Học bổng tiến sĩ Chính phủ Việt Nam

Học bổng tiến sĩ cho 7.300 giảng viên: Tuyển chọn ra sao?

Từ nay đến năm 2030, sẽ có khoảng 7.300 giảng viên được cấp học bổng đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài hoặc phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam và trường đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới

  • Săn học bổng đại học ở đâu?

  • Những gương mặt xuất sắc giành học bổng các trường ĐH tốp đầu thế giới

  • Trường đại học tung học bổng khủng thu hút học sinh

  • Trao 100 suất học bổng cho sinh viên tỉnh Bến Tre

Theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học [ĐH] đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] giai đoạn 2019-2030 [gọi tắt là Đề án 89] đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2030, khoảng 10% giảng viên ĐH được đào tạo trình độ tiến sĩ.

Hơn 5.000 giảng viên được đào tạo tiến sĩ

Trong số này, 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường ĐH Việt Nam với các trường ĐH nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, khoảng 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên. Các giảng viên này được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý. Đề án cũng đặt ra mục tiêu thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục ĐH đến làm việc tại các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam.

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm chiều 22-4 [Ảnh: MINH PHONG]

Đến năm 2030, phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Bộ GD-ĐT cho hay đối tượng của đề án là những người đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, nước ngoài hoặc liên kết trong nước và nước ngoài [nhưng không thuộc đối tượng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020], cam kết trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam. Đối với mục tiêu thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, đối tượng được hướng đến là các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong nước, đủ tiêu chuẩn giảng viên và cam kết đến làm việc tại các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam.

Cần làm rõ chỉ tiêu hằng năm

Ngày 22-4, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm triển khai Đề án 89 với sự tham gia của lãnh đạo nhiều trường ĐH. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH [Bộ GD-ĐT], cả nước có trên 73.000 giảng viên ĐH, trong đó số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%. Để thực hiện được mục tiêu của đề án, trong 10 năm tới, cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao có trình độ thạc sĩ. Theo lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, để thực hiện nhiệm vụ này, các trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo.

Để có thể triển khai Đề án 89 ngay trong khóa tuyển sinh năm 2021, GS-TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm làm rõ quy trình đăng ký ngay trong năm nay. GS Trần Thị Vân Hoa cho rằng cần áp dụng một quy trình tuyển chọn để bảo đảm công bằng, Bộ GD-ĐT cần có lưu ý về yếu tố ngành nghề, vùng miền... để bảo đảm lựa chọn phù hợp. Theo Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bộ cần làm rõ chỉ tiêu cho từng năm đối với từng trường chứ không theo cả giai đoạn. Ngoài ra, cần có hình thức quản lý vấn đề bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo với tính ràng buộc, cam kết cao hơn đối với học viên, tránh khó khăn cho các trường về sau.

Theo PGS-TS Nguyễn Đắc Trung, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện các trường vẫn giao nhiệm vụ giảng dạy cho người được cử đi học và áp dụng theo định mức 600 giờ/năm. Do đó, trách nhiệm của cơ sở đào tạo cử người đi học là phải bảo đảm toàn thời gian cho nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu. Theo lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐH để sớm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các trường cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết và báo cáo Bộ GD-ĐT để trên cơ sở đó xây dựng phương án tốt nhất để triển khai.

Nguồn ngân sách

Các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho học viên được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được lấy từ nguồn ngân sách trung ương. Nguồn kinh phí của các cơ sở giáo dục ĐH tập trung thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực của giảng viên và cán bộ quản lý, thu hút các nhà khoa học và người có trình độ tiến sĩ...

Yến Anh

Theo đó, tổng số có 20 học bổng, bao gồm 05 học bổng đào tạo trình độ đại học, 05 học bổng đào tạo trình độ thạc sĩ, 05 học bổng đào tạo trình độ tiến sĩ và 05 học bổng thực tập sinh.

Thời gian đào tạo: Chương trình đại học 04-05 năm học; chương trình thạc sĩ 02 năm học; chương trình tiến sĩ 03-04 năm [không bao gồm 01 năm học dự bị tiếng]; chương trình thực tập sinh từ 03 tháng đến 01 năm.

Các ứng viên phải thông thạo tiếng Belarus hoặc tiếng Nga. Trong trường hợp chưa có ngoại ngữ ứng viên phải tự thu xếp học phí 01 năm học dự bị tiếng.

Chính phủ Belarus miễn học phí, cấp bảo hiểm y tế, học bổng hàng tháng cho thời gian khóa học chuyên ngành theo mức quy định của Chính phủ Belarus.

Chính phủ Việt Nam cấp: vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng cho toàn khóa học theo chế độ hiện hành. 

Đối tượng và điều kiện cụ thể đối với học bổng đại học: Học sinh đang học lớp 12 đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế, khu vực, quốc gia có kết quả học tập ở bậc THPT đến hết học kỳ I năm học 2021-2022 đạt từ 7,0 trở lên; sinh viên năm thứ nhất của các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam có kết quả 03 năm học THPT và học kỳ I năm thứ nhất đại học đạt từ 7,0 trở lên.

Học bổng thạc sĩ: Người có trình độ đại học đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục, không quá 40 tuổi; sinh viên tốt nghiệp đại học với kết quả học tập đạt loại giỏi tại Việt Nam; có điểm trung bình chung khóa học từ 8,0 trở lên đối với ứng viên tốt nghiệp tại nước ngoài có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.

Học bổng tiến sĩ: Người có trình độ thạc sĩ đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục, không quá 40 tuổi; học viên tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt từ 8,0 trở lên, không quá 35 tuổi chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước…

Hồ sơ phải nộp trước ngày 21/5/2022 [tính theo dấu nhận hồ sơ tại Cục Hợp tác quốc tế và thời gian hoàn thành đăng ký online].

Bộ Giáo dục và Đào tạo [Cục Hợp tác quốc tế] thông báo kết quả sơ tuyển đến ứng viên qua email trong tháng 8/2022.

Ứng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cử được Chính phủ Belarus duyệt cấp học bổng mới thuộc diện trúng tuyển và sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, hướng dẫn và giải quyết thủ tục liên quan tiếp theo để đi học tại Belarus trong tháng 10/2022.

KL


Video liên quan

Chủ Đề