Học cách câu cá

Câu cá thấy dễ mà không phải dễ! Muốn trở thành tay sát cá thì cần nắm vững các kinh nghiệm câu cá cơ bản.

Người ngoài nghề thì cho câu cá là chuyện ngay cả trẻ con cũng làm được. Chỉ cần sắm đủ đồ nghề, rồi ra bãi cây ngồi móc mồi, buông cần rồi chờ các cắn, Thế nhưng, với những người đã từng vác cần đi câu thì đa số lại có nhận định trái ngược. Đúng là câu cá thấy dễ mà không phải dễ!

  • 9 dụng cụ câu cá bạn cần phải có

Vì nếu đó là việc dễ thì tại sao có người chịu khó ngồi câu cả ngày không dính được con nào, trong khi đó có người mới buông cần đã gặp may lia lịa, đến nỗi giật cần câu không kịp!

Nếu đó là gặp mai thì chỉ gặp một đôi lần, chứ may đâu mà cứ đến hoài, đến mãi, đến từ ngày này sang ngày khác?

Người mà sang vác cần câu đi thì chiều xách giỏ cá nặng về là người câu chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong nghề, mà dân gian hay gọi họ là tay sát cá.

Các bí quyết câu cá

Câu cá sông: Một số kinh nghiệm hay

Làm sao để trở thành tay sát cá?

Thật ra, đó là chuyện không mấy khó khăn, nếu ta nắm bắt được những kinh nghiệm câu cá sau đây:

1. Yêu nghề

Đa số những tay sát cá là người rất yêu nghề. Vì quá yêu nghề nên lúc nào họ cũng cố tìm hiểu mọi điều hay lẽ phải liên quan đến nghề, để rồi từ đó hình thành kinh nghiệm câu cá cho riêng mình. Chính nhờ quá yêu nghề nên họ cố tìm đủ mọi cách để … đấu trí với con có, mà theo họ nó rất khôn ngoan đến độ tinh ranh. Nếu mình không khôn khéo hơn chúng thì khó lòng câu được chúng!

Tất nhiên, bước đầu họ cũng từng nếm trải nhiều thất bại, sang vác cần đi chiều cũng xách cái giỏ không về, nhưng rồi nghề dạy nghề, dần dà họ cũng thành thạo và trở thành tay sát cá.

Ngay cái việc con cá ăn mồi không thôi cũng đủ làm cho ta … điên đầu. Thực tế cho thấy hễ thấy phao động đậy là biết cá đến ăn mồi, nhưng không phải trường hợp nào giật cần cũng tóm được cá! Chỉ khi trải qua nhiều kinh nghiệm ta mới biết được rằng:

  • Thấy phao động đậy nhẹ là biết cá đang ăn mồi nhưng ngậm chưa sâu.
  • Thấy phao bị kéo trượt một khoản ngắn rồi ngay sau đó lại trở về nằm im ở chỗ cũ là biết cá đã tha mồi nhưng rồi chê không ăn.
  • Thấy phao nhấp nhẹ lên xuống vài ba cái rồi nhưng sau đó lại nhấp nhẹ, đó là cá nhỏ đang đến rỉa mồi.
  • Thấy phao chìm nhanh một cách đột ngột là biết cá lớn hay cá con quá đói đang vồ vập miếng mồi.

Khi đã có kinh nghiệm câu cá về cách thức cá ăn mồi, ta mới biết đến cách giật cần đúng lúc để có cá bỏ vào giỏ:

  • Hễ thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giật cần theo chiều ngược lại là lưỡi câu sẽ ghim vào miệng cá.
  • Hễ thấy phao chìm nhanh đột ngột thì không nên chần chừ, mà phải giật nhanh theo chiều thẳng đứng.
  • Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngưng, nếu giật cần cũng chỉ là cầu may vì con cá đó chỉ ngậm sơ miếng mồi rồi nhả.

Kinh nghiệm cũng giúp cho người đi câu biết cách giật cần như sau:

  • Giật nhẹt quá, miếng mồi dễ vụt khỏi miệng cá.
  • Giật mạnh quá, cá dễ bị sứt mép và rơi tõm trở lại xuống nước.

Vì vậy, giật cần chỉ cần giật vừa phải, không nhẹ tay cũng không mạnh tay mới được.

Và khi đã có kinh nghiệm trong nghề thì chỉ nhìn sơ qua thế nằm của cái phao đó ra sao ta đã đón được vị trí của các mồi bên dưới:

  • Nếu cái phao dựng đứng và nổi phân nửa trên mặt nước là biết cục mồi lơ lửng trong nước chứ không chạm sát đáy.
  • Ngược lại, nếu thấy cái phao nổi nằm ngang trên mặt nước là biết cục mồi câu đã chạm đáy.

Có biết được điều đó ta mới điều chỉnh cái phao sao cho thích hợp với cách câu của mình. Điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ câu là cả một nghệ thuật chứ không phải việc dễ dàng. Thợ câu chuyên nghiệp phải tính toán chi li làm sao cho cái phao “đặt” cục mồi ở vào tầng giữa hoặc tầng đáy, phù hợp với tính ý ăn mồi của từng loài cá thì việc câu cá mới thành công như ý được.

Đó là mới chỉ nói kinh nghiệm về việc điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ sao cho phù hợp. Ngoài ra, thợ câu chuyên nghiệp còn rành rẽ đến những điều khác nữa như cách tóm lưỡi ra sao, chọn mồi thích hợp cho từng loài cá như thế nào … Chúng tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.

–> Xem kinh nghiệm câu cá thứ 2: Biết tập tính của cá

Originally posted 2015-09-14 10:09:26.

Nhưng câu cá đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Ví dụ: câu cá = kỹ năng + đồ nghề + vị trí. Đây là một kinh nghiệm cơ bản tôi đã học được trong thực hành câu cá trong nhiều năm.

Đầu tiên, vị trí để thả câu đem đến hiệu quả bất ngờ

Ngoài những kỹ năng cơ bản về câu cá, nếu bạn biết cách chọn một số điểm câu cá tốt. Bạn sẽ rất bất ngờ cho chuyến đi câu ngày hôm đó. Khi đi câu hãy lưu ý địa hình của khu vực thả câu. Nếu đó là ao cá hình chữ nhật, bạn chọn vị trí chính giữa. Nếu là ao cá hình vuông hoặc tròn, bạn chọn vị trí nổi bật. Nơi cá gặp nhiều cơ hội nhất, dễ nhất là câu.

Vào mùa đông, nhiệt độ nước thấp và nước thấp hơn các mùa khác, vì nhiều loài cá thích trú ở khu vực nước sâu để giữ ấm. Do đó, mùa đông nơi nước sâu là nơi tốt nhất để câu cá. Nếu bạn tìm thấy một điểm nước sâu hơn các vị trí khác, thu hoạch chắc chắn không nhỏ. Vào mùa hè, mặt trời ấm áp và ấm áp, và đó là thời kỳ hoạt động của cá. Vào thời điểm này, các loài cá thích tìm kiếm nước, cỏ, đá, cửa xả nước, cọc gỗ và bãi cạn.

Nếu bạn đã quen thuộc với đáy ao câu cá, bạn nên tìm ra mép ao sâu, bởi vì mép ao là nơi cá vào và để tìm thức ăn. Câu cá ngược gió và bỏ gió ngược. Vị trí câu cá theo chiều gió có thể ném chính xác cần câu đến vị trí lý tưởng. Ngoài ra, việc nhìn thấy phao câu cá dễ dàng hơn, trong khi vị trí gió ngược lại thì ngược lại, và nó sẽ khiến tâm trạng tồi tệ hơn.

Tránh thả câu ở vị trí mà bạn có thể mắc dây khi ném mồi. Tuyệt đối không được câu cá dưới đường dây của điện cao thế và câu cá khi trời mữa bão vì cần câu thường là chất dẫn điện rất mạnh.

Thứ hai, các kỹ năng thực tế của câu cá 

Kiểm tra và thay đổi mồi thường xuyên. Bởi vì địa hình dưới nước rất phức tạp và cá rất khôn, đôi khi mồi bạn ném dưới đáy nước được bao phủ bởi cỏ, phù sa và đá. Hơi di chuyển cần câu để làm cho cá nổi một hoặc hai nút, để cá dưới nước có thể thấy mồi của bạn đang di chuyển, hoặc nghĩ rằng đó là một con bọ nhỏ, chỉ cần cắn mồi.

Ngoài ra, vì địa điểm câu cá bạn chọn không nhất thiết là nơi tập trung cá, nên chơi thêm một vài tổ ở những nơi khác nhau khi đánh ổ. Khi ổ đầu tiên câu được khoảng nửa giờ, không có cá ăn, ngay lập tức chuyển sang nơi khác. Xem cá nổi để phân biệt các loại cá khác nhau, hình dạng của vết cắn là khác nhau, chúng ta có thể đánh giá loại cá dưới nước theo những cách khác nhau.

Đặc điểm của câu cá trê: Cá nổi đầu tiên nhẹ nhàng lắc lên và xuống, sau đó cá nổi lên từ mặt nước lên mặt nước. Nói chung phao lôi đi càng chậm, cá càng to. Phao lôi càng nhanh cá càng nhỏ.

Thứ ba, giỏi phân biệt giữa các loài cá khác nhau

Các đặc điểm cơ bản của cá chép cắn: cá chép là một loại cá ăn đáy, ăn mồi chậm và cá lôi dây chậm. 

Các đặc điểm cơ bản của cá trắm cỏ: Cá trắm cỏ hung dữ hơn cá chép. Do đó, cá trắm cỏ cắn sẽ chìm nhanh và dữ dội hơn, và đôi khi nó sẽ bị kéo theo đường chéo. 

Thứ 4, nhận biết các tín hiệu của phao:

1. Ngay sau khi vung cần câu, thường thì trong vòng vài giây sau đó phao câu cá sẽ từ từ dựng thẳng đứng khi mồi và lưỡi đi xuống. Tuy nhiên, nếu sau vài giây mà vẫn thấy phao nằm ngang thì thường là các loài cá nhỏ ở tầng giữa đã đớp mồi [Trừ trường hợp chì hay lưỡi câu bị vướng vào cỏ rác], lúc này giật cần câu là lựa chọn tốt nhất.

2. Sau khi vung cần câu, nếu thấy phao câu chưa kịp thay đổi hướng mà đã bị di chuyển theo hướng nước chảy thì tức là do những loài cá sống ở tầng giữa tranh nhau ăn mồi và kéo phao chạy theo. Nên lúc này, hãy giật cần ngay lập tức.

3. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, sau đó phao câu cá tiếp tục nổi lên thêm ½-1 nấc phao nữa rồi mới trở về 2 nấc phao thì đó thường là do cá đang ăn xung quanh của mồi câu gây khoáy động nước chứ chưa phải là tín hiệu cá ăn mồi. Chưa nên giật cần.

4. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, đột nhiên phao biến mất hoàn toàn, tuy nhiên, thường thì đây không phải do cá ăn mồi mà là do cá vướng dây câu cá. Cần thủ nên đợi 1-2 giây, nếu vẫn không thấy phao nổi lên mặt nước thì hãy giật cần, vì lúc này là cá đang ăn mồi.

5. Sau khi vung cần, phao đã dựng đứng, sau đó từ từ chìm dần xuống đến 2 nấc phao và cần thủ cảm thấy đọt cần di chuyển lên xuống, tức là cá tầng giữa đang ăn mồi. Lúc này, nên đợi cho đến khi phao chìm xuống nhanh thì giật cần, hoặc đợi đến khi phao nổi lên vào nấc và sau đó là không nổi lên nữa thì giật cần.

6. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, sau đó phao nổi lên khoảng vài nấc rồi chìm xuống vài nấc. Đây là tín hiệu báo rằng cá đang cắn mồi. Hãy chờ cho đến khi phao nổi lên vài nấc, sau đó ngay lúc chìm xuống thì giật mạnh cần câu.

7. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, chưa thấy tín hiệu chìm phao, đọt phao nổi lên từ từ đến 3-4 nấc phao cho đến khi dừng hẳn. Thường thì đây là tín hiệu cá ăn mồi, tín hiệu dễ nhận thấy thường là nổi lên rồi dừng hẳn. Lúc này thì giật mạnh cần, nhớ là chỉ dừng hẳn thì giật nhé, đừng giật cần câu lúc phao đang nổi lên.

8. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, sau đó nổi lên từ từ, tuy nhiên chưa dừng hẳn thì đột nhiên bị giật chìm xuống một cách mạnh mẽ. Đây là tín hiệu cho thấy rất có thể đã có 2 con cá cắn cùng lúc 2 cục mồi câu. Ngay lúc phao chìm xuống mạnh mẽ thì hãy giật cần ngay, biết đâu bạn sẽ được bội thu với 2 con cá.

9. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, sau đó phao chìm từ từ còn 1 nấc phao hay chìn hẳn, tuy nhiên, việc chìm này diễn ra từ từ chứ không mạnh mẽ, sau đó trở lại 2 nấc phao. Đây thường là những tín hiệu giả, phần lớn là do gió làm cho đoạn dây từ đầu cần đến phao [chưa chìm hẳn trong nước] làm cho phao không ổn định. Lúc này, tốt nhất là hãy nhấn chìm đoạn dây gió xuống nước để giúp ổn định phao.

10. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, rồi đột nhiên nổi lên 3-4 nấc. Lúc này thì chúng ta sẽ có 3 trường hợp có thể dự đoán như sau:

  • Mồi bị rã
  • Cục mồi câu đã tan rã hoàn toàn
  • Cá nhỏ ăn mồi nhưng mồi bị kẹt trong miệng và không nuốt được cục mồi

Cách xử lý là nên di chuyển cần câu thêm 20cm nữa để nhấn chìm phao, sau khi di chuyển mà vẫn nổi lên 4 nấc thì nghĩa là đã hết mồi câu. Còn khi di chuyển mà thấy phao bị giật chìm xuống thì có nghĩa là cá đã dính câu, nên giật ngay.

11. Lúc phao đang ổn định ở 2 nấc phao, tuy nhiên bạn thấy phao nghiêng qua trái phải. Thì đây là cá ở tầng dưới bơi lội làm khoáy động nước khiên cho phao bị nghiên ngã, hoặc cũng có thể là do cá nhỏ ở tầng trên đớp phao. Lúc này cứ để yên cần.

12. Sau khi vung cần câu, phao chìm luôn đến 4 nấc phao chứ không phải dừng ở 2 nấc như thường lệ. Có thể là do mồi đã bị rã ra hoặc bị cá cắn hết. Mà cũng có thể là do đáy hồ không bằng phẳng. Cách xử lý lúc này là kéo phao ra sau 1 tí để phao chìm hẳn xuống còn 2 nấc phao, nếu vẫn nổi 4 nấc nữa thì thay mồi.

Tóm tắt

Câu cá là một điều nhàn nhã và thú vị, đừng quá coi trọng việc có bắt được nhiều cá hay không. Hãy bảo vệ sân chơi và môi trường sống của cá, chỉ bắt cá lớn và bắt đủ ăn. Hãy để con cháu chúng ta được tiếp nối thú vui này.

Video liên quan

Chủ Đề