Hợp đồng thế chấp song phương tiếng anh là gì năm 2024

Từ điển kinh doanh

  • bilateral contract
  • hợp đồng đa phương: Từ điển kinh doanhmultilateral contract
  • hợp đồng đơn phương: Từ điển kinh doanhunilateral contract
  • sự kiểm tra phối hợp song phương: Từ điển kinh doanhjoint inspection

Câu ví dụ

  • OTC derivatives are bilateral contracts that have more flexible structures but include additional counterparty risk. Các công cụ phái sinh OTC là các hợp đồng song phương có cấu trúc linh hoạt hơn nhưng bao gồm rủi ro đối tác bổ sung.
  • Although most of industrial wood pellets are traded through bilateral contract, the spot market is also important. Mặc dù hầu hết viên nén gỗ công nghiệp được giao dịch thông qua hợp đồng song phương nhưng thị trường viên nén giao ngay cũng rất quan trọng.
  • However, as US sanctions making this virtually impossible, contractual payments have been frozen since April. Tuy nhiên, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến các thương vụ này hầu như trở nên không thể, các khoản thanh toán theo hợp đồng song phương đã bị đóng băng kể từ tháng 4.
  • But Spanish judicial authorities believe another 26 million euros from the parallel contracts were shared between Neymar, his family and Santos, with the DIS and the taxman missing out on their cuts. Chưa dừng lại ở đó, Cơ quan tư pháp Tây Ban Nha cũng tin rằng, còn khoảng 26 triệu euro khác trong hợp đồng song phương này đã được chia sẻ giữa Neymar, gia đình anh và CLB Santos, trong khi DIS cùng cơ quan thuế đã không nhận được đồng nào.

Những từ khác

  1. "hợp đồng quản lý" Anh
  2. "hợp đồng quản trị" Anh
  3. "hợp đồng ràng buộc" Anh
  4. "hợp đồng ràng buộc một bên" Anh
  5. "hợp đồng song biên" Anh
  6. "hợp đồng song vụ" Anh
  7. "hợp đồng sản phẩm trao tay" Anh
  8. "hợp đồng sẽ phải thực hiện" Anh
  9. "hợp đồng số lượng (chưa định giá)" Anh
  10. "hợp đồng ràng buộc một bên" Anh
  11. "hợp đồng song biên" Anh
  12. "hợp đồng song vụ" Anh
  13. "hợp đồng sản phẩm trao tay" Anh

Hiện nay trong một số trường hơp bạn đọc sẽ cần tìm hiểu quy định về hợp đồng song phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết Hợp đồng song phương là gì? [Cập nhập 2023] cùng với ACC:

Hợp đồng thế chấp song phương tiếng anh là gì năm 2024

Hợp đồng song phương là gì? [Cập nhập 2023]

1. Hợp đồng song phương

Hợp đồng song phương được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó mỗi bên đồng ý thực hiện thỏa thuận của mình.

Trong các tình huống phức tạp hơn như đàm phán thương mại đa quốc gia, hợp đồng song phương được gọi là "thỏa thuận bên lề". Nghĩa là cả hai bên đều tham gia vào các cuộc đàm phán chung nhưng cũng cần phải có một hợp đồng riêng chỉ đề cập đến lợi ích chung giữa hai bên.

Hợp đồng song phương trong tiếng Anh được gọi là Bilateral Contract.

2. Cách thức hoạt động của Hợp đồng song phương

Hợp đồng song phương có thể hiểu là loại hợp đồng thỏa thuận ràng buộc phổ biến nhất. Mỗi bên vừa là một con nợ (bị ràng buộc bởi người khác) với giao ước của chính mình, vừa là chủ nợ (ràng buộc người khác) với giao ước của bên kia.

Hợp đồng sẽ được kí kết với mục đích giúp thỏa thuận rõ ràng và có hiệu lực pháp lí.

Thỏa thuận mua bán là một ví dụ thường thấy của một hợp đồng song phương.

Một người mua xe có thể đồng ý trả cho người bán một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sở hữu xe. Người bán đồng ý giao quyền sở hữu xe để đổi lấy một số tiền bán nhất định. Nếu một trong hai bên không hoàn thành giao ước trong hợp đồng, thì xảy ra việc vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, các hợp đồng kinh doanh hầu như luôn là hợp đồng song phương.

Các doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ để đổi lấy một khoản tài chính tương đương, vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp sẽ liên tục kí kết hợp đồng song phương với khách hàng hoặc nhà cung cấp.

Một hợp đồng lao động, trong đó doanh nghiệp hứa sẽ trả cho người lao động nộp đơn một mức lương nhất định để hoàn thành các nhiệm vụ được chỉ định, cũng là một hợp đồng song phương.

3. Các lưu ý liên quan đến Hợp đồng song phương

Hợp đồng song phương sẽ tạo ra nghĩa vụ đối ứng cho cả hai bên, khác biệt với hợp đồng đơn phương.

Trong hợp đồng đơn phương, một bên chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi và chỉ khi bên còn lại hoàn thành nhiệm vụ được chỉ định.

Hợp đồng đơn phương thường sẽ liên quan đến bên thứ nhất chỉ thanh toán khi bên thứ hai hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Về mặt pháp lí, bên thứ hai trong hợp đồng đơn phương không phải thực sự thực hiện nhiệm vụ và có thể không bị phát hiện là vi phạm hợp đồng vì không thực hiện. Nhưng nếu đó là hợp đồng song phương, cả hai bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí.

Khi xác định liệu một hợp đồng là đơn phương hay song phương, tòa án thường sẽ xem xét liệu mỗi bên có đưa ra giá trị của một điều gì đó cụ thể hay không, nếu có thì đó là hợp đồng song phương.

4. Mẫu hợp đồng song phương

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …../HDHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

1. Công ty ………………………………………………………………………… (gọi tắt là Bên A):

Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………………......

GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………………………..……..;

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………………...….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………...……

Người đại diện: …………………………………………………………………………………………………...

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………...……...

2. Công ty ……………..…………………………………….……………………. (gọi tắt là Bên B):

Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………………......

GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………………………..……..;

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………………...….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………...……

Người đại diện: …………………………………………………………………………………………………....

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………...……....

Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …………………. Ngày………….. tháng …………. năm ……….

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác …………………………………………………………………..

Điều 2. Thời hạn hợp đồng.

Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động …………………………………………………………………………..………..

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

- Tiền mua phế liệu:

- Lương nhân viên:

- Chi phí điện, nước:

- Khấu hao tài sản:

- Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:

- Chi phí khác...

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.

Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………… - Chức vụ: ……………………..

Đại diện của Bên B là: ……………………………………………………… - Chức vụ: ……………………..

Trụ sở của ban điều hành đặt tại: ……………………………………………………………………………….

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ………………………………………………..……………………………….

6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

7.3 Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

7.6 Được hưởng …………………………………………...% lợi nhuận sau thuế.

7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

9.2. Hợp đồng này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng song vụ tiếng Anh là gì?

Unilateral Contracts ( Hợp đồng song vụ vs hợp đồng đơn vụ)

Thỏa thuận song phương tiếng Anh là gì?

Hợp đồng song phương (tiếng Anh: Bilateral Contract) là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó mỗi bên đồng ý thực hiện thỏa thuận của mình.