Hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh có bao nhiều thư viện thành viên

Với các tân sinh viên, khi bước chân vào giảng đường đại học, thư viện chính là địa điểm học tập lý tưởng nhất cần tiếp cận ngay trong năm đầu tiên. ĐHQG-HCM gồm 7 trường đại học thành viên, tạo nên một mạng lưới thư viện vừa thống nhất vừa đa dạng, thu hút đông đảo các thế hệ sinh viên đến học tập và nghiên cứu.

Bạn đang xem: Thư viện đại học quốc gia thành phố hồ chí minh


Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM có nguồn tài liệu phong phú. Ảnh: TL

Nguồn tư liệu phong phú, chất lượng

Để phục vụ mục tiêu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, hệ thống thư viện ĐHQG-HCM có số lượng tài nguyên bản in và tài nguyên điện tử vô cùng phong phú. Riêng tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM có hơn 100.000 tài liệu, 70 máy tính phục vụ sinh viên. Tất cả nguồn tài liệu nội, ngoại văn đều được chọn từ những nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước.

Không chỉ Thư viện Trung tâm, mỗi thư viện thành viên đều có nguồn tư liệu đa dạng, chuyên sâu cho từng lĩnh vực đào tạo tại trường. Ở Trường ĐH Quốc Tế, chủ yếu giảng dạy, học tập bằng tiếng Anh nên thư viện trường chủ động mua sách tiếng Anh chuyên ngành từ nước ngoài. Số sách này chiếm hơn 90% tổng lượng sách của thư viện trường.

Thư viện Trường ĐH Công nghệ Thông tin đã số hóa tất cả giáo trình do giảng viên của trường biên soạn. Do đặc trưng của trường, mọi thông tin đều đưa lên môi trường online cho sinh viên tiện theo dõi, tìm kiếm. Còn Trường ĐH Bách Khoa chuyển hầu hết tài liệu giấy từ cơ sở 1 đến cơ sở 2 để xây dựng môi trường thư viện số tại cơ sở 1 tốt hơn.

Điểm đặc biệt của hệ thống thư viện ĐHQG-HCM là sự liên kết chặt chẽ. Theo cô Ninh Thị Kim Duyên - Trưởng Phòng phục vụ độc giả Thư viện Trung tâm, cho biết: “Chỉ cần một tấm thẻ Hệ thống Thư viện, các bạn sinh viên có thể mượn sách từ các thư viện khác nhau trong hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi đang tiến hành tích hợp thẻ Hệ thống Thư việnvào thẻ sinh viên, tiên phong là Trường ĐH Công nghệ Thông tin nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho sinh viên sử dụng thư viện”.

Bạn Phạm Ngô Hồng Thủy [Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế] nhận xét: “Nguồn tài liệu nước ngoài thường bị giới hạn đối với độc giả sinh viên nhưng khi đăng ký thẻ ở đây thì mình truy cập được nhiều nguồn tài liệu hơn, thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học”.

Xem thêm:

Thư viện Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Địa điểm học tập lý tưởng cho sinh viên

[ĐCSVN] - Đối với các sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học, thư viện chính là địa điểm học tập lý tưởng nhất để tiếp thu những kiến thức mới.

Sinh viên học tập tại Thư viện Trường ĐH Quốc tế ĐHQG-HCM. Ảnh: Hoài Thương

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh [ĐHQG-HCM] gồm 7 trường đại học thành viên, tạo nên một mạng lưới thư viện vừa thống nhất vừa đa dạng, thu hút đông đảo các thế hệ sinh viên đến học tập và nghiên cứu. Các thư viện trong hệ thống ĐHQG-HCM phần lớn được cấu trúc theo mô hình không gian mở, tự quản lý, tự phục vụ.

Thư viện hiện đại, nguồn tư liệu phong phú, chất lượng

Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM rất hiện đại. Trong đó, Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM có không gian rộng lớn gồm ba tầng và phân chia từng khu vực cụ thể cho sinh viên. Đặc biệt, tầng ba là có thiết kế phòng họp, hội trường tạo môi trường làm việc nhóm tối ưu. Còn thư viện Trường ĐH Quốc Tế gây ấn tượng bởi sự hiện đại và năng động với sự bố trí hợp lý giữa phòng đọc và kho sách không bị ngăn cách, thuận tiện cho sinh viên lựa chọn sách và đọc ngay tại chỗ.

Đáng chú ý, Trường ĐH Quốc tế đầu tư hệ thống cửa tự động kết hợp hệ thống an ninh tạo cảm giác thoải mái cho sinh viên đồng thời giữ gìn bảo quản sách vở, tài liệu kỹ lưỡng. Thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật với mô hình thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng, thư viện trang bị những chiếc ghế salon, ghế mềm cho sinh viên nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng trên lớp.

Về nguồn tư liệu, hệ thống thư viện ĐHQG-HCM có số lượng tài nguyên bản in và tài nguyên điện tử phong phú. Riêng tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM đã có hơn 100.000 tài liệu, 70 máy tính phục vụ sinh viên. Tất cả nguồn tài liệu nội, ngoại văn đều được chọn từ những nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước.

Song song với đó, mỗi thư viện thành viên đều có nguồn tư liệu chuyên sâu cho từng lĩnh vực đào tạo. Ở Trường ĐH Quốc tế, do trường chủ yếu giảng dạy, học tập bằng tiếng Anh nên đã chủ động mua sách tiếng Anh chuyên ngành từ nước ngoài, chiếm 90% tổng lượng sách của thư viện trường. Còn thư viện Trường ĐH Công nghệ Thông tin đã số hóa tất cả giáo trình do giảng viên của trường biên soạn. Trường ĐH Bách khoa chuyển hầu hết tài liệu giấy từ cơ sở 1 đến cơ sở 2 để xây dựng môi trường thư viện số tại cơ sở 1 tốt hơn.

Mặc dù chứa đựng một khối lượng tài liệu đồ sộ từ bản giấy đến online, nhưng nhờ các máy tính với phần mềm hỗ trợ đặt tại thư viện, sinh viên ĐHQG-HCM có thể dễ dàng tìm kiếm được tư liệu. Chỉ cần gõ từ khóa, máy tính sẽ đưa ra một danh sách chi tiết tư liệu đang có trong thư viện để sinh viên lựa chọn. Ngoài ra, các thư viện còn tổ chức những lớp hướng dẫn cho tân sinh viên về cách sử dụng thư viện hiệu quả.

Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm tư liệu dễ dàng

Đi đầu là Trường ĐH Công nghệ Thông tin, trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thư viện để thu hút sinh viên. Tham gia cuộc thi, ngoài việc tăng sự hiểu biết về thư viện sinh viên còn được cộng điểm rèn luyện và nhận giải thưởng. Thứ hai phải kể tới Trường ĐH Kinh tế - Luật, bên cạnh những buổi hướng dẫn trực tiếp, nhân viên thư viện còn tổ chức các lớp hướng dẫn online cho sinh viên cao học, sinh viên nước ngoài...Về phần mình, Trường ĐH Quốc tế chủ động tổ chức những buổi workshop để hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm trích dẫn tài liệu tự động.

Để hỗ trợ sinh viên, các chuyên viên thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật sẵn sàng trao đổi với sinh viên qua email và trang web. Tại thư viện trường còn có những chuyên viên của từng mảng luật và kinh tế. Ngoài kỹ năng tìm kiếm, thư viện có thêm kỹ năng đánh giá thông tin và mức phù hợp của tài liệu để hỗ trợ sinh viên.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong mùa thi, Thư viện Trường ĐH Bách Khoa mở cửa đến 20 giờ 30 mỗi ngày, kể cả hai ngày cuối tuần. Thư viện tại Ký túc xá cũng mở cửa đến 21 giờ 30 nhằm giúp sinh viên có nhiều thời gian để học tập.

Cô Ninh Thị Kim Duyên - Trưởng Phòng phục vụ độc giả Thư viện Trung tâm cho biết: “Chỉ cần một tấm thẻ Hệ thống Thư viện, các bạn sinh viên có thể mượn sách từ các thư viện khác nhau trong hệ thống. Nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho sinh viên sử dụng thư viện, thư viện đang tiến hành tích hợp thẻ Hệ thống Thư viện vào thẻ sinh viên, tiên phong là Trường ĐH Công nghệ Thông tin”.

Bạn Phạm Ngô Hồng Thủy, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế nhận xét: “Bình thường nguồn tài liệu nước ngoài thường bị giới hạn đối với độc giả sinh viên nhưng khi đăng ký thẻ ở Trường ĐH Quốc tế, sinh viên sẽ truy cập được nhiều nguồn tài liệu hơn, thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học”.

Theo cô Trần Thị Hồng Xiêm - Giám đốc Thư viện Trường ĐH Kinh tế - Luật, những người làm việc tại thư viện đòi hỏi dành nhiều tâm huyết và tinh thần trách nhiệm đối với người dùng: “Không chỉ có nguồn tài liệu phong phú là đủ mà phải cung cấp dịch vụ thỏa đáng cho sinh viên”./.

Hoài Thương

Lịch sử hình thành

        Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [ĐHQG-HCM] là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực gồm các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc. Đối với mô hình tổ chức của một đại học đa ngành, hệ thống thư viện sẽ có một thư viện trung tâm và các thư viện thành viên. Trong đó, thư viện trung tâm làm đầu mối liên kết tổ chức các thư viện trong toàn ĐHQG-HCM để tổng hợp được nguồn lực thông tin của cả hệ thống thư viện. Vì vậy, ĐHQG-HCM đã quyết định thành lập Thư viện Trung tâm như là một thư viện kiểu mẫu, làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống thư viện xứng tầm của một đại học hàng đầu.

       Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM được thành lập theo Quyết định số 595 QĐ/ĐHQG/TCCB ngày 6 tháng 8 năm 2003 của Giám đốc ĐHQG-HCM và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2005. TVTT là một đơn vị hành chính sự nghiệp độc lập, trực thuộc Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng.
Thư viện Trung tâm với nhân sự cơ hữu là 20 người [tính đến 9/2021] phục vụ tại 02 cơ sở: Cơ sở chính [Khu phố 6, Linh Trung, TP. Thủ Đức] và Chi nhánh Ký túc xá B [Đông Hoà, Dĩ An, Tỉnh Bình Dương] có tổng diện tích sử dụng khoảng 11.000 m2.

Tầm nhìn & sứ mạng

  •  Tầm nhìn: Thư viện ĐHQG-HCM giữ vị trí là một trong những HTTV đại học hàng đầu của cả nước, đạt tiêu chuẩn tương đương các thư viện đại học tiên tiến trên thế giới.
  •  Sứ mạng: Thư viện ĐHQG-HCM cung cấp nguồn tài nguyên thông tin chất lượng cao và các dịch vụ tiên tiến, được vận hành bởi một đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực và phẩm chất tốt nhằm hỗ trợ hiệu quả cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu đạt được các mục tiêu học thuật trong môi trường của một đại học nghiên cứu hàng đầu, góp phần phục vụ cộng đồng và hợp tác phát triển thư viện đại học Việt Nam.

Chức năng và nhiệm vụ

       Thư viện Trung tâm cung cấp nguồn tài nguyên thông tin khoa học và các dịch vụ hỗ trợ cho cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên của ĐHQG-HCM nhằm phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQG-HCM. Với vai trò của một thư viện chính trong Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, Thư viện Trung tâm có nhiệm vụ điều hành hệ thống, tổ chức các hoạt động liên kết, chia sẻ các nguồn lực chung của hệ thống. Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 165/ QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 24 tháng 2 năm 2009. Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM gồm Thư viện Trung tâm và 08 thư viện của các trường đại học và viện thành viên thuộc ĐHQG-HCM [TV Trường ĐH Bách Khoa, TV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, TV Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TV Trường ĐH Quốc tế, TV Trường ĐH Kinh tế - Luật, TV Trường ĐH Công nghệ Thông tin, TV Trường ĐH An Giang, TV Viện Môi trường & Tài nguyên].

Nguồn tài nguyên thông tin 

       Nguồn tài liệu của Thư viện Trung tâm được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có giá trị học thuật cao theo yêu cầu và triển khai dùng chung trong toàn hệ thống. Tính đến 9/2021, tài liệu bản in phục vụ chung trong toàn hệ thống thư viện ĐHQG-HCM hiện có: 632.000 bản sách, trong đó Thư viện Trung tâm có hơn 98.000 bản [49.300 nhan đề]; ngoài ra còn có Tạp chí [495 nhan đề], Luận án [567 nhan đề],… Bên cạnh nguồn tài liệu bản in, Thư viện Trung tâm chú trọng đầu tư và triển khai phục vụ trên 20 cơ sở dữ liệu trực tuyến với nhiều cơ sở dữ liệu khoa học uy tín của các nhà xuất bản nước ngoài [ScienceDirect, ACS, IEEE Xplore, SpringerLink, SpringerOpen, Nature, Harvard Business Review, Ovid, Proquest Central,…] với các loại hình tài liệu điện tử đa dạng: sách điện tử [19.000], tạp chí điện tử [31,900], luận án – luận văn điện tử [102.300], khoá học/tài liệu đa phương tiện [11.050.000].

       Các nguồn tài liệu phong phú nêu trên được kết nối phục vụ chung trong toàn ĐHQG-HCM thông qua hệ thống phần mềm quản lý thư viện nền tảng dịch vụ, phần mềm tìm kiếm tập trung, phần mềm quản lý người dùng. Hệ thống phần mềm này giúp cho việc tìm kiếm tập trung tất cả nguồn tài liệu bản in và tài liệu điện tử của các thư viện trong hệ thống một cách thuận tiện đối với người sử dụng và việc quản lý người dùng được đồng bộ và hiệu quả hơn.

Xem thêm tại //youtu.be/3UKULiNgL6M 

 

Video liên quan

Chủ Đề