Hỏa lực tập trung là gì

Tập trung lực lượng là hoạt động của quân đội tiến hành tập trung các đơn vị quân đội thành một đơn vị lớn hơn tại một địa điểm để chiến đấu. Việc tập trung này là bước chuẩn bị triển khai lực lượng, một phần của việc điều hành chỉ huy đơn vị quân sự.

Đồng thời, trong nhiều tình huống chiến đấu, khi xem xét vai trò trái ngược với phân tán lực lượng, đây là hoạt động của chiến thuật cơ động quân sự trong việc chủ động tấn công vào địa điểm mục tiêu bất kỳ, nơi mà quân thù không thể phán đoán kịp thời để sẵn sàng chiến đấu. Do đó, hoạt động này tạo nên lợi thế trong chiến tranh.

Tập trung lực lượng cũng đề cập đến việc tập hợp quân số đông đảo tại một chiến trường, dẫn đến áp đảo lực lượng về quân số và từ đó dẫn đến áp đảo về hỏa lực. Sự chênh lệnh này tạo nên lợi thế cho phe tấn công chủ động tập trung lực lượng.[1][2]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lý luận
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
    • 4.1 Thư mục

Lịch sửSửa đổi

Việc tập trung lực lượng với quân số áp đảo để tạo lợi thế đã được biết đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử chiến tranh. Các ghi chép về những cuộc xâm lược Hy Lạp của Ba Tư đã sử dụng những đội quân đông đảo. Ở Trung Quốc, việc phao tin giả phóng đại quân số để gây hoang mang cho đối phương đã được sử dụng.

Nhà lý luận quân sự người Phổ Carl von Clausewitz [1780-1831] sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra thực nghiệm về các trận chiến trong quá khứ đã kết luận tính ưu thế của quân số.[3]

Trong chiến tranh Đông Dương, quân đội Việt Minh ban đầu duy trì tình trạng phân tán lực lượng để tránh mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Không để quân chủ lực phải giao chiến trong một cuộc chiến quy ước thông thường trong tình trạng bất lợi khi quân Pháp mạnh hơn. Đồng thời tác chiến cường độ thấp chủ yếu bằng chiến thuật đánh du kích. Việc tập trung lực lượng trong chiến tranh diễn ra ở những địa điểm cố định trong tình trạng phòng thủ như tại Việt Bắc, hầu hết tập trung lực lượng thành các đơn vị lớn của Việt Minh chỉ triển khai khi địa điểm và tình huống họ cảm thấy có lợi cho họ.

Việc tập trung lực lượng cũng đồng nghĩa việc gắn kết các đơn vị lại thành một khối lớn, và như thế chiến đấu với hình thức thông thường của chiến tranh quy ước. Do đó tập trung lực lượng để gây áp đảo phải từ một bên mạnh hơn hoặc nếu bên yếu hơn thì việc tạo ưu thế áp đảo phải từ việc dồn quân vào một khu vực phòng thủ duy nhất của quân đối phương. Điển hình của tập trung để áp đảo, là việc tập trung đông đảo quân Bắc Việt vào khu vực phía bắc của Nam Việt Nam trong Chiến cục năm 1972, trái ngược với chiến lược chiến đấu tràn ngập trên khắp miền Nam Việt Nam như trong Tết Mậu Thân năm 1968.

Lý luậnSửa đổi

Trọng tâm của Tập trung lực lượng là gây áp đảo, vì vậy tấn công phải bất ngờ, do đó để triển khai nhanh phe tấn công phải xây dựng quân đội cơ động, tác chiến theo hình thức chiến thuật cơ động. Áp đảo chỉ đạt lợi thế cao nhất khi bất ngờ, xây dựng và huấn luyện lực lượng cơ động nhanh sẽ khiến việc tập trung lực lượng nhanh hơn. Ngược lại, đối với bên phòng thủ, để đối phó hiệu quả sự tập trung lực lượng của đối phương đòi hỏi họ cũng có các đơn vị cơ động tương ứng, để tập trung quân phối hợp trên nhiều khu vực, ứng cứu tức thì điểm cần chi viện.

Đối với phe yếu hơn việc tập trung lực lượng xảy ra trong các trường hợp, như khi họ bị bắt buộc phòng thủ không thể lùi tại căn cứ đầu não quân sự, khi tấn công, việc chủ động tập trung lực lượng tấn công trong ngắn hạn tại một khu vực giới hạn sẽ tạo lợi thế. Khi quân thù tăng cường chi viện, quân tấn công sẽ mau chóng phân tán lực lượng và rút lui. Như thế tập trung lực lượng có lợi cho một phe yếu hơn khi gây áp lực cho một khu vực, nhưng vẫn đòi hỏi tính cơ động để rời khỏi chiến trường khi thời điểm trở nên bất lợi.

Như vậy, tập trung lực lượng phải cân nhắc lực lượng, địa điểm, thời gian và tình huống chiến thuật, trong đó cân nhắc các yếu tố bất ngờ để gây áp đảo bên cạnh yếu tố quân số đông.

Tập trung lực lượng gây áp đảo nhưng thiếu tính cơ động cũng là tình trạng phổ biến trong chiến tranh, do không có tính cơ động, không có yếu tố bất ngờ, vì vậy áp đảo liên quan đến các yếu tố chính là quân số và hỏa lực. Hệ lụy là các bên sẽ tấn công trực diện vào nhau với mọi khả năng áp lực mà họ huy động mạnh nhất, sử dụng tất cả nguồn nhân lực, vật chất,...thông thường làm gia tăng thương vong, thiệt hại khủng khiếp của các bên.

Để phá vỡ Tập trung lực lượng, tránh đối đầu với một đạo quân lớn, nhiều lãnh đạo quân sự đã thực hiện chiến thuật tấn công từng phần, chặn đánh từng cánh quân một của quân thù khi họ di chuyển, ngăn đối phương hội quân. Hoặc chủ động hơn, tấn công từ cứ điểm quân sự rời rạc của đối phương. Chiến thuật yêu thích khác là đánh du kích vào cơ sở hậu cần như xăng, dầu,...tại các kho tàng. Khi hậu cần quân sự không đảm bảo, đối phương khó lòng khởi động một chiến dịch quân sự, do quân đội với đông đảo lính không có đủ nguồn lực chiến đấu.

Xem thêmSửa đổi

  • Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung
  • Chiến tranh chớp nhoáng
  • Kế hoạch Schlieffen
  • Chiến thuật biển người
  • Phân tán lực lượng

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Vom Kriege, 1832, trang 177-204
  2. ^ Vom Kriege, 1832, trang 577-627
  3. ^ von Clausewitz, Karl [1909]. “Book 3 [Of strategy in general]: Superiority_of_numbers”. Vom Kriege [On War]. London. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.

Thư mụcSửa đổi

  • Vom Kriege, Dummlers Verlag, Berlin, 1832

QĐND - Thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 7-7-1950, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội ta mở Chiến dịch Biên giới, mang mật danh Chiến dịch “Lê Hồng Phong-2”, tiến công địch trên tuyến phòng thủ Đường số 4 thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần vùng biên giới Việt-Trung, khai thông đường nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Trên địa bàn chiến dịch, địch tổ chức phòng thủ thành các cụm cứ điểm mạnh, trong đó phân ra hai khu Lạng Sơn và An Châu, cùng hai phân khu trực thuộc Cao Bằng và Thất Khê, với tổng số 11 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 4 đại đội cơ giới, 4 đại đội công binh, 27 khẩu pháo và 8 máy bay.

Căn cứ vào thế phòng thủ và bố trí lực lượng phòng giữ của địch, sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị đánh Đông Khê, trận mở đầu cũng là trận then chốt chiến dịch và được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn y. Theo kế hoạch, ngày 16-9-1950, quân ta nổ súng tiến công Đông Khê, trận then chốt mở màn chiến dịch thắng lợi lớn. Tiếp đó, ta đánh các trận Cốc Xá, điểm cao 477, giành thắng lợi oanh liệt, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đánh dấu bước trưởng thành của Quân đội ta về nhiều mặt, trong đó nổi bật là nghệ thuật tập trung binh-hỏa lực, tạo ưu thế hơn hẳn địch và vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo trong các trận then chốt.

Giải phóng thị xã Cao Bằng trong Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh tư liệu

Trong các trận đánh trên, tùy từng trận ta tổ chức và sử dụng binh lực, hỏa lực tạo ưu thế với quy mô và mức độ khác nhau. Để bảo đảm đánh thắng địch ở cụm cứ điểm Đông Khê, trận then chốt mở màn, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tập trung binh-hỏa lực chiếm ưu thế hơn hẳn địch, trong đó bộ binh ta 9, địch 1; pháo binh ta 6, địch 1. Ngoài ra, ta còn bố trí một trung đoàn cách Đông Khê 4km về phía nam và 2 trung đoàn triển khai trận địa phục kích đánh viện binh địch từ khu vực Pác Khoang đến Chốc Ngà. Thực tế, khi ta chuyển sang đánh Binh đoàn Lơ-pa-giơ ở khu vực Đông Khê, Thất Khê, thì Binh đoàn Sác-tông bỏ Cao Bằng rút về điểm cao 477, hòng hợp quân với Binh đoàn Lơ-pa-giơ ở Cốc Xá. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tạm ngừng tiến công Thất Khê, nhanh chóng tổ chức lực lượng đánh trận then chốt thứ hai ở Cốc Xá. Trong trận này, ta đánh quân địch ngoài công sự, nên tập trung binh-hỏa lực thấp hơn nhiều so với trận Đông Khê, với tỷ lệ ta 1,67, địch 1, nhưng đủ sức đánh địch thắng lợi. Trong lúc ta đang tiến công Binh đoàn Lơ-pa-giơ ở Cốc Xá thì Binh đoàn Sác-tông rút chạy, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định nhanh chóng tập trung lực lượng đánh trận then chốt thứ ba, chặn địch ở khu vực điểm cao 477 [cách Đông Khê 8km về phía tây nam]. Trong trận này, so sánh binh lực, hỏa lực giữa ta và địch, ta gấp 3,25 lần, nên giành thắng lợi.

Trận Đông Khê, ta tập trung binh-hỏa lực tạo ưu thế hơn hẳn địch, với hình thức tiến công, mở cửa đột phá mãnh liệt từ các hướng, bắc và đông bắc, tây và tây nam, đánh dồn dập vào cụm cứ điểm phòng ngự kiên cố của địch. Khi nổ súng, ta thực hiện vừa kiềm chế, vừa chia cắt, đột phá tiến công chính diện kết hợp với bên sườn đánh vào đội hình quân địch; vừa tiến công vừa củng cố, phát triển tiến công vào tung thâm, hiệp đồng chặt chẽ giữa bộ binh và pháo binh, tạo thế tiến công chiến dịch, buộc địch phải rút quân khỏi Cao Bằng. Đến trận đánh Cốc Xá, bộ đội ta vận động tiến công Binh đoàn Lơ-pa-giơ vừa rút từ Đông Khê về phòng ngự ở Cốc Xá để chờ hội quân với Binh đoàn Sác-tông từ Cao Bằng rút xuống. Ta tổ chức tiến công, đập tan nhiều đợt phản kích của địch, thực hiện khép dần vòng vây; đồng thời sử dụng một mũi luồn sâu bất ngờ chiếm lĩnh đỉnh núi Cốc Xá, đánh xuống tới tấp, làm rối loạn đội hình quân địch, diệt và bắt nhiều tên; số địch còn lại hoảng sợ, rút chạy về điểm cao 477. Phát huy thắng lợi, trong trận then chốt thứ ba, quân ta vận động tiến công Binh đoàn Sác-tông khi chúng chạy về khu vực điểm cao 477 nhằm hộiquân với lực lượng còn lại của Binh đoàn Lơ-pa-giơ từ Cốc Xá rút về, chờ quân ứng cứu từ Thất Khê lên. Ý định của địch chưa kịp thực hiện đã lập tức bị ta tiến công. Bằng tác chiến hiệp đồng chặt chẽ, khép dần vòng vây từ ba hướng và tổ chức lực lượng đón lõng ở thung lũng Bản Ca, bộ đội ta nhanh chóng tiến công tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch, góp phần quyết định vào thắng lợi của Chiến dịch Biên giới.

Thắng lợi của các trận then chốt Đông Khê, Cốc Xá và điểm cao 477 đã làm rung chuyển mạnh mẽ, tác động sâu sắc, khiến toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 tan rã, buộc chúng phải rút chạy khỏi các khu vực: Thất Khê, Lộc Bình, Đình Lập, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn và An Châu, góp phần kết thúc chiến dịch. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới có ý nghĩa chiến lược to lớn, tạo bước ngoặt quan trọng để quân và dân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên bước mới.

Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP

Video liên quan

Chủ Đề