Huỳnh mẫn đạt là ai

Đọc câu “Lửa hồng Nhật Tảo…”

Nhớ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt

I.Huỳnh Mẫn Đạt - nhà thơ Việt Nam [1807 - 1883]

Quê ông ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định [ nay thuộc TP. HCM ]; có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.

Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Mão [1831], làm quan dưới thời Tự Đức: Án Sát Định Tường; Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc…

Ông không những là một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước mà ông còn là người nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai; là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa [nhà thơ yêu nước 1807 – 1872. Vỡ tuồng Kim Thạch kỳ duyên của nhà thơ họ Bùi này, có phần đóng góp của ông]

Năm 1861 giặc Pháp tấn công Định Tường, Huỳnh Mẫn Đạt cùng binh sĩ ra sức giữ thành mà không nổi. Ông đành lánh về Kiên Giang và sống ở đó đến cuối đời.

II.Nhiều sách văn học viết vào thời kỳ này đều có chung nhận xét là :

Huỳnh Mẫn Đạt là một trong những cây bút “chiến đấu” trong hàng ngũ những nhà thơ yêu nước ở Nam Bộ thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc. Ông góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường [Tôn Thọ Tường là tay sai cho Pháp, nhưng tự cho mình là người thức thời, là người trung thành với Triều đình nhà Nguyễn; tự ví mình như “Tôn phu nhân quy Thục”, “Từ Thứ quy Tào” ở trong thơ. Tường đã bị Phan Văn Trị , Huỳnh Mẫn Đạt cùng một số nhà thơ yêu nước khác họa thơ đập lại ].

Những bài thơ như: “Điếu Nguyễn Trung Trực”, “Cây dừa”, “Chó già”, “Lão kỹ quy y”,. . . Nói lên lòng chung thủy của ông đối với đất nước; sự ngưỡng mộ với những anh hùng liệt sĩ chống Pháp và sự căm ghét, khinh bỉ bọn tay sai của bọn thực dân xâm lược. Hiện nay ở Văn Xương Các [ miếu Văn Thánh ] Vĩnh Long còn có bài vị thờ ông.

[trích tư liệu: “ Thơ văn yêu nước 1858 - 1990 “ - NXB. VH, HN.1976 ]

III. Kể một giai thoại để minh họa một nhân cách đáng quí:

Trong bài viết Những kẻ sĩ hòa mình & đứng về phía bình dân, nhà văn Sơn Nam tường thuật :

Lúc nhà nước Pháp thâu thủ phủ Nam Kỳ, ngài [Huỳnh Mẫn Đạt] an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả, hình trạng khôi ngô ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã thiệp liệp lắm.

Ông Tôn Thọ Tường kính ngài là bực phụ chấp. có một ngày kia ngài lên Sài Gòn chơi, gặp lúc trời chiều, ngài đội cái nón ngựa, đứng coi Lang Sa thổi kèn tại Bồn kèn, gặp xe ông Tường đi, ngài lánh mặt bên gốc cây.

Không cho ông Tường thấy, ông Tường liếc mắt thấy ngài. Liền ngừng xe nhảy xuống mừngrỡ nghinh tiếp, trách ngài sao không ghé chơi; ngài tánh hay ngâm thơ nôm, liền ngâm một bài hát cú rằng :

Cừu mã năm ba dạo cặp kè

Duyên sao giải cấu khéo đè ne.

Đã cam bít mặt cùng trời đất,

Đâu dám nghiêng mày với ngựa xe.

Hớn hở trẻ dong đường dặm liễu.

Lơ thơ già núp cội cây hoè.

Sự đời thấy vậy thời hay vậy.

Thà ẩn non cao chẳng biết nghe.

“Ông Tường biết ý ngài rồi, liền ngâm trả lại một bài thi rằng:

Tình cờ xảy gặp bạn tiền liêu

Thơ phú ngâm nga hứng gió chiều.

Thế cuộc đổi đời càng lắm lắm.

Thiên cơ mầu nhiệm hãy nhiều nhiều

Nước non dường ấy, tình chứng ấy,

Xe ngựa bao nhiêu, bụi bấy nhiêu.

Hăm hở nhạc Tây hơi trổi mạnh

Nghe qua ngùi nhớ giọng tiêu thiều.

VI. Giới thiệu một số tác phẩm của ông:

1/Giới thiệu vài bài thơ nôm:

Chó Già

Tuy rằng muông cẩu có ân ba,

Răng rụng lâu năm nó phải già.

Bởi đuổi hươu Tần nên mỏi gối,

Vì lo khỉ Sở mới dun da.

Không ai trấn Bắc ngăn bầy cáo,

Ít kẻ ngừa Tây giữ đứa tà.

Mạnh mẽ như xưa còn hớn hở,

Bây giờ yếu đuối hết xông pha.

[Hươu Tần : đời Tần Nhị Thế, chính sự mục nát, giặc nổi lên tứ tung.Có người bảo: “ Nhà Tần để sổng con hươu, ai đuổi bắt được thì người ấy được thiên hạ.Khỉ Sở: Lưu Bang chế giễu Hạng Võ là con khỉ đội mão]

Trâu Già

Một nhắm xương, một nhắm da,

Bao nhiêu cái ách đã từng qua.

Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đơn hỏa,

Tai điếc chi nghe Nịnh Thích ca.

Sớm dạo nội sằn đi khấp khởi,

Tối về tử lý thở hê ha.

Bôi chuông nhớ thuở qua đường hạ,

Ân đội Tề vương bắt lại tha.

II

Kể từ hội sửu đã sanh ra,

Tai điếc chi nghe Nịnh Thích ca.

Mấy chốn kỳ thần ra sức cả,

Đòi nơi bái xã rán thân già.

Rửa tai Vĩnh thủy nhường ngôi báu,

Cởi ách Đào lâm biếng gác xa.

Tề-chúa bôi chuông còn chẳng nỡ,

Có đâu khó nhọc với nông-gia

Cây dừa

Ba xuân đào lý phải duyên ưa,

Cây trái liền năm chẳng kịp dừa

Đuôi phượng vẻ vang che nắng gió,

Mình rồng chan chứa gọi mây mưa

Dãi dầu giúp kẻ khi xơi tối,

Giúp nước vui người buổi khát trưa.

Rường cột miếu đường không xứng mặt,

Chống ngăn bờ cõi cũng bưa bưa.

[ Bưa bưa : tiếng địa phương, có nghĩa: vừa vừa, không phải giỏi]

Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt. Quê gốc : làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là TP Hồ Chí Minh [cũng có sách nói rằng ông người Rạch Giá, Kiên Giang]. Huỳnh Mẫn Đạt đậu ‘Cử nhân năm 1831, làm quan dưới triều Tự Đức, giữ chức Án sát Định Tường, rồi Tuần phủ Hà Tiên. Ông làm quan thanh liêm, luôn chăm lo những việc ích quốc lợi dân nên ở đâu cũng được nhân dân yêu mến và kính trọng [hiện nay ở Văn Xương Các, tức miếu, Văn Thánh, Vĩnh Long còn có bài vị thờ ông]. Ông là bạn tâm giao và bạn thơ của Bùi Hữu Nghĩa, đã cùng góp phần vào việc hoàn thành kịch bản tuồng Kim Thạch kỳ duyên. Đương thời, ông nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Năm 1861, giặc Pháp tấn công Định Tường, Huỳnh Mẫn Đạt đang làm Án sát ở đó. Ông cùng binh sĩ ra sức chống cự nhưng thất bại. Ông lánh về Kiên Giang và ở đó cho đến lúc mất [1883]. Đối với thực dân Pháp và triều đình phong kiến thỏa hiệp đầu hàng, ông trước sau vẫn giữ thái độ bất bình, không cộng tác và luôn luôn bày tỏ tấm – lòng ưu quốc, ái dân của mình. Trong hàng ngũ sĩ phu yêu nước lúc đó, ông là người đáng kính trọng.

Tác phẩm nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt 

Thơ của Huỳnh Mẫn Đạt có một số bài đối đáp với Tôn Thọ Tường rất được giới sĩ phu Nam Kỳ tán thưởng. Bài Ngộ hữu là do Bùi Hữu Nghĩa xướng, ông họa lại trong một dịp tình cờ gặp Tôn Thọ Tường. Lần đó, ông muốn tránh mặt nhưng không kịp, Tường đã thân mật chạy lại chào mời. Ông làm bài thơ này nhằm mỉa mai sự “vinh thăng” của hắn, nhờ dựa thế giặc Tây : “Hớn hở trẻ dong đường dặm liễu, Lơ thơ già núp cội cây còi”. Sau đó Tường họa lại, biện bạch một cách lúng túng. Bài Gái đĩ già đi tu, ông làm để đáp lại bài thơ của Tường, châm biếm cái thói điêu toa, giả trá, làm ra vẻ như hối hận, muốn tu tỉnh của hắn. Những bài thơ này của Huỳnh Mẫn Đạt đã góp thêm sức mạnh vào cuộc bút chiến sôi nổi thời đó để chống lại “mũi bút gian” “tráo chác khôn lường” của kẻ đầu hàng. Huỳnh Mẫn Đạt còn một số bài thơ Nôm khác như Chó già, Cây dừa, Mưa đêm, Trời chiều, Chiêu Quân xuất tái… ngụ ý cảm thán thời thế, đồng thời biểu thị tấm lòng trong sạch, thủy chung của mình đối với dân, với nước. Ông làm thơ Điếu Nguyễn Trung Trực, người anh hùng đã lập chiến công đầu rực rỡ trong cuộc chiến đánh Tây, đốt cháy tàu Hy Vọng của chúng trên sông Vàm Cỏ. Lời điếu của ông biểu dương chiến thắng và làm rạng rỡ tấm gương hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực, cũng như của các sĩ phu và nhân dân yêu nước đương thời : “Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, trời đất sáng choang, Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc… Bậc anh hùng cứng cổ, tiếng thơm thêm dài lâu. Làm cho bọn đang sống cúi đầu phục tùng kia phải thẹn chết đi được”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Huỳnh Mẫn Đạt [1807-1882] là quan lại và là nhà thơ sống vào thế kỷ 19, ở Nam Bộ, Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp

Huỳnh Mẫn Đạt, người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 24 tuổi, đời vua Minh Mạng, ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão [1831] tại Gia Định.Năm Kỷ Hợi [1839], ông được giữ chức Thự Ngự sử đạo Ninh Thái [tức Bắc Ninh & Thái Nguyên].Năm Canh Tý [1840], ông được cử làm Khâm sứ, đem sắc văn đổi phong cho Ngọc Vân [con gái vua Chân Lạp Nặc Chân], đang sống ở Gia Định.Tháng 9 cùng năm, ông nhận lệnh đi Định Tường tra xét việc Bố chánh Nguyễn Đắc Trí bị thua trong trận giao tranh với nhóm nổi dậy ở thôn Xướng Ca. Sau đó, viên quan này bị giáng làm lính, thì ông được nhà vua chuẩn cho lưu lại quân thứ, để lo việc trị an. Một lần giao chiến tại nhánh sông Tân Trạch, tuy lập được công, nhưng ông bị trúng thương. Được về Định Tường điều trị một tháng, ông lên đường đến Hà Tiên nhận nhiệm vụ mới là quyền Thự Án sát Hà Tiên và quyền Tuần phủ Quan Phòng.Đầu năm Tân Sửu [1841], một nhóm thổ phỉ đông hàng ngàn người vây đánh đồn Châu Nham [nay thuộc xã Dương Hòa, Hà Tiên]. Đồn mất, đối phương tràn đến núi Tô Châu, kịp có Thự Tuần phủ Lê Quang Huyên đem binh cứu viện, nên đánh dẹp được.Mùa xuân năm Nhâm Dần [1842], quân Xiêm do tướng Ô Thiệt Vương cầm đầu đến cướp phá Hà Tiên. Ông cùng với các quan lại khác, chỉ huy quân sĩ chống cự mãnh liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm, Huỳnh Mẫn Đạt được vua Thiệu Trị ban khen và cho thụ chức Viên ngoại lang. Vào mùa hạ cùng năm, ông được thực thụ lãnh Án sát sứ tỉnh Hà Tiên, và đến tháng 6 năm Giáp Thìn [1844], ông được thăng Thự Bố chánh sứ tỉnh Hà Tiên. Đền thờ Huỳnh Mẫn Đạt.Tháng Giêng năm Tân Hợi [1851], ông được thăng quyền chưởng Tuần phủ Hà Tiên.Năm 1852, xảy ra vụ án ẩn lậu thuốc phiện, nhiều quan chức của tỉnh bị liên lụy, trong số đó có ông. Ông bị cách chức Tuần phủ, tám năm sau, ông mới được tha, nhưng bị chuyển làm Án sát Định Tường.Ngày 12 tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Định Tường. Để mất thành, vua Tự Đức ra lệnh bắt giải Huỳnh Mẫn Đạt cùng với một số quan chức khác về kinh, nhưng đến tháng 11 cùng năm thì tha, nhưng phải theo tướng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển vào Biên Hòa, lập công chuộc tội.Thế rồi nhà Nguyễn nhường ba tỉnh miền Đông [gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa] cho Pháp, Huỳnh Mẫn Đạt lại được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu sau, toàn cõi Nam Kỳ cũng vào tay Pháp hết, không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất.

Theo bia mộ, Huỳnh Mẫn Đạt qua đời vào tháng 2 năm Nhâm Ngọ [tức tháng 3 năm 1882], hưởng thọ 75

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề