Hồ sự cố Nghị định 40

Mục đích của hồ sự cố khu công nghiệp? Đúng theo tên gọi là hồ chứa nước được sử dụng khi hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp gặp sự cố hoặc quá tải. Toàn bộ lượng nước thải chưa được xử lý này sẽ được lưu trữ trong hồ sự cố này để xử lý sau. Không được để nước thải thoát ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Hồ sự cố như một hồ chứa nước thải, tuy nhiên bình thường không chứa nước. Hồ phải có kết cấu chống thấm đảm bảo và bền dưới điều kiện thời tiết làm việc phơi nắng mưa 24/24.

Kết cấu truyền thống thường là dùng đất sét, đổ bê tông hoặc xây đá hộc, tuy nhiên tốn kém và khả năng chống thấm không đảm bảo.

Hiện nay các hồ sự cố đều sử dụng lớp HDPE làm lớp chống thấm trực tiếp. Độ dày yêu cầu tối thiểu từ 1.5mm trở lên và phải là loại có khả năng kháng UV và oxi hóa cao để đảm bảo độ bền lâu dài cho lớp HDPE này. Chủ yếu là hàng HDPE nhập khẩu của các thương hiệu lớn, có uy tín. Tiết kiệm khá nhiều chi phí so với giải pháp truyền thống.

Hồ sự cố Nghị định 40
Hồ chứa nước cứu hỏa KCN

Tính toán thể tích Hồ sự cố được quy định tại:

– Khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

– Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là các bể, thiết bị, dụng cụ hoặc phương tiện (gọi chung là bể sự cố) có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 01 ngày hoặc bể sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 02 ngày hoặc hồ sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 03 ngày hoặc hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải.

Hồ sự cố Nghị định 40
Hồ sự cố sau khi hoàn thiện đổ bê tông

Biện pháp thi công Màng chống thấm HDPE Quý khách tham khảo: Tại đây

Để được tư vấn thêm về giải pháp này, chi tiết xin liên hệ:

Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hệ thống xử lý nước thải là một hạng mục quan trọng được yêu cầu trong luật bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số tên gọi quen thuộc như Bể chứa sự cố nước thải, bể chứa dự phòng sự cố nước thải… cũng là một trong những khái niệm để nói về các công trình phòng ngừa.

Từ năm 2019, việc yêu cầu xử lý sự cố trong hệ thống XLNT theo luật tài nguyên môi trường chỉ thể hiện tổng quát, chưa thực sự chi tiết. Để cụ thể Luật BVMT, Ngày 13/05/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019.

Giải pháp kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Theo khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hệ thống xử lý nước thải phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường như sau:

Hồ sự cố Nghị định 40

Ghi chú: 

  • Q: Khối lượng nước thải theo thiết kế
  • CTSC: công trình sự cố
  • T: thời gian lưu chứa.

Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố mục đích bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải.

Xem thêm: 5 bước chính trong quy trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải

Khó khăn trong công tác triển khai

Về thời điểm ban hành nghị định

Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật BVMT có hiệu lực từ 01/07/2019, như vậy đối với những dự án đã đi vào hoạt động hoặc dự án đã phê duyệt các hồ sơ bảo vệ môi trường trước ngày 01/07/2019 các Doanh nghiệp hay chủ dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thực hiện. 

Đối với công trình đã phê duyệt hồ sơ môi trường trước ngày 01/07/2019

Gửi đề xuất lên Sở Tài nguyên môi trường hoặc Chi cục bảo vệ môi trường tùy thuộc vào quy mô hệ thống để xin ý kiến về công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố.

Hồ sự cố Nghị định 40

Đối với công trình đang trong giai đoạn lập hồ sơ môi trường sau ngày 01/07/2019

Các đơn vị thiết kế, đơn vị lập hồ sơ môi trường cần tuân thủ các giải pháp đã được hướng dẫn cụ thể theo nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Chi phí thực hiện hạng mục

Các dự án như tòa nhà văn phòng có khối tích nhỏ hơn 20.000m3 thì việc đầu tư quá nhiều cho các hệ thống kỹ thuật là một gánh nặng. Chúng ta cùng kể ở đây:

  • Bể chứa nước sinh hoạt
  • Bể tự hoại
  • Bể phòng cháy chữa cháy
  • Bể xử lý nước thải
  • Và giờ đây bổ sung thêm Bể chứa sự cố nữa thì đúng là gánh nặng chi phí lên các chủ đầu tư.

Chưa kể, các tòa nhà văn phòng, khách sạn trong trung tâm đô thị thường phải tận dụng không gian tối đa cho các tiện ích: Để xe, phòng kỹ thuật máy…

Do vậy để có thể sắp xếp được các khối tích bể đúng theo các quy định là một bài toán Kinh tế – kỹ thuật rất khó. Việc này có thể sẽ dẫn tới tiêu cực trong việc cấp phép.

Hồ sự cố Nghị định 40

Xem thêm: Vì sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trong đời sống hàng ngày?

Hồ chứa sự cố có phải là dạng hồ hở hay không?

Trả lời: Nghị định không quy định điều này. Quan trọng là dung tích thực tế có thể chứa nước. Một lưu ý nữa là hồ chứa phải có giải pháp xử lý mùi phát sinh trong trường hợp bể chứa nước sự cố.

Trong hồ có thể chứa nước khác hay không?

Trả lời: Đúng tinh thần của nghị định thì bể phải luôn đảm bảo thể tích sẵn sàng chứa nước thải khi có sự cố. Việc tận dụng để chứa nguồn nước khác làm ảnh hưởng tới khối tích dự phòng sẵn sàng tiếp nhận nước thải là không được phép.

Có cần trang bị, lắp đặt thêm thiết bị xử lý trong hồ chứa sự cố không?

Trả lời: Nghị định không yêu cầu: Tuy nhiên có thể cơ quan BVMT địa phương sẽ yêu cầu bổ sung thêm:

Thiết bị để đảm bảo bể chứa không phát sinh mùi làm ảnh hưởng môi trường xung quanh

Các thiết bị để đảm bảo an toàn khi thao tác, vận hành bên trong bể: Thang thao tác, mật độ nắp thăm đúng kỹ thuật, quạt hút mùi, thiết bị khuấy trộn hoặc sục khí….

Hồ sự cố Nghị định 40

Xem thêm: Xử lý nước thải công nghiệp đạt hiệu quả và tối ưu chi phí

Tình huống trong thực tế tư vấn công trình

Về lưu lượng thiết kế

Thực tế, NTS đã tư vấn thiết kế hệ thống XLNT cho Doanh nghiệp, theo tính toán công suất vận hành hệ thống là 300 m3/ngđ. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn hồ sơ môi trường đã lựa chọn hệ số an toàn lớn, dẫn tới công suất HTXLNT lên tới 700 m3/ngđ. Như vậy, theo NĐ 40/2019/NĐ-CP cần phải xây dựng công trình phòng ngừa sự cố có dung tích 1.400 m3 với thời gian lưu chứa là 48h. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn tới chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của hệ thống.

Vì vậy, việc tính toán đúng công suất hệ thống ở trong khoảng nào là yếu tố đầu tiên quyết định dung tích cần thiết của công trình này. Việc lựa chọn hệ số an toàn quá lớn cũng dẫn tới công suất xử lý lớn, từ đó dung tích công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố lớn hơn rất nhiều so với thực tế vận hành ghi nhận được.

Về kỹ thuật

Tùy theo địa hình, vị trí xây dựng hồ sự cố mà hệ thống kỹ thuật đi theo kèm có những thay đổi để phù hợp. Ví dụ ở một số khu vực có mức nước ngầm cao thì cần bố trí hệ thống đướng ống tiêu thoát nước ngầm để tránh đẩy nổi lớp mảng phủ PE. Ngoài ra các chi tiết đấu nối nước vào hồ, vị trí lắp đặt máy bơm tuần hoàn nước, kiểm nước ra vào hồ một cách tự động hay bằng tay/… cũng là những chi tiết mà mỗi công trình sẽ có những tính toán cụ thể. Các chi tiết trên sẽ không có trong quy định mà cần phải có các đơn vị thiết kế/ nhà thầu có kinh nghiệm tư vấn.

Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa công năng các bể, trong quá trình hoạt động, có thể sử dụng dung tích bể vào các mục đích khác nhau như: chứa nước mưa, chứa nước tưới cây. Với các công trình hạn chế không gian bố trí có thể nghiên cứu giải pháp kết hợp làm bể dự trữ nước phòng cháy chữa cháy.

Thiết kế hợp khối các công trình kỹ thuật để tối ưu hóa không gian dự trữ nước và không gian vận hành.

Như vậy bạn đọc có thể thấy có nhiều vấn đề khó khăn cần được tư vấn và giải quyết để nghị định đi vào cuộc sống. Và NTS tin rằng trong thời gian tới sẽ có thêm những thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này.  

Và để được tư vấn chi tiết hơn về Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hệ thống xử lý nước thải Quý khách hàng vui lòng liên hệ lại NTS theo hotline 0888 167 247. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS với đội ngũ cán bộ Kỹ sư giàu kinh nghiệm, tự tin là đơn vị hàng đầu trong tư vấn thiết kế các hệ thỗng xử lý nước thải,… NTS cam kết sẽ đưa lại các phương án phù hợp và hữu ích cho Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email:

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Đăng nhập