Hình thức sử dụng đất là gì

Tôi đang chuẩn bị mua nhà ở, ngôi nhà đó có sổ riêng nhưng hình thức sử dụng đất lại là sử dụng chung. Xin hỏi như vậy thì có bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi và giá trị của mảnh đất đó không? Khi đó có thể tách riêng quyền sử dụng đất được không? Xin cảm ơn. 

thangtran04@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội

Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ dữ liệu nên luật sư sẽ đưa ra các quy định chung để bạn tham khảo.

Trường hợp 1: Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 nếu quyền sử dụng đất này là của hộ gia đình thì xác định đây là tài sản chung, việc định đoạt được quy định như sau:

"Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."

Luật Đất đai năm 2013 quy định về sử dụng đất của hộ gia đình như sau:

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Trong trường hợp này diện tích sử dụng đất, nhà ở có hình thức sử dụng chung, do đó quyền quyết định của tất cả thành viên thuộc hộ gia đình. Do đó, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:

- Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

- Trường hợp quyền sử dụng đất sử dụng chung thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Như vậy, trong trường hợp này khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, bên bán cần tiến hành thủ tục tách thửa đối với phần diện tích đất nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa. Trường hợp chuyển nhượng cần có văn bản thoả thuận của những người trong cùng hộ gia đình.

Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng

Nếu có đủ căn cứ chứng minh nhà ở không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng và các quyền khác theo điều 167 Luật Đất Đai 2013. Bạn căn cứ theo quy định trên để thực hiện.

CafeLand kết hợp cùng Công ty Luật TNHH Đức An

Hình thức cho thuê đất được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp nào thì Nhà nước thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê? Trường hợp nào lai thu tiền thuê đất hàng năm? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau của LawKey.

Khái niệm hình thức cho thuê đất

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất [sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất] là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước cho thuê đất, bao gồm:

– Thuê đất trả tiền một lần;

– Thuê đất trả tiền hàng năm

Xem thêm: Hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất hiện nay?

Trường hợp Nhà nước thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Căn cứ Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, Nhà nước thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trả tiền hàng năm, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp:

Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

– Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối vượt hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối và tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất không thu tiền sử dụng đất nhưng đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 142 Luật Đất đai; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại khi chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất mà phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 142 Luật Đất đai.

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê.

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Khoản 2 Điều 161 Luật Đất đai.

– Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.

Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm

– Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sông, ngòi, kênh rạch, suối để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 163 Luật Đất đai.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 163 Luật Đất đai.

Xem thêm: Có được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất lần hai?

Trên đây là tư vấn của LawKey liên quan đến quy định pháp luật về hình thức Nhà nước cho thuê đất. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.

Trước hết, muốn hiểu giao đất là gì, cần tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này. Theo đó, quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất [sau đây gọi là Nhà nước giao đất] là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Căn cứ để giao đất

Theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013 thì căn cứ để nhà nước giao đất là:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.

Các trường hợp giao đất

1. Giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Căn cứ quy định Điều 55 Luật đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.

- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

Đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức nộp tiền thuê đất một lần hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà nước tổ chức đối với đất dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê mà đã nộp tiền thuê đất một lần bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở hoặc theo giá đất trúng đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003, nếu có nhu cầu chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì không phải nộp tiền sử dụng đất [Khoản 5 Điều 20 Nghị định 45/2014/NĐ-CP].

- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng [sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa].

- Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

2. Giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.

Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật đất đai 2013.

- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.

- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật đất đai 2013.

*Lưu ý: Khi Nhà nước quyết định giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác thì theo như Điều 53 Luật đất đai 2013 quy định chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng.

3. Hạn mức giao đất


Theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013 đối với hạn mức giao đất nông nghiệp thì đối với từng vùng và loại đất khác nhau, hạn mức giao đất cũng có sự khác biệt. Cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long và không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

4. Thẩm quyền giao đất


Theo quy định tại Điều 59 Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền giao đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phụ thuộc vào đối tượng được giao đất và loại đất được giao để sử dụng.

Cụ thể, UBND cấp Tỉnh qyết định giao đất trong trường hợp như: Giao đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Luật đất đai. Còn UBND cấp huyện sẽ quyết định giao đất trong các trường hợp đối với hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư.

Trên đây là một số lưu ý về hình thức Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm [Miễn phí]./.

Luật sư tại Bình Dương

Công ty Luật Biggboss Law

số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương

SĐT: 0908 648 179 - Email:

Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Hải Đăng

Video liên quan

Chủ Đề