K trong diện tích là bao nhiêu?

Để chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng cần được tính toán, từ đó, dự toán được chi phí xây dựng. Vậy tổng diện tích sàn xây dựng là gì? Cách tính tổng diện tích sàn xây dựng được quy định như thế nào? Hãy cùng Xây dựng Hoà Bình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Tổng diện tích sàn xây dựng là gì?

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN03:200/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:

Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng, bao gồm phần diện tích hành lang, ban công,…

Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.

Các cơ quan cấp phép xây dựng thường chỉ tính diện tích sàn sử dụng, các phần diện tích thừa bên ngoài căn nhà như giếng trời, sân thượng, ban công không được tính trong giấy phép. 

Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.

2. Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng

Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác [phần móng, mái, sân, tầng hầm,…]

Chẳng hạn, bạn có diện tích đất là 30m2, dự định xây 1 trệt, 2 tầng, đổ mái đúc bằng, thì diện tích xây dựng được tính như sau:

  • Tính theo sàn thì có 3 sàn và tổng diện tích là 90m2

  • Tính theo mái thì cũng có 3 mái và tổng diện tích cũng là 90m2

Lưu ý: Có mái bên trên là hiển nhiên, có mái mới tính được diện tích sàn của lầu 2.

Vì vậy, bạn cứ tạo được bao nhiêu không gian sử dụng thì tính cộng lại sẽ ra diện tích xây dựng.

Trong đó:

Diện tích sàn

  • Phần có mái che phía trên : 100% diện tích.

  • Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền : 50% diện tích.

  • Ô trống trong nhà.

  • Dưới 4m² tính như sàn bình thường.

  • Trên 4m² : 70% diện tích.

  • Lớn hơn 8m² : 50% diện tích.

Phần gia cố nền đất yếu

  • Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.

  • Sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì sẽ tính 20% diện tích.

Phần móng

  • Móng đơn tính 30% diện tích.

  • Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi : 35% diện tích.

  • Móng băng tính 50% diện tích.

Phần tầng hầm

  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 135% diện tích.

  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 150% diện tích.

  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm : 180% diện tích.

Bạn cần dựa vào công thức để tính tổng diện tích sàn xây dựng chính xác, từ đó, đưa ra dự toán chi phí xây dựng phù hợp

Phần sân

  • Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 100%.

  • Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 70%.

  • Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 50%.

Phần mái

  • Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 10% diện tích của mái.

  • Mái ngói vì kèo sắt : 60% diện tích của mái.

  • Mái bê tông dán ngói : 85% diện tích của mái.

  • Mái tôn tính 30% diện tích của mái.

Xây dựng Hoà Bình vừa đưa ra một số thông tin về khái niệm tổng diện tích sàn xây dựng là gì cũng như cách tính diện tích sàn xây dựng chung và phổ biến. Cách tính sẽ thay đổi phụ thuộc vào các gói thầu và thỏa thuận của các nhà thầu. Đây cũng là một lưu ý khi các bạn tiến hành xây dựng công trình, bên cạnh việc quan tâm đến chi tiết chi phí trên từng m2, bạn nên đặc biệt quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu thực hiện trong gói thầu.

Tính diện tích hình chữ nhật là một phần kiến thức quan trọng ở trong hình học. Tuy nhiên đối với các bé học lớp 1 thì còn khá nhiều bỡ ngỡ khi mới được tiếp cận. Trong bài viết này hãy cùng với Clevai tìm hiểu về công thức tính diện tích hình chữ nhật nhé.

1. Công Thức Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật

Diện tích hình chữ nhật chính là phần được đo bằng độ lớn bề mặt của hình, là phần mặt phẳng mà bạn có thể nhìn thấy. Vậy nên, muốn tính diện tích hình chữ nhật ta sẽ lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

Công thức: S = a x b

Trong đó:

S chính là diện tích của hình chữ nhật

a sẽ là chiều dài của hình chữ nhật

b sẽ là chiều rộng của hình chữ nhật

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, biết chiều dài là 5cm và chiều rộng 3cm. Hãy sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình ABCD.

Áp dụng công thức ta có diện tích hình chữ nhật ABCD sẽ là:

5 x 3 = 15 cm2

Đáp số: 15 cm2

2. Một số dạng bài tập về diện tích hình chữ nhật

Trong toán học, sẽ có rất nhiều dạng toán liên quan tới tính diện tích của các hình chữ nhật khác nhau. Nhưng riêng ở cấp tiểu học, các bé sẽ được làm quen chủ yếu với 2 dạng cơ bản sau đây:

Dạng 1: Cách tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng

Đây được xem là một dạng bài tập cơ bản nhất, đề bài thường sẽ cho biết thông tin về chiều dài, chiều rộng và yêu cầu cần tính diện tích hình tương ứng. Vậy nên, để giải được bài tập thì mọi người chỉ cần áp dụng chính xác công thức S = a x b để tìm ra được đáp án.

Ví dụ: Tính diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài là 10cm và chiều rộng 7cm:

Giải: Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật lớp 4: S= 10 x 7 = 70 [cm2].

Dạng 2: Tính một cạnh của hình chữ nhật khi biết các thông số

Với dạng toán này sẽ ngược lại dạng 1 ở trên, bài toán sẽ cho biết các thông tin về diện tích của hình chữ nhật, cùng với chiều dài hoặc chiều rộng và yêu cầu tìm được cạnh còn lại. Vậy nên, khi giải cũng sẽ áp dụng theo công thức S = a x b để suy ra thông tin của cạnh cần tìm chính xác. Cụ thể:

Khi biết được chiều rộng: Chiều dài = Diện tích : Chiều rộng

Khi biết được chiều dài: Chiều rộng = Diện tích : Chiều dài

Ví dụ: Cho một mảnh vườn hình chữ nhật, biết diện tích của mảnh vườn là 10cm và biết chiều rộng của mảnh vườn là 5cm, hãy tính chiều dài của mảnh vườn đó.

Giải: Áp dụng công thức diện tích hình chữ nhật lớp 3 ta có chiều dài của mảnh vườn = 10 : 5 = 2cm

3. Một số dạng toán về tính diện tích hình chữ nhật

Sau khi đã nắm chắc được lý thuyết và các dạng bài tập về diện tích hình chữ nhật dưới đây là một số bài tập liên quan để bé có thể tự luyện tập tại nhà:

Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 28cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài,hãy tính diện tích của mảnh vườn đó.

Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 20 cm và có diện tích bằng 100cm2, dựa vào đó hãy tính chiều rộng của hình chữ nhật.

Bài 3: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật khi biết chiều rộng bằng 15cm và nửa chu vi của hình bằng 40cm?

Bài 4: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12cm và có chiều rộng 8cm là bao nhiêu?

Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 36cm và có chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Vậy diện tích của hình chữ nhật đó sẽ là bao nhiêu?

Bài 6: Một hình chữ nhật có chiều dài là 24cm và có diện tích bằng 386cm². Khi đó chiều rộng của hình chữ nhật sẽ là bao nhiêu?

Bài 7: Hãy tìm các độ dài còn lại của hình chữ nhật nếu biết:

a] Chiều rộng của hình chữ nhật là 15cm và diện tích của hình chữ nhật bằng 390cm²

b] Chiều dài của hình chữ nhật là 34cm và có diện tích bằng 748cm²

Bài 8: Tính

a] Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều dài 12cm và chiều rộng 9cm

b] Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều dài 2m5cm và chiều rộng 8cm

c] Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều rộng 50mm và chiều dài 2dm4cm

Bài 9: Một hình chữ nhật có chu vi 60cm, biết chiều rộng bằng ⅔  của chiều dài, hãy tính diện tích của hình chữ nhật đã cho đó.

Bài 10: Một hình chữ nhật có chu vi là 50cm biết chiều dài gấp tới 4 lần chiều rộng, hãy tính diện tích của hình chữ nhật đã cho đó.

Trên đây là công thức tính diện tích hình chữ nhật và một số bài tập liên quan mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu giúp trẻ học tập tốt hơn trong chương trình toán tiểu học.

Chủ Đề