thoại, thảo luận, tranhluận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp; nhận biết, phân tích, đánh giá được cách màngười nói biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và thuyết phục người nghe.Từ nội dung của năng lực ngôn ngữ vừa nêu, CT cụ thể hóa thành các yêu cầucần đạt cho mỗi cấp học và cho mỗi giai đoạn trong mỗi cấp [tiểu học có 2 giai đoạn:lớp 1 – 3 và lớp 4 – 5; cấp THCS có 2 giai đoạn: lớp 6 – 7 và lớp 8 – 9; cấp THPT 1giai đoạn: lớp 10 – 12. [ Yêu cầu cụ thể xem trong văn bản Chương trình Ngữ văn2018]4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học– Phân biệt được các văn bản văn học và phi văn học; nhận biết được một sốthể loại văn học tiêu biểu, các thành tố tạo nên tác phẩm văn học và tác dụng củachúng trong việc thể hiện nội dung.– Biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giánhững đặc sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sángtạo nội dung [ ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm], những giá trị thẩm mĩ thểhiện trong văn bản [cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả,...].– Trình bày [viết và nói] được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩmvăn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc; bước đầu tạo ra được mộtsố sản phẩm có tính văn học.– Có khả năng tưởng tượng và liên tưởng, có cảm xúc trước những hình ảnhcao đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống trong văn học; làm chủ được tình cảm,có hành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đời sống; vận dụng những điềuđã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa.Cũng như năng lực ngôn ngữ, từ nội dung năng lực văn học vừa nêu, CT cụ thểhóa thành các yêu cầu cần đạt cho mỗi cấp học và mỗi giai đoạn trong mỗi cấp. [ Yêucầu cụ thể xem trong văn bản Chương trình Ngữ văn 2018]9V. NỘI DUNG GIÁO DỤC1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của CT môn Ngữ văn1.1. Dựa vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lựcTheo cách tiếp cận mới, các nội dung dạy học cụ thể được lựa chọn phải căn cứvào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của CT; phục vụ trực tiếp và có hiệu quả cho việchình thành, phát triển phẩm chất, năng lực được quy định trong CT. Cách tiếp cận nàysẽ tránh được xu hướng hàn lâm hóa nội dung dạy học, góp phần giảm tải cho HS.1.2. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ học và văn họcNội dung dạy học trong CT còn được dựa trên thành tựu nghiên cứu về vănhọc và ngôn ngữ học. CT chú ý loại bỏ một số tri thức đã lạc hậu, không còn đúngvới khoa học Ngữ văn và thực tiễn đời sống văn học; đồng thời cũng tránh nhữngkiến thức chưa được thừa nhận rộng rãi, nhất là các vấn đề còn đang gây tranh cãi.1.3. Tham khảo các CT Ngữ văn Việt Nam, nhất là CT hiện hànhPhát triển CT là một quá trình liên tục qua nhiều thời kì khác nhau. Không cóCT nào được thiết kế, xây dựng mới hoàn toàn mà bao giờ cũng phải kết hợp đượcnhững yếu tố nền tảng, ổn định, truyền thống và những yếu tố cập nhật, đổi mới.CT hiện hành thực chất được biên soạn từ trước năm 2000 [cấp tiểu học năm1995, THCS năm 1998 và THPT năm 2000]. Văn bản CT Ngữ văn 2006 chỉ là sựchỉnh lí, nối kết cả CT 3 cấp đã biên soạn trước đó thành CT quốc gia thống nhất chínhthức. CT Ngữ văn 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc phát triển CT môn Ngữvăn với nhiều quan niệm mới mẻ và cập nhật được với trình độ quốc tế. Một số điểmquan trọng của CT 2006 cho đến nay vẫn còn giá trị cần được kế thừa [xem mục kếthừa].2. Nội dung giáo dục của chương trình môn học2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong CT Ngữ văn 2018Trong CT Ngữ văn mới, nội dung giáo dục được trình bày thành hai cột: cộtbên trái nêu hệ thống yêu cầu cần đạt như là căn cứ xác định và mục tiêu cần hướngđến của nội dung dạy học, cột bên phải nêu hệ thống kiến thức tiếng Việt, văn học vàngữ liệu dạy học như là phương tiện, chất liệu phục vụ cho các yêu cầu cần đạt ở cộtbên trái. Các yêu cầu cần đạt được biểu đạt dưới hình thức các cụm động từ bắt đầubằng những động từ thể hiện các mức độ nhận thức từ thấp đến cao trong thang đonhận thức và thể hiện năng lực hành động của người học như: nhận biết được, xácđịnh được, phân tích được, so sánh được, đánh giá được, chỉ ra được, viết được, nóiđược,… Còn các nội dung ở cột bên phải được biểu đạt bằng các danh từ/cụm danh từchỉ những đơn vị kiến thức và ngữ liệu cần dạy. Cách trình bày này cũng khác với CTNgữ văn hiện hành [ 2006]: phần đầu nêu nội dung dạy học và phần sau nêu Chuẩnkiến thức, kĩ năng cần đạt; hai phần tách rời nhau. Phần chuẩn kiến thức, kĩ năng đượcxây dựng sau khi đã có SGK, phụ thuộc vào SGK.Mô hình trình bày nội dung giáo dục của CT Ngữ văn 2018 như sau10Yêu cầu cần đạtNội dungĐỌCKIẾN THỨC TIẾNG VIỆTKĨ THUẬT ĐỌC- Ngữ âm và chữ viếtĐỌC HIỂU- Từ vựngVăn bản văn học- Ngữ pháp- Đọc hiểu nội dung- Hoạt động giao tiếp- Đọc hiểu hình thức- Liên hệ, so sánh, kết nối- Sự phát triển của ngôn ngữ và các biếnthể ngôn ngữ,- Đọc mở rộngKIẾN THỨC VĂN HỌCVăn bản nghị luận [ THCS và THPT]- Lí luận văn học- Đọc hiểu nội dung- Thể loại văn học- Đọc hiểu hình thức- Các yếu tố của văn bản văn học- Liên hệ, so sánh, kết nối- Lịch sử văn học:- Đọc mở rộngNGỮ LIỆUVăn bản thông tin- Văn bản văn học- Đọc hiểu nội dung- Văn bản thông tin- Đọc hiểu hình thức- Văn bản nghị luận- Liên hệ, so sánh, kết nối- Gợi ý chọn văn bản- Đọc mở rộngVIẾTKĨ THUẬT VIẾTVIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN- Quy trình viết- Thực hành viếtNÓI VÀ NGHE- Nói- Nghe- Nói nghe tương tác2.2. Định hướng nội dung giáo dục của CT môn Ngữ vănNội dung giáo dục của môn học bao gồm yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học.2.2.1. Về yêu cầu cần đạt- Yêu cầu về đọc gồm: kĩ thuật đọc và đọc hiểu. Yêu cầu kĩ thuật đọc gồm: cácyêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghichép trong khi đọc,... Yêu cầu về đọc hiểu gồm: 1] Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiệnqua đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, cảm hứng...; 2] Đọc hiểu hình thức thể hiệnqua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố tạo nên mỗi kiểu văn bản và11thể loại; 3] Đọc hiểu qua so sánh văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, vănhoá, xã hội, với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức; 4]Yêu cầu đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc. Đốitượng đọc gồm 03 kiểu văn bản: Văn bản văn học, Văn bản thông tin và Văn bản nghịluận.- Yêu cầu về viết gồm: 1] Kĩ thuật viết: tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viếtchính tả, kĩ năng trình bày bài viết,... 2] Viết câu, đoạn, văn bản: các yêu cầu về quytrình tạo lập văn bản và yêu cầu viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.- Yêu cầu về năng nói và nghe gồm: 1] Kĩ năng nói: chú trọng khả năng diễnđạt rõ ràng, tự tin và tôn trọng người nghe. 2] Kĩ năng nghe: chú trọng khả năng hiểuđúng và tôn trọng người nói. 3] Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: chú trọng tháiđộ phù hợp trong trao đổi, thảo luận.Các yêu cầu cần đạt của mỗi kĩ năng được cụ thể hóa với các mức độ [độ khó]phù hợp với từng lớp và tăng dần từ thấp đến cao.2.2.2. Về nội dung dạy họcNội dung dạy học gồm các kiến thức về tiếng Việt và văn học và ngữ liệu. Hệthống kiến thức được chọn lọc để đáp ứng được các yêu cầu sau:Một là làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói vànghe, đáp ứng được các yêu cầu cần đạt cả về phẩm chất và năng lực. Hai là bảo đảmcung cấp cho HS một số tri thức nền tảng, cơ bản của học vấn phổ thông về tiếng Việtvà văn học, rộng hơn là kiến thức về văn hóa.Hệ thống kiến thức tiếng Việt bám sát các đơn vị cơ bản gồm ngữ âm và chữviết; từ vựng; ngữ pháp; hoạt động giao tiếp; sự phát triển của ngôn ngữ; các kiểu loạivăn bản. Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học như sau:+ Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữpháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ có khả năng nhận biết, bước đầu hiểuđược các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.+ Cấp THCS: những hiểu biết cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giaotiếp, sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, giúp HS có khả năng hiểu cáchiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.+ Cấp THPT: Một số hiểu biết nâng cao về tiếng Việt giúp HS hiểu, phân tích vàbước đầu biết đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan, chú trọng những cáchdiễn đạt sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ trong các báo cáo nghiên cứu và trong giao tiếp.Hệ thống kiến thức văn học bao gồm: những vấn đề chung về văn học; các thểloại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học ViệtNam. Riêng với cấp THPT, có thêm hệ thống chuyên đề học tập, giúp HS có điều kiệntìm hiểu sâu và có phần hệ thống hơn về lịch sử văn học dân tộc.Phân bổ các mạch kiến thức văn học từng cấp học như sau:+ Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và vănbản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ12ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.+ Cấp THCS: những hiểu biết về các thể loại; chủ thể trữ tình và nhân vật trữtình; giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; một số yếu tố hình thứcvà biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; cuối lớp 9 có tổng kết sơ giản vềlịch sử văn học.+ Cấp THPT: những hiểu biết về một số thể loại, tiểu loại ít thông dụng, đòi hỏikĩ năng đọc cao hơn; một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụngthiết thực đối với việc đọc và viết văn bản văn học; một số chuyên đề học tập tập trungvào kiến thức về các giai đoạn, trào lưu và phong cách sáng tác văn học.Trong danh mục chuyên đề, ở mỗi lớp [10,11,12] đều có một chuyên đề “tậpnghiên cứu. Đây là những chuyên đề nhằm tạo cơ hội cho HS tập dượt và trình bàykết quả tập nghiên cứu văn học theo tinh thần phát triển năng lực văn học. Các chuyênđề khác được đề xuất theo tinh thần bảo đảm tính thiết thực, đa dạng trong bồi dưỡng,hệ thống hóa kiến thức, nâng cao kĩ năng thực hành về tiếng Việt và văn học.Toàn bộ hệ thống kiến thức trong phần ND dạy học nêu trên cần được hìnhthành và phát triển thông qua các hoạt động đọc, viết, nghe và nói; giúp cho các hoạtđộng này có hiệu quả; hạn chế tình trạng dạy lí thuyết suông, trang bị kiến thức chỉ đểbiết mà không gắn với các hoạt động rèn luyện kĩ năng giao tiếp và vận dụng vào thựctiễn.Mục Ngữ liệu chỉ nêu định hướng về các kiểu loại văn bản được dạy ở từnglớp; riêng ở cấp tiểu học có quy định độ dài của văn bản. Danh mục các văn bản bắtbuộc, văn bản bắt buộc lựa chọn được quy định ở cuối phần Nội dung CT. Danh mụcvăn bản gợi ý cho tác giả SGK và giáo viên lựa chọn thêm được giới thiệu cuối vănbản CT.2.2.3. Về văn bản, ngữ liệuĐiểm khác biệt lớn nhất về văn bản tác phẩm của CT lần này so với các CTtrước đây là tính mở của ngữ liệu. Quyết định số 404 quy định: “CT mới phải xác địnhcụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp nhưng không quá chi tiết để căn cứvào CT biên soạn được nhiều SGK”. Nếu CT quy định cụ thể, chi tiết đến từng tácphẩm văn học hoặc trích đoạn tác phẩm phải học ở từng lớp như CT hiện hành thì sẽkhó thực hiện chủ trương đa dạng hóa SGK của Nghị quyết số 88 của QH. Tính mởcũng là xu thế chung về CT môn học này của các nước có nền giáo dục phát triển.Theo tinh thần “mở” của CT mới, không chỉ người biên soạn SGK mà giáoviên cũng có quyền chọn văn bản làm ngữ liệu dạy học và HS được quyền đề xuất mộtsố tác phẩm văn học để thảo luận trong giờ thực hành. Điều này vừa giúp người soạnsách và giáo viên thực hiện được ý đồ thiết kế bài học sáng tạo theo cách của mình,vừa giúp CT gắn bó hơn với cuộc sống, gần gũi với HS, tạo hứng thú học tập cho HSnhiều hơn.13CT môn Ngữ văn quy định rõ các tiêu chí lựa chọn văn bản [ngữ liệu] để bảođảm việc lựa chọn đáp ứng được mục tiêu giáo dục của môn học. Cụ thể, văn bảnđược lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:a] Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mụctiêu, yêu cầu cần đạt của CT.b] Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS ởtừng lớp học, cấp học.c] Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho các thể loại vàkiểu văn bản; nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.d] Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinhthần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáodục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thầnhội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.Ngoài các tiêu chí nêu trên, việc lựa chọn văn bản cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:i] Bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bảnthông tin. Trong văn bản văn học, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thểloại cơ bản [truyện, thơ, kí, kịch], giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, giữa vănhọc dân gian và văn học viết, giữa văn học dân tộc Kinh và văn học dân tộc thiểu số,giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa Đông và Tây. Ngữ liệu cho tất cảcác lớp đều phải có văn bản truyện và thơ. Ngoài truyện và thơ, mỗi cấp học đều phảicó văn bản kí và kịch. Các lớp tiểu học và đầu trung học cơ sở ưu tiên văn học ViệtNam hiện đại và đương đại. Hạn chế hiện tượng một văn bản được sử dụng lặp lại ởnhiều lớp học, cấp học khác nhau.ii] Bảo đảm sự phù hợp của văn bản với yêu cầu phát triển và thời lượng họctập của CT. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời gian để dạyhọc một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của nó để bảo đảm giáoviên có thể giúp HS tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản, cho HS có cơ hội đọc trực tiếpvà trọn vẹn những tác phẩm được chọn học. Hạn chế việc dạy học trích đoạn, trừtrường hợp những tác phẩm văn học có dung lượng lớn như tiểu thuyết, hồi kí, sử thi,ví dụ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.iii] Bảo đảm kế thừa và phát triển các CT Ngữ văn đã có. Bên cạnh các tácphẩm văn học được học trong CT và sách giáo khoa hiện hành, CT Ngữ văn mới lựachọn và bổ sung một số tác phẩm có vị trí quan trọng, tiêu biểu cho thành tựu văn họcdân tộc qua các giai đoạn.Dựa trên các định hướng, tiêu chí và yêu cầu đã nêu, CT mới đề xuất danh mụctác phẩm để dạy học trong nhà trường, gồm 3 loại: tác phẩm bắt buộc [tác giả SGK vàgiáo viên bắt buộc thực hiện theo quy định của CT], tác phẩm bắt buộc lựa chọn [tácgiả SGK và giáo viên bắt buộc lựa chọn trong số tác phẩm cùng cấp độ theo quy địnhcủa CT], tác phẩm gợi ý lựa chọn [tác giả SGK và giáo viên tự lựa chọn trong vàngoài danh sách gợi ý của CT].14Danh mục các văn bản bắt buộc lựa chọn nêu trong CT Ngữ văn 2018 có đủ từvăn học dân gian, văn học viết, văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. CT hiệnhành chú ý 9 tác gia lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, NguyễnKhuyến, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân. CT Ngữ văn2018 mở rộng thêm, bắt buộc lựa chọn tác phẩm của 4 tác giả lớn khác là Hồ XuânHương, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ. Như thế tổng là 13tác gia lớn, tuy nhiên cần lưu ý, việc dạy các tác giả này không soạn thành bài văn họcsử riêng về tác gia như CT hiện hành trừ 3 tác gia : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và HồChí Minh. Các tác giả còn lại yêu cầu bắt buộc phải chọn ít nhất 1 tác phẩm của cáctác giả đó. Ngoài 13 tác gia bắt buộc chọn này, SGK và GV có thể tự chọn bất kì vănbản, tác phẩm nào miễn là đáp ứng được yêu cầu cần đạt nêu trong CT mỗi lớp.Tương tự như thế, văn học nước ngoài, cũng quy định theo hướng bắt buộc lựachọn nhưng độ mở khá lớn: chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau đây:Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.Về các tác phẩm gợi ý lựa chọn, CT đưa ra một danh mục khoảng 300 đơn vịvăn bản tương đối tiêu biểu về thể loại, tác giả, giai đoạn, thời kì văn học, sắp xếp theohệ thống kiểu loại [văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận; văn bảnthông tin] cho các nhóm lớp: lớp 1, 2, 3; lớp 4, 5; lớp 6, 7; lớp 8, 9; lớp 10, 11, 12 đểrộng đường cho các nhóm tác giả SGK cũng như giáo viên, HS lựa chọn trong quátrình thực hiện CT.Có một điều cần lưu ý là toàn bộ các văn bản có nêu trong CT [dù là bắt buộc, bắtbuộc lựa chọn hay gợi ý lựa chọn] đều không phải là văn bản quy định ngữ liệu cho việcra đề kiểm tra, đánh giá. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt củaCT và sự tổng hợp từ nhiều văn bản khác nhau hoặc vận dụng trên ngữ liệu mới.2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn Ngữ văn 2018.CT Ngữ văn 2018 được xây dựng và phát triển theo tinh thần kế thừa những ưuđiểm của CT 2006. Cụ thể là:a] Tiếp tục mục tiêu giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, phát triển nhâncách cho HS, coi đây là thế mạnh của môn Ngữ văn trong giáo dục phẩm chất.b] CT mới kế thừa những văn bản hay, tiêu biểu cho các thể loại và kiểu vănbản đã được tuyển chọn trong CT hiện hành.Nhiều văn bản thơ, văn xuôi [hư cấu và phi hư cấu], văn bản kịch trong CT hiệnhành, được tái tuyển vào danh mục ngữ liệu: bắt buộc, bắt buộc lựa chọn và tự chọntrong CT 2018, tỉ lệ ngữ liệu được tái tuyển từ CT hiện hành chiếm khoảng trên 70%.c] CT mới kế thừa CT hiện hành hệ thống kiến thức cơ bản về tiếng Việt, vănhọc, tập làm văn. Dĩ nhiên, CT mới có lựa chọn và tổ chức lại kiến thức theo yêu cầumới. Điểm khác biệt mang tính đổi mới là kiến thức Tiếng Việt, văn học được phânbố, lồng ghép, tích hợp trong trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe; kết nối dạy học, rènluyện các kĩ năng này với việc cung cấp kiến thức tiếng Việt, văn học hết sức chọn lọcdựa trên một hay một ngữ liệu chung cho toàn bài học.15d] CT mới kế thừa CT hiện hành việc chú trọng yêu cầu đọc hiểu và tạo lập vănbản. CT 2018 tập trung dạy đọc hiểu văn bản theo các kiểu loại cơ bản: truyện, thơ,kịch, kí, văn bản nghị luận; chỉ khác là có thêm văn bản thông tin và dựa hẳn vào trụcthể loại. Về tạo lập tiếp tục dạy HS tạo lập 6 kiểu văn bản đã có trong CT 2006.e] Chương mới kế thừa và phát triển định hướng tích hợp và phân hoá đã đượcxác lập trong CT hiện hành, nhưng phát triển hơn nữa cho phù hợp với định hướngcủa CT phát triển năng lực. Thể hiện ở yêu cầu không chỉ tích hợp nội dung mà cònyêu cầu tích hợp, kết nối dạy kĩ năng đọc với kĩ năng viết, kĩ năng nói và nghe dựatrên một hệ thống ngữ liệu chung; tích hợp dạy ngữ với dạy văn, dạy giao tiếp với dạycảm thụ văn học, phát triển năng lực thẩm mĩ.Dạy học phân hóa ở THCS, THPT có điều kiện thực hiện rõ nét hơn so với tiểuhọc. Riêng với THPT, tinh thần dạy học phân hóa còn có điều kiện thực hiện sâu hơnthông qua hệ thống chuyên đề học tập mang tính hướng nghiệp. Những HS yêu thíchvăn học hay có thiên hướng nghề nghiệp thuộc các ngành Văn học, Khoa học Xã hộivà nhân văn có thể chọn học các chuyên đề nâng cao về văn học. Mặt khác, chủ trương“một CT, nhiều SGK”, thể hiện tinh thần mở, cũng là để tạo điều kiện dạy học phânhóa theo đối tượng HS, phân hóa theo địa phương, vùng miền.g] Kế thừa và phát triển việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. CT hiện hànhđã thực hiện đánh giá khả năng đọc hiểu qua những ngữ liệu mới; yêu cầu viết nghịluận xã hội cũng đã đổi mới; riêng yêu cầu nghị luận văn học vẫn còn nhiều hạn chế.CT Ngữ văn 2018 kế thừa và khắc phục hạn chế trong việc viết bài nghị luận văn học.2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong CT môn Ngữ vănTừ việc khảo sát văn bản CT của các nước rút ra xu thể phát triển CT môn họcnày để vận dụng cho Việt Nam, không bê nguyên xi CT của nước ngoài, cho dù đó lànước có nền GD phát triển. Có thể nêu lên một số kinh nghiệm sau:1] Chuyển từ CT nội dung sang CT phát triển năng lực; coi trọng sự vận dụngkiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống;2] Lấy năng lực giao tiếp [đọc, viết, nói, nghe, nhìn, trình bày] làm trục thiết kếCT; tích hợp các kiến thức về tiếng Việt, văn học, văn hóa vào các hoạt động giao tiếp,hình thành và phát triển các kiến thức ấy cũng qua các hoạt động giao tiếp [đọc,viết,nói và nghe];3] Chú ý hai tính chất nổi bật của môn học là tính công cụ và tính thẩm mỹ nhân văn; phát huy vai trò làm nền tảng và tác dụng giáo dục của môn học.4] Xây dựng CT theo hướng mở: chú trọng chuẩn năng lực [đầu ra]; chỉ bắtbuộc một số nội dung kiến thức thiết yếu, dành quyền tự chủ, sáng tạo cho tác giảSGK và GV, HS; đa dạng hóa nguồn tài liệu, thông tin…5] Thực hiện chủ trương 01 CT nhiều SGK, phân cấp quản lí và phát triển CTnhà trường, địa phương dựa trên CT quốc gia.6] Thực hiện tích hợp và phân hóa trong xây dựng CT từ nội dung đến PPDH;chú trọng GD đa phương thức cả đọc hiểu và tạo lập.167] Chú trọng hình thành và phát triển phương pháp học, dạy cách học; phát huytính chủ động; tích cực của người học; đa dạng hóa các hình thức học tập;8] Đánh giá theo kết quả năng lực, coi trọng sáng tạo, suy nghĩ độc lập; hạn chếtính chủ quan, áp đặt, chống sao chép,…3. Những thay đổi cơ bản về nội dung môn Ngữ văn 2018 so với chương trìnhhiện hành [2006].Chương trình Ngữ văn 2018 có nhiều thay đổi từ mục tiêu, cách tiếp cận,nguyên tắc xây dựng CT, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, phương pháp dạy học vàđánh giá kết quả. Sư khác biệt của mỗi yếu tố, chúng tôi đã nêu trong từng phần; ở đâychỉ nêu những thay đổi về nội dung CT.3.1. Chương trình Ngữ văn 2006 về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng dạy học nộidung, chạy theo nội dung; xuất phát từ các vấn đề chính của khoa học văn học và ngữhọc để gọt bớt, thu nhỏ cho các cấp học phổ thông. Vì thế nhiều nội dung vẫn nặng nề,hàn lâm, thiếu thiết thực...Chương trình Ngữ văn 2018 xuất phát từ các yêu cầu cần có cho HS về nănglực ngôn ngữ và năng lực văn học để lựa chọn các nội dung văn học và ngữ học cầndạy. Như thế các kiến thức chỉ có ý nghĩa và lọt vào CT mới khi chúng phục vụ đắclực, trực tiếp cho yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cũng vìthế loại bỏ được những kiến thức không thiết thực, xa với mục tiêu của CT.Chương trình trước đây thường được thiết kế độc lập theo 3 cấp khác nhau vềngười biên soạn, thời điểm và cách thức triển khai. Hệ quả có sự vênh lệch khá lớn trongquan niệm, cách tiếp cận, thuật ngữ, khái niệm... giữa CT các cấp. CT Ngữ văn mới lầnnày được thiết kế cùng một lúc cả 3 cấp do một tập thể tác giả, với cùng một quan điểmchung, thống nhất với CT tổng thể của tất cả các môn học. Vì thế tạo được sự thống nhất,đồng bộ trong quan điểm, cách tiếp cận, nội dung và cấu trúc văn bản CT.Chương trình Ngữ văn 2006 được xây dựng với các trục khác nhau. Ở tiểu họclấy nội dung chủ đề làm theo trục tích hợp dạy các kĩ năng ngôn ngữ; lên trung học cơsở lấy các kiểu văn bản trong tạo lập và các thể loại văn học tương ứng của văn học đểlàm trục tích hợp; đến trung học phổ thông dựa vào trục thể loại và lịch sử văn học đểtổ chức chương trình. CT môn Ngữ văn lần này chỉ dựa trên một trục tích hợp duynhất là các kĩ năng giao tiếp [đọc, viết, nói và nghe]. Đây là trục chính xuyên suốt cảba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của CT theo định hướng năng lực và bảo đảm tínhchỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp, lớp.3.2. Có thể nêu một số điểm đổi mới cụ thể về nội dung dạy học của CT 2018như sau:a] CT 2006 rất coi trọng việc quy định các nội dung cụ thể cho từng lớp: tácgiả, tác phẩm, trích đoạn, các đơn vị tiếng Việt và nội dung dạy tập làm văn... Tất cảđược quy định chặt chẽ và bắt buộc tác giả SGK và giáo viên phải tuân thủ. Nội dungchương trình Ngữ văn 2018 được thiết kế theo định hướng mở như đã nêu ở trên.17b] Chương trình 2006 chỉ tập trung vào yêu cầu dạy nội dung, chỉ nêu dạy đọchiểu những văn bản-tác phẩm nào mà không nêu yêu cầu về kĩ năng đọc. Chương trìnhNgữ văn 2018 chỉ gợi ý về đọc những văn bản-tác phẩm nhưng lại quy định rất rõ yêucầu về kĩ năng cần đạt. Chẳng hạn với kĩ năng đọc hiểu, HS phải đạt được các yêu cầugì? [Đọc hiểu nội dung; Đọc hiểu hình thức; Liên hệ, so sánh, kết nối ; Đọc mở rộng,học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc].c] Chương trình 2006 tập trung trang bị kiến thức và mục tiêu cũng hướng tớiviệc giúp HS có nhiều kiến thức. Với CT Ngữ văn 2018, kiến thức là phương tiện đểđạt được mục tiêu năng lực. Nhưng kiến thức vẫn có vai trò quan trọng trong CT mới.Chỉ khác ở chỗ: xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về năng lực mà xác định các kiếnthức đầu vào. Tất cả các kiến thức tiếng Việt và kiến thức văn học đều nhằm phục vụcho việc đọc hiểu, viết và nghe nói tốt hơn; biết cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các giátrị văn học tốt hơn, tinh tế hơn. Và vì thế, tất cả các kiến thức phổ thông cơ bản, nềntảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạolập văn bản; hạn chế tối đa các bài học chỉ thuần túy lí thuyết về tiếng Việt cũng nhưvăn học; giúp HS sử dụng các kiến thức ấy để đọc, viết và nghe nói một cách hữu ích,thiết thực và hiệu quả.d] Với CT 2006 và trước đó, ngữ liệu văn bản chính là yếu tố nòng cốt của CT.Nói đến CT Ngữ văn, người ta chỉ cần biết và chủ yếu muốn biết ở cấp/ lớp đó họcnhững tác phẩm nào, trước hết để biên soạn sách giáo khoa mỗi cấp/ lớp.Khác với cách làm truyền thống, Chương trình Ngữ văn 2018 chỉ nêu định hướngvề các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp. Đây là một trong những điểmkhác biệt lớn nhất cần quan tâm khi nghiên cứu CT Ngữ văn mới.Ngữ liệu trong CT mới không chỉ có văn bản văn học, văn bản nghị luận mà còncó văn bản thông tin. Văn bản thông tin tuy có xuất hiện trong CT và SGK hiện hành,nhưng chưa có tên gọi và chưa được phân loại chính thức, chưa được dạy và học có ýthức. Chính vì thế đây là loại văn bản mới, thường gắn với kiểu VB không chỉ có kênhchữ mà còn kênh hình ảnh và âm thanh [văn bản đa phương thức].Có thể thấy, chương trình có định hướng mở về ngữ liệu nhưng để bảo đảm nộidung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, CT Ngữ văn 2018 quy định một số ngữliệu bắt buộc và bắt buộc lựa chọn như đã nêu. Việc quy định 3 cấp độ của Ngữ liệuvừa bảo đảm những hiểu biết cốt lõi của tri thức phổ thông, vừa dành một khoảngtrống cho sự chủ động, sáng tạo của các tác giả SGK và GV trong việc lựa chọn biênsoạn SGK, tài liệu dạy học sao cho phù hợp và có hiệu quả; mặt khác cũng để làmphong phú thêm nội dung giáo dục, đáp ứng nhu cầu cập nhật và sở thích của HS vớicác lứa tuổi, vùng miền khác nhau.VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình Ngữ văn 20181.1. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDPT18Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dụcphổ thông đã được nêu lên trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Đó là Nghịquyết 29 của Ban chấp hành trung ương; Nghị quyết 88 của Quốc hội và quyết định404 của Chính phủ về đổi mới CT và sách giáo khoa phổ thông. Trong các văn kiệnquan trọng này, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đều được đặt ra. Chẳng hạnNghị quyết 29 đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học.”Những yêu cầu đổi mới PPDH nêu trong các văn kiện, nghị quyết là căn cứquan trọng để chương trình GDPT nói chung và CT môn học Ngữ văn xác định, điềuchỉnh và đổi mới PPGD sao cho đồng bộ với đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dụccủa CT.1.2. Căn cứ vào mục tiêu môn họcMục tiêu môn học nêu rõ 2 yêu cầu: yêu cầu phẩm chất và yêu cầu năng lực.Cả 2 yêu cầu này đều được thực hiện bằng con đường tiếp nhận, tạo lập văn bản. Điềunày chi phối PPDH của môn học phải được lựa chọn theo con đường tổ chức cho HShoạt động. Song hành với hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản, HS cần được trảinghiệm học thông qua các hình thức học hợp tác trong nhóm, học giải quyết các tìnhhuống có vấn đề, học bằng tự học có hướng dẫn.1.3. Căn cứ vào nội dung môn họcChương trình môn Ngữ văn có 2 nội dung giáo dục lớn: yêu cầu cần đạt [gồmđọc, viết, nói và nghe] và nội dung dạy học [gồm kiến thức tiếng Việt, văn học và ngữliệu]. Để hình thành và phát triển 4 kĩ năng giao tiếp cần chú trọng các PPDH thôngqua hoạt động, thực hành. Việc hình thành kiến thức đòi hỏi các PPDH giúp HS hoạtđộng nhận thức để tiếp thu được các tri thức tiếng Việt, các tri thức văn học theohướng kiến tạo, giúp HS vận dụng những tri thức đã học vào giải quyết những nhiệmvụ nhận thức và nhiệm vụ giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Yêu cầu về ngữ liệu đòihỏi các PPDH giúp HS cách tiếp cận nguồn ngữ liệu, cách sử dụng ngữ liệu vào nhữngmục đích học tập khác nhau, chẳng hạn một văn bản được dùng để học đọc đồng thờicũng được dùng để học viết, học nói và nghe. GV cần tổ chức để HS thực hiện cáchoạt động kiến tạo kiến thức và các hoạt động tìm kiếm nguồn ngữ liệu, khai thác ngữliệu cho nhiều hoạt động như đọc, viết, nói và nghe.1.4. Căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục trong CT tổng thểCT tổng thể đã đưa ra những định hướng cơ bản về PPGD dùng chung cho cácmôn học. Những định hướng đó là:19- Sử dụng những phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS để HS tích cựctham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩnăng đã tích lũy được để phát triển.- Các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạtđộng luyện tập và hoạt động thực hành.- Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhàtrường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thínghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xemina, tham quan, cắm trại,đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.- Hình thức học của HS gồm: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việcchung cả lớp.Môn Ngữ văn lựa chọn những PPDH chung và những PPDH đặc thù của mônhọc để đảm bảo thực hiện các định hướng nói trên phù hợp với đặc điểm môn học.1.5. Căn cứ vào thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đạiXu thế chuyển đổi từ giáo dục tập trung vào nội dung sang giáo dục nhằm pháttriển năng lực đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ XXI. Kèm theođó là những tư tưởng và PPDH mới, trong đó có quan niệm phương pháp không chỉ làcách thức GD mà còn là nội dung GD. Để có năng lực HS không chỉ học nội dungkhoa học mà còn phải học phương pháp làm việc; phương pháp học vừa là một nộidung HS cần học, vừa là cách thức để HS học.Nhiều phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực đã được truyền bá vàonước ta như: phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp học nhóm, phương pháp đặtvà giải quyết vấn đề,… Nhiều kĩ thuật dạy học đã được đề cập đến trong các tài liệutập huấn GV như: học bằng dự án, học trên góc học tập, học theo hợp đồng, mảnhghép, khăn trải bàn, động não, đọc tích cực, viết tích cực, trình bày một phút, chúngem biết 3, KWL, đặt câu hỏi, đóng vai,… 2Những phương pháp và kĩ thuật nói trên đã và đang thực hiện ở nhà trường phổthông, nay tiếp tục dược lựa chọn kết hợp linh hoạt trong CT 2018.2. Phương pháp giáo dục của môn Ngữ văn2.1. Định hướng chungĐể chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực, tất cả các mônhọc đều cần vận dụng và đáp ứng một số yêu cầu chung về PPGD, gồm:a] Phát huy tính tích cực của người họcGiáo viên cần chú ý hình thành cho HS cách học, phương pháp tiếp nhận và tạolập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu văn bản khác nhau để saukhi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết cácPhương pháp dạy học tích cực, Dự án Việt Bỉ cho các trường sư phạm của 7 tỉnh miền núi phía Bắc pha 1[2002] và pha 2 [2010], NXB Sư phạm, nhiều tác giả, Tài liệu khóa tập huấn về Kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểuhọc, Vụ tiểu học, Bộ GD&ĐT, 12/2017.220vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập choHS; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ để HS từng bước hình thành và phát triển các phẩmchất và năng lực mà CT giáo dục mong đợi.Giáo viên cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS vềvấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung,điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích HS trao đổi và tranhluận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.b] Dạy học tích hợp và phân hoáDạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên Ngữ văn trước hết phải thấy được mối liên hệnội môn [đọc, viết, nói và nghe], theo đó nội dung dạy đọc có liên quan và lặp lại ở cácnội dung dạy viết, nói và nghe; kiến thức và kĩ năng đọc hiểu mà HS tích luỹ đượctrong quá trình tiếp nhận văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau sẽ giúp cho kĩ năngviết, nói và nghe tốt hơn. Những gì HS học được trong quá trình đọc sẽ được dùng đểthực hành viết. Tương tự, những điều học được khi đọc và viết sẽ được HS dùng khinói. Cùng với yêu cầu tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe, giáo viêncòn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờhọc các yêu cầu giáo dục liên môn [Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nghệ thuật] vànhững nội dung giáo dục ưu tiên xuyên suốt toàn CT giáo dục phổ thông [chủ quyềnquốc gia, hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá, phát triển bền vững, bảo vệ môitrường, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục tài chính,...].Dạy học phân hoá có thể thực hiện bằng nhiều cách: nêu các câu hỏi, bài tập theonhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả mọi HS đều làm việc và lựa chọn vấn đề phùhợp với mình; động viên và khen ngợi kịp thời các HS có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ,độc đáo trong đọc, viết, nói và nghe. Ở trung học phổ thông, dạy các chuyên đề họctập cũngnhằm đạt được mục tiêu phân hoá và góp phần định hướng nghề nghiệp.c] Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy họcTrong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học nhưtổ chức cho HS làm việc độc lập [học cá nhân], làm việc theo nhóm, làm việc chung cảlớp, học trong lớp học và ngoài lớp học [thư viện, sân trường, nhà bảo tàng, khu triểnlãm,...]. Có thể cho HS đi tham quan, dã ngoại, yêu cầu các em ghi chép, chụp hình,quay phim,... quan sát, trải nghiệm và viết báo cáo, thuyết minh, thực hiện dự án,…Về phương pháp dạy học, giáo viên cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đốihoá một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng cácphương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh, nội dung và mục đích của giờ học. Kếthợp diễn giảng ngắn với nêu câu hỏi, cho HS thảo luận, trình bày, sử dụng các trò chơingôn ngữ, nhất là đối với HS tiểu học; hướng dẫn HS cách dùng sơ đồ để thể hiện cácý tưởng, nhất là khi tóm tắt nội dung văn bản, miêu tả hệ thống nhân vật, trình bày cácthao tác thực hiện một công việc,...; khuyến khích HS tự tìm đọc, biết cách thu thập,chọn lọc tài liệu trong thư viện và trên Internet để thực hiện các nghiên cứu cá nhânhay theo nhóm, sau đó trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trước lớp; rèn luyện kĩ21năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc trình bày. Tổchức các hoạt động dạy học sao cho khi kết thúc mỗi cấp lớp, HS đạt được các yêu cầucần đạt mà CT đã đề ra.Về phương tiện dạy học, giáo viên cần sử dụng các phương tiện trực quan nhưtranh ảnh, mẫu vật để giúp HS hiểu rõ đối tượng được miêu tả trong văn bản; dùng sơđồ để phát triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho HS; sử dụng băng hình, cácbộ phim để HS so sánh văn bản gốc với văn bản được chuyển thể,… Tuy nhiên, cầntránh lạm dụng hình ảnh vì chất liệu của văn chương là ngôn từ, có khả năng khơi gợinăng lực tưởng tượng của HS.2.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của môn Ngữ văn2.2.1. Phương pháp dạy kĩ năng đọcMục đích chủ yếu của dạy đọc trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh biếtđọc và tự đọc được văn bản; thông qua đó mà bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhâncách học sinh. Đối tượng đọc gồm văn bản văn học và văn bản thông tin. Mỗi kiểu vănbản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp.a] Dạy đọc hiểu văn bản nói chung: yêu cầu học sinh đọc trực tiếp toàn bộ vănbản, đọc hướng tới khách thể [tác phẩm, tác giả] và cách đọc hướng tới chủ thể [ ngườiđọc]; chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tómtắt được nội dung chính của văn bản; tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phântích, bước đầu suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng,tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánhgiữa các văn bản, bước đầu kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kếtnối văn bản với trải nghiệm cá nhân học sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản,biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cánhân trong cuộc sống hàng ngày.b] Dạy đọc hiểu văn bản văn học: văn bản văn học cũng là một loại văn bản,nên cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản nói chung. Tuy nhiên, văn bản văn họccó những đặc điểm riêng vì thế giáo viên cần tổ chức cho học sinh bước đầu tìm hiểu,giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệthuật. Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từtri nhận văn bản ngôn từ thế giới hình tượng nghệ thuật và hiểu nội dung ý nghĩa; có ýthức diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản.Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủthể đọc. Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sángtạo” trong tiếp nhận tác phẩm; bước đầu biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huyđộng vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu,trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từđó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống. Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên cầnchú ý giúp các em tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống”của văn bản. Giáo viên cần có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bìnhgiảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế22ghi nhớ máy móc. Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau đểthực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩnăng đọc.Tuỳ vào đối tượng học sinh ở từng lớp và thể loại của văn bản văn học mà vậndụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như: đọcdiễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch,sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép,phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, vẽ tranh,làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua,... Một số phươngpháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần đượcvận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.2.2.2. Phương pháp dạy viếtNgoài việc viết kĩ thuật và đúng chính tả, mục đích quan trọng của dạy viết theochương trình mới là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất vàphát triển nhân cách học sinh. Vì thế khi dạy viết, giáo viên cần chú trọng yêu cầu tạora ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng bước đầy đảm bảo yêu cầu mạch lạc, sángtạo và có sức thuyết phục.Giáo viên cần tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập vănbản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Thông qua thực hành,giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được quy trình tạo lập văn bản; cần sử dụng các câuhỏi giúp học sinh xác định được mục đích và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tưliệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; yêu cầu viết văn bản; hướng dẫnhọc sinh tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên tiêu chí đánh giá bài viết; hướng dẫn họcsinh phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểmcủa các kiểu văn bản.Dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản. Dạy kĩthuật viết [tập viết, chính tả] chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạyviết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rènluyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,...Bên cạnh các văn bảnthông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đaphương thức.Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấnđề, gợi mở,… để hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễnđạt; tổ chức cho học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kếtbài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêunhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi hoặctheo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao vàtự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,... Sau khi viết xong, học sinh cần có cơhội nói, trình bày những gì đã viết.232.2.3. Phương pháp dạy nói và ngheMục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trìnhbày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọngngười nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và nghekhông chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách họcsinh.Trong dạy nói, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát, phân tích mẫu đồngthời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức, quytrình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quytrình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận.Trong dạy nghe, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dungnghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra nhữngthông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ýkiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết lắngnghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biếtdùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng.Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho họcsinh. Để tạo điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, giáo viên cần linh hoạttrong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhaunghe hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận,tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành tháiđộ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua traođổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướngdẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp.2.3. Một số lưu ý về phương pháp dạy họcThứ nhất: Để dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả,khôngnên tuyệt đối hóa vai trò của một phương pháp hoặc kĩ thuật nào. Cần phối hợp mộtcách hợp lí các phương pháp và kĩ thuật trong từng bài học nhằm đạt mục tiêu của bàihọc, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của môn học: phát triển phẩm chất và nănglực, nhất là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.Thứ hai: Việc lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học cần dựa trên cáctrên cơ sở sau:- Mục tiêu của bài học [bài học phải đạt những yêu cầu cần đạt nào]- Nội dung của bài học- Thời lượng của bài học- Điều kiện về phương tiện và thiết bị dạy học phổ biến- Yêu cầu dạy học tích hợp và phân hóa trong từng bài học24

Video liên quan

Chủ Đề