Kế hoạch chiến lược phát triển trường Tiểu học giai đoạn 2022 2023 tầm nhìn đến năm 2025

PHÒNG GD&ĐT  NAM TRỰC TRƯỜNG TH  NAM LỢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
         Số:  36 /KHPT – THNL    Nam Lợi, ngày 13 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Xã Nam Lợi được hình thành trên một phần đất cũ của hai tổng Cổ Nông và Duyên Hưng Thượng [sau đổi tổng Duyên Hưng Thượng thành tổng Duyên Hưng] là một trong các tổng của huyên Nam Chân [Sau đổi huyện Nam Chân thành huyên Nam Trực]. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hàng loạt các xã mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các làng – xã cũ. Các xã Ngọc Tỉnh, Duyên Hưng, Bằng Hưng, Nam Hưng, Đô Quan, Quần Lao và các trang Đô Quan Trung, Đô Quan Hạ, Duyên Hưng Thượng của tổng Duyên Hưng với các xã Hạ Lao, Thượng Lao [một phần], Xối Tây, Xối Thượng [một phần], Xối Trì, trang Du Tư của tổng Liên Tỉnh và xã Tương Nam của tổng Cổ Nông thành lập xã mới lấy tên là Chấn Đông. Các xã Hưng Nghĩa, Hưng Đễ, Trí An và các trang Hưng Nhượng Thượng, Hưng Nhượng Trung, Hưng Nhượng Hạ của tổng Cổ Nông với xã Y Lư của tổng Cổ Da thành lập xã mới lấy tên là Nguyễn Huệ.

 Ngày 15 tháng 10 năm 1952 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 224 -TTg đổi tên 15 xã trong huyện: Đổi xã Chấn Đông thành xã Nam Long, đổi xã Nguyễn Huệ thành xã Nam Hoa.

Chia tách xã Nam Hoa thành 2 xã Nam Hoa và xã Nam Quan. Xã Nam Hoa gồm các thôn: Y Lư, Hưng Nghĩa, Hưng Đễ và Trí An. Xã Nam Quan gồm các thôn: Vĩnh Thượng [trước là trang Hưng Nhượng Thượng], Vĩnh Trung Hạ [trước là trang Hưng Nhượng Trung và trang Hưng Nhượng Hạ]. và các thôn Quần Lao, Đô Quan, Đô Hạ [trước là trang Đô Quan Hạ], Đô Thượng [trước là trang Đô Quan Trung] của xã Nam Long cũ.

Chia xã Nam Long thành 2 xã Nam Long và Nam Lợi. Xã Nam Long gồm các thôn: Tương Nam, Hạ Lao, Thượng Lao [một phần], Xối Tây, Xối Thượng [một phần], Xối Trì và Du Tư. Xã Nam Lợi gồm các thôn: Nam Hưng, Bằng Hưng, Duyên Hưng, Ngọc Tỉnh. Cắt các thôn Quần Lao, Đô Quan, Đô Hạ [trước là trang Đô Quan Hạ], Đô Thượng [trước là trang Đô Quan Trung] của xã Nam Long cũ về xã Nam Quan.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hình thành một số thôn mới như Đô Đò của xã Nguyễn Huệ, thôn Niên Bách, Biên Hòa, Đồng Bản của xã Chấn Đông.Ngày 23/02/1977 theo Quyết định 617 -VP 18 hợp nhất hai xã Nam Quan và Nam Lợi thành xã Nam Lợi.

Nam Lợi nằm ở phía Đông Nam huyện Nam Trực, phía Đông giáp xã Nam Thanh và Nam Hồng, phía Tây giáp xã Nam Tiến, phía Bắc giáp xã Nam Hoa, phía Nam giáp xã Nam Hải và xã Trực Đạo huyện Trực Ninh. Trung tâm chính trị – văn hoá nằm trên địa bàn xóm Vượt thôn Đô Quan sát với Tỉnh lộ 487. Diện tích đất tự nhiên là 763,62 ha; trong đó đất nông nghiệp 584,7 ha, đất phi nông nghiệp 178,92 ha. Dân số 9670 người với 14 thôn, làng cổ [20 xóm theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh]

     Tiền thân của trường Tiểu học Nam Lợi  là các lớp cấp I, II được hình thành ngay trong những ngày kháng chiến chống Pháp. Người đứng đầu nhà trường là thầy Trần Văn Ngộ [Lúc bấy giờ chưa có hiệu trưởng mà được gọi là người đại diện giáo viên]. Trải qua những năm chống Pháp và chống Mỹ, cũng qua nhiều thời kỳ phụ trách trường của các thầy, cô hiệu trưởng như : Thầy Vũ Trọng Khiên, Thầy Trần Xuân Tạc, Cô Vũ Thị Kim Cúc. Thầy Vũ Ngọc Giao, Thầy Nguyễn Minh Tân. Năm 1977 trường được mang tên trường PTCS Nam Lợi. Đến năm 1993 trường được tách ra thành trường Tiểu học Nam Lợi.Trường Tiểu học Nam Lợi thuộc địa bàn thôn Ngọc Tỉnh xã Nam lợi huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

Trường tiểu học Nam Lợi nằm trên trục đường tỉnh lộ 487, thuộc địa bàn thôn Ngọc Tỉnh. Trường là một trong 3 trường học của xã Nam Lợi, làm công tác phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn xã Nam Lợi. Trường tiểu học Nam Lợi được thành lập từ năm 1952. 2. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động TĐG

Hàng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện TĐG nghiêm túc. Công tác TĐG của nhà trường đã mang lại hiệu quả thiết thực. Toàn bộ CB, GV, NV của trường được nghiên cứu sâu và nghiên cứu có hiệu quả về quy trình, nội dung các hoạt động mà họ đang trực tiếp thực hiện hàng ngày, hàng giờ trong trường tiểu học. Thông qua việc TĐG, họ nắm bắt được chất lượng công việc của mình đang ở điểm nào, từ đó xác định cho mình các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của bản thân, nâng cao chất lượng GD của đơn vị.

Sau khi nghiên cứu quy trình và chu trình kiểm định chất lượng cơ sở GD phổ thông, nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng TĐG; tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá cho CB, GV, NV của trưường và yêu cầu tất cả CB, GV, NV của trường phối kết hợp chặt chẽ với các thành viên của Hội đồng TĐG để làm tốt công tác TĐG. Hội đồng TĐG đã xây dựng kế hoạch TĐG và tiến hành thực hiện TĐG theo đúng kế hoạch đã xây dựng.

Mặc dù đã xây dựng kế hoạch TĐG rất cụ thể, chi tiết và công tác TĐG đã được tiến hành hàng năm song do công tác TĐG theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới nên quá trình thực hiện kế hoạch TĐG của nhà trường chưa thật đúng theo quy trình và tiến độ kế hoạch đề ra. Song với sự cố gắng và quyết tâm cao của các thành viên trong Hội đồng TĐG, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sắp xếp lại quy trình làm việc cho khoa học, nhà trường đã hoàn thành được công tác TĐG mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học.

Qua triển khai công tác TĐG theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã thấy được công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ năm học của nhà trường trong thời gian qua cũng đã khá đầy đủ và toàn diện, tuân theo những nguyên tắc, quy định chung của công tác GD ở trường tiểu học. Song bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa, cải tiến để đảm bảo đúng quy định và đạt hiệu quả cao.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã có nhiều đổi mới và thành tích rất đáng ghi nhận. Tháng 7/2001, trường Tiểu học Nam Lợi vinh dự được đón bằng công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1. Với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tháng 8/2014, nhà trường được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2; tháng 8/2014, trường được công nhận đạt Chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn. Chỉ một năm học sau sáp nhập, với sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, tháng 3/2021, trường tiểu học Nam Lợi tiếp tục cố gắng duy trì và đề nghị kiểm tra công nhận lại trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt Chuẩn Xanh, sạch, đẹp, an toàn, kiểm định chất lượng đạt mức độ 3 và thư viên đạt tiêu chuẩn Thư viện tiên tiến.

Phát huy tốt vai trò của trường đạt Chuẩn quốc gia, trong những năm qua, chất lượng giảng dạy và GD của nhà trường luôn có những bước tiến vững chắc. Hàng năm, nhà trường có từ 99 % – 100% HS được đánh giá đạt về phẩm chất và năng lực. Tỉ lệ HS 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, tỉ lệ HS lên lớp hàng năm đạt từ 99% – 100%. Đặc biệt, năm học nào nhà trường cũng có HS tham dự và đạt giải trong kỳ thi HS giỏi, hội thi, giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh. Từ khi được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia đến nay, nhà trường liên tục được tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”,  được cấp trên tặng giấy khen.

Để xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển nhà trường trong giai đoạn sau sáp nhập và thực hiện Chương trình GDPT2018, trường tiểu học Nam Lợi xây dựng Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
  2. Căn cứ pháp lý
  • Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;
  • Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội khóa 14;
  • Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

– Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

– Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ qui định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

  • Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;
  • Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nam Trực lần XXVI nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nam Lợi lần XIV nhiệm kỳ 2020-2025.

Trường tiểu học Nam Lợi đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong giai đoạn 2015-2020. Nhà trường đã có được niềm tin yêu của học sinh, cha mẹ học sinh, chính quyền, nhân dân địa phương và các cấp quản lý giáo dục. Ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh trường tiểu học Nam Lợi luôn tự hào với những thành quả đã đạt được từ sự phấn đấu không mệt mỏi của mình. Hiện nay, nhà trường được sáp nhập với một trường tiểu học cùng xã và đồng thời cũng đang bước vào một giai đoạn mới của giáo dục, giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để tiếp nối và phát huy được kết quả đạt được trong giai đoạn trước, nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển trong giai đoạn tới. Việc xây dựng Kế hoạch phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của nhà trường nhằm mục đích xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển nhà trường, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng và hoạt động của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của trường tiểu học Nam Lợi là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh nhà trường sáp nhập và tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT2018.

  1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 
  2. Bối cảnh bên ngoài
  3. Thời cơ

– Nam Lợi là địa phương có truyền thống hiếu học. Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ ở các thôn xóm, dòng họ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạch, tích cực.

– Công tác xã hội hóa giáo dục của địa phương nói chung và nhà trường nói riêng đã đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là trong nội dung tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất trường học và xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Trong những năm qua, địa phương đã nhận được sự đầu tư, ủng hộ của con em quê hương thành đạt, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn cho các trường học với kinh phí khoảng gần 8,5 tỉ đồng và xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài với kinh phí 50 triệu đồng.

– Hiện nay, địa phương Nam Lợi đạt Chuẩn nông thôn mới, Năm 2021 tiếp tục xây dựng xã đạt Chuẩn nông thôn mới nâng cao; đây là thời cơ để nhà trường được quan tâm, đầu tư mọi mặt.

– Ngày 01/7/2020, khi Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực thì căn cứ tính lương của GV cũng thay đổi: Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp. Như vậy, trong thời gian tới, lương của nhà giáo nhất là GV trẻ sẽ được nâng lên, do đó GV sẽ chuyên tâm vào công việc hơn, giúp tạo động lực làm việc và thu hút người giỏi vào nghề dạy học.

– Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT đã nâng chuẩn trình độ đào tạo của GV tiểu học lên trình độ đại học. Khi Điều lệ trường tiểu học có hiệu lực sẽ kèm theo các chế độ, chính sách giúp GV đang công tác trong ngành có điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ, đồng thời giúp cho các trường tiểu học sẽ được tuyển dụng GV mới có trình độ cao.

– Giai đoạn 2020 – 2025 là những năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Để thực hiện thành công CTGDPT 2018, đòi hỏi mỗi một nhà trường phải chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện như có đủ giáo viên, nhân viên, phòng học để thực hiện dạy 2 buổi/ ngày, có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học, nhất là các thiết bị công nghệ để đáp ứng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, ….. Mặc dù đã đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2, song hiện nay, trường tiểu học Nam Lợi vẫn còn đang thiếu nhà đa chức năng; điều kiện cơ sở vật chất qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, cần tu bổ thường xuyên, trang thiết bị dạy học hiện đạy, đồ dùng dạy học phục vụ cho thực hiện CTGDPT 2018 còn thiếu thốn.

– Mặt bằng kinh tế của người dân địa phương chưa cao, còn nhiều gia đình có người mắc tệ nạn xã hội. Một số phụ huynh học sinh ngoài nông nghiệp còn phải đi làm ăn xa lúc nông nhàn nên việc chăm sóc và kết hợp giáo dục với nhà trường còn có hạn chế.

– Tuy quy mô phát triển của nhà trường trong 5 năm tiếp theo khá ổn định, có từ 18 – 20 lớp học với khoảng 550 đến 600 học sinh nên số lớp, số lượng học sinh bình quân trên lớp đảm bảo quy định tại Điều lệ trường tiểu học. Tuy nhiên, quy mô có sự phát triển không đồng đều giữa 2 điểm trường.

  1. Bối cảnh bên trong
  2. Điểm mạnh

– Hiện nay, nhà trường có tỷ lệ giáo viên trên lớp đạt 1,55; đủ giáo viên để dạy 2 buổi/ ngày. Ngoài mỗi lớp có một giáo viên dạy nhiều môn học, nhà trường còn có 11 giáo viên dạy các môn chuyên. Trong đó, giáo viên dạy tiếng Anh là 03 giáo viên. Các môn âm nhạc, mĩ thuật, tin học mỗi môn có 2 giáo viên. Trong đó có 18/31 [đạt 58,1%]  giáo viên trong biên chế có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm đúng chuyên ngành theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, số còn lại đang theo học các lớp Đại học tại chức, từ xa để hoàn thiện giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. 100% CBQL, GV của trường có chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí công việc được giao.

– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV của trường khá đồng đều, vững vàng, mỗi tổ khối đều có mũi nhọn chuyên môn. Có nhiều GV được công nhận GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm lớp giỏi cấp Huyện, 12 GV được công nhận GV  dạy giỏi, GV chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện. Hiện tại, nhà trường có 01 đồng chí là GV cốt cán, tham gia bồi dưỡng và hỗ trợ đồng nghiệp rất tích cực.

– Học sinh có có phong trào học tập, rèn luyện tốt; nhiều học sinh có tố chất, các em rất hứng thú, say mê với những hoạt động phát triển tố chất, năng lực cá nhân như các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kĩ thuật, …..

– Tỷ lệ phòng học/ lớp của nhà trường là 1, các phòng học bộ môn gồm: 2 phòng tiếng Anh, 2 phòng tin học, 2 phòng âm nhạc, 2 phòng mĩ thuật, 1 phòng STEM. Là trường đã đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt Chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn nên các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được những yêu cầu mới của công tác giáo dục.

– Là trường có chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Nhiều năm liền, nhà trường có học sinh tham gia và đạt giải trong cuộc thi giải toán trên Internet cấp quốc gia; trong các cuộc thi, hội thi, giao lưu cấp huyện như: thi điền kinh, bóng đá, bóng bàn, cờ vua, aerrobic, liên hoan phát triển năng lực học sinh, hùng biện tiếng Anh, IOE, giới thiệu sách, Violympic, toán tuổi thơ, giải toán qua thư,…. nên luôn là địa chỉ tin cậy, luôn nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

– Lãnh đạo nhà trường là những người tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tích cực học hỏi, luôn đi đầu trong việc đổi mới, sáng tạo và luôn khuyến khích, trân trọng sáng tạo của giáo viên. Lãnh đạo nhà trường đã truyền được cảm hứng cho đội ngũ nhà giáo và tạo lập được bầu không khí làm việc thân thiện, tích cực trong đơn vị.

 – Trong những năm gần đây, nhà trường đã đưa vào kế hoạch giáo dục của mình các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018 như: dạy kĩ nănng sống, giáo dục STEM, dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, tổ chức lớp học và dạy học theo mô hình VNEN, dạy mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, … và đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Vẫn còn một phận nhỏ giáo viên chưa thật sự tâm huyết, ngại đổi mới, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế.

Trình độ ngoại ngữ của đa số giáo viên và cán bộ quản lý chưa tốt, ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường học tập tiếng Anh của học sinh.

Thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung cho giáo viên của trường không có nhiều mà khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một bộ phận giáo viên còn yếu nên nếu không cải thiện được điều này thì việc thực hiện những đổi mới trong kế hoạch giáo dục sẽ gặp khó khăn, hiệu quả không cao.

Trang thiết bị dạy học hiện đại chưa có nhiều, đồ dùng dạy học phục vụ cho thực hiện CTGDPT 2018 còn rất hạn chế.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn

Là một ngôi trường thân thiện, uy tín, nơi phụ huynh, học sinh tin cậy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. Học sinh sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập, biết giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ cao.

Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực, năng động, sáng tạo để mỗi học sinh được phát triển tối đa khả năng của bản thân. Giáo dục học sinh có thói quen, kĩ năng và ham thích đọc sách, có năng lực tự học, năng lực sáng tạo, có kỹ năng sống thích ứng với xã hội để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển và tự định hướng vươn lên trong tương lai.

III. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.  

– Tính trung thực 

– Tình đoàn kết  

–  Sự hợp tác

– Phong cách tự tin

– Lòng say mê sáng tạo.

– Tinh thần trách nhiệm 

–  Lòng nhân ái                  

  1.  MỤC TIÊU, CÁC ƯU TIÊN
  2. Mục tiêu chiến lược

Giữ vững danh hiệu và phát huy tối đa hiệu quả trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường đạt Chuẩn Xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, tiên tiến, hiện đại để giáo viên và học sinh đều có thể phát huy tối đa năng lực của mình, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Đảm bảo quy mô lớp học, sĩ số học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.   

Năm học Điểm chính Điểm lẻ Toàn trường Ghi chú
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS  
2020 – 2021 12 396 8 210 20 606  
2021 – 2022 12 410 8 230 20 640  
2022 – 2023 12 430 8 240 20 670  
2023 – 2024 13 450 9 250 22 700  
2024 – 2025 13 460 9 260 22 720  

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Học sinh làm chủ được kiến thức của từng lớp học, bậc học, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống; xây dựng được những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt, đặc biệt chú trọng xây dựng thói quen đọc sách. Mỗi học sinh trở thành cá nhân có tư duy độc lập, có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, có khả năng sáng tạo, luôn có khát vọng vươn lên.

Tiếp tục khẳng định nhà trường là địa chỉ tin cậy của gia đình và xã hội, học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Một số chỉ tiêu cụ thể:

  • Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%.
  • Học sinh hoàn thành chương trình lớp học hàng năm đạt từ 99% trở lên.
  • Học sinh hoàn thành tốt môn học hàng năm đạt từ 60% trở lên.
  • Học sinh có kết quả giáo dục mức hoàn thành xuất sắc đạt từ 35% trở lên.
  • Tham gia và có học sinh được khen thưởng trong các cuộc thi, giao lưu, liên hoan học sinh năng khiếu do các cấp tổ chức.       

Đủ số lượng, đảm bảo chất lượng theo quy định của trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2. Cụ thể:

Năm học 

Môn học

SLhiện có Dự báo số lượng cần trong các năm  học Ghi chú
2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
CBQL 4 3 3 3 3  
GV 31 30 30 32    32  
GV cơ bản 20 20 20 21 21
GV dạy Tiếng Anh 02 02 02 02 02
GV dạy Âm nhạc 2 2 2 2 2
GV dạy Mĩ thuật 2 2 2 2 2
GV GDTC 2 2 2 2 2
GV TH – CN 2 2 2 2 2
TPT Đội 0 0 0 0 0
NV 0 0 0 0 0
TV, thiết bị, CNTT 0 0 0 0 0
Kế toán 1 1 1 1 1
Y tế 2 2 2 2 2
Văn thư, thủ quỹ 1 1 1 1 1
 Bảo vệ 2 2 2 2 2
Tổng 40 39 39 41 41  

3.2. Mục tiêu về trình độ đào tạo

      Năm học 

Môn học

Trình độ đào tạo hiện nay Lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo năm học Ghi chú
2021 -2022 2022 -2023 2023 -2024 2024 -2025
CBQL 4 ĐH 3ĐH 3 ĐH 3 ĐH 3 ĐH  
GV 18 ĐH, 13 CĐ 18 ĐH, 13 CĐ 28 ĐH, 3CĐ 29 ĐH, 3 CĐ 32 ĐH  
GV cơ bản 12 ĐH,8 CĐ 12 ĐH,8 CĐ 12 ĐH,8 CĐ 18 ĐH,   2 CĐ 20 ĐH
GV dạy Tiếng Anh 01 ĐH,1 CĐ 2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH
GV dạy Âm nhạc 01 ĐH,1 CĐ 01 ĐH,1 CĐ 2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH
GV dạy Mĩ thuật 1 ĐH 1CĐ 1 ĐH 1CĐ 2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH
GV GDTC 2 ĐH,   2 ĐH,   2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH
GV TH – CN 01 ĐH,1 CĐ 01 ĐH,1 CĐ 2 ĐH 2 ĐH 2 ĐH
TPT Đội 0        
NV          
TV, thiết bị, CNTT 1CĐ  1CĐ  1CĐ 
Kế toán 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH
Y tế 2 Y sĩ 1 Y sĩ 1 Y sĩ 1 Y sĩ 1 Y sĩ
Văn thư, TQ 1 TC 1 TC 1 TC 1 TC 1 TC
 Bảo vệ 2 2 2 2 2
Tổng 41 39 39 41 41  

3.3. Mục tiêu về trình độ tin học, ngoại ngữ

+ Nâng tỷ lệ CBQL, GV có chứng chỉ tin học UDCB hoặc trình độ B lên 100%.

+ Nâng tỷ lệ CBQL, GV, NV có trình độ ngoại ngữ bậc 2 từ 46% lên 70%; GV, NV có trình độ ngoại ngữ bậc 1 là 10 %

  • Từ năm 2024 – 2025: Nâng tỷ lệ CBQL, GV, NV có trình độ ngoại ngữ bậc 2 lên 70%; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 là 20%

3.4.Mục tiêu chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV

3.4.1.Mục tiêu đối với GV

100% GV được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT. Kết quả:

Năm học SL Xếp loại Ghi chú
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
2021-2022 30 15 50 15 50 0 0 0
2023 – 2024 31 16 51,6 15 48,4 0 0 0

100% viên chức GV [trừ GV hợp đồng dưới 1 năm] được đánh giá hàng năm. Kết quả:

Năm SL Xếp loại Ghi chú
HT X.sắc HT Tốt H. thành Chưa HT
SL % SL % SL % SL %
2021 30 7 23,3 21 70 2 6,7 0 0
2022 30 7 23,3 21 70 2 6,7 0 0
2023 31 10 32,2 33 64,5 1 3,2 0 0
2024 31 10 32,2 33 64,5 1 3,2 0 0
2025 31 10 32,2 33 64,5 1 3,2 0 0

3.4.2.Mục tiêu đối với NV

100% viên chức NV [trừ NV hợp đồng dưới 1 năm] được đánh giá hàng năm. Kết quả:

Năm SL Xếp loại Ghi chú
HT X.sắc HT Tốt H. thành Chưa HT
SL % SL % SL % SL %
2021 4 1 25 3 75 0 0 0
2022 4 1 25 3 75 0 0 0
2023 4 1 25 3 75 0 0 0
2024 4 1 25 3 75 0 0 0
2025 4 1 25 3 75 0 0 0

3.4.3.Mục tiêu đối với CBQL

100% CBQL được đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT. Kết quả:

Năm học SL Xếp loại Ghi chú
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
2021-2022 1 1 100
2023- 2024 1 1 100

100% viên chức quản lý được đánh giá hàng năm. Kết quả:

Năm SL Xếp loại Ghi chú
HT X.sắc HT Tốt H. thành Chưa HT
SL % SL % SL % SL %
2021 1 1 100
2022 1 1 100
2023 1 1 100
2024 1 1 100
2025 1 1 100
  1. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ

Tu bổ thường xuyên để đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2, Chuẩn Xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Làm mới, cải tạo một số hạng mục để hướng tới mục tiêu xây dựng trường có điều kiện cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại; có đủ các điều kiện tốt nhất cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chú trọng đầu tư các điều kiện giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giáo dục như đường truyền internet, website, các phần mềm phổ cập, kế toán, cơ sở dữ liệu, thư viện,… Ưu tiên kinh phí đầu tư các thiết bị học tập về công nghệ và khoa học kĩ thuật cho học sinh thực hành trong hoạt động ngoài giờ lên lớp như: robot,

Cụ thể:

Năm học Mục tiêu Nguồn KP
2020 – 2021 Cải tạo sân trường khu B Đầu tư của xã
Đảm bảo mỗi GV lớp 1 có bộ đồ dùng dạy học, 01 tivi thông minh để giảng dạy Huy động tài trợ
Đảm bảo 100% lớp 1 có bàn ghế đúng quy cách Ngân sách trường
Bổ sung bàn ghế, thiết bị cơ bản [bàn ghế, máy tính, máy chiếu cho phòng Khoa học – Công nghệ Ngân sách trường và huy động tài trợ
 

2021 – 2022

Xây dựng nhà đa chức năng Ngân sách xã và Huy động tài trợ
Kiện toàn, nâng cấp đường điện, hệ thống internet phục vụ công tác quản lý, dạy và học Ngân sách trường
Đảm bảo 100% lớp 2 có bàn ghế đúng quy cách và 01 ti vi thông minh và 01 bộ đồ dùng dạy học Ngân sách trường
Sửa chữa, cải tạo các phòng chức năng dãy nhà 1 tầng khu chính Huy động tài trợ
2022 – 2023 Đảm bảo 100% lớp 3, 4 có bàn ghế đúng quy cách, 01 tivi thông minh và 01 bộ bộ đồ dùng dạy học Ngân sách trường
2023 – 2024 Đảm bảo 100% lớp 5 có bàn ghế đúng quy cách, 01 tivi thông minh và 01 bộ bộ đồ dùng dạy học Ngân sách trường
Sửa chữa, cải tạo các phòng học khu lẻ Huy động tài trợ
2024 – 2025 Xây dựng khu hiệu bộ, chuyển cổng trường theo quy hoạch đến năm 2030 đã được thiết kế [Khu chính]. Đầu tư của xã và huy động tài trợ
  1. Các vấn đề ưu tiên
  2. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo phục vụ cho đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  3. Rà soát đồ dùng, thiết bị dạy học, bổ sung kịp thời, đầy đủ để phục vụ giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục.
  4. Chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy năng lực của học sinh, đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
  5. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng đọc sách, làm nền tảng cho việc tự học của giáo viên và học sinh.
  6. Tích cực đổi mới lề lối, tác phong làm việc. Phân quyền rõ ràng cho từng cấp quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để phát huy tinh thần trách nhiệm cũng như sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
  7. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến  năm 2030 là thực hiện đồng bộ 8 giải pháp:

  1. Thực hiện hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Coi trọng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường hàng năm. Tổ chức thực hiện nội dung chương trình các môn học một cách linh hoạt, tăng thời lượng thực hành trong các tiết dạy. Quan tâm dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng STEM, giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.

– Tích cực tổ chức thao giảng chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học, dự giờ để trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thông qua trải nghiệm, học đi đôi với hành, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy kiến thức là chủ yếu sang dạy phương pháp học tập là chủ yếu. Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy lý thuyết là chủ yếu sang dạy kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thực hành là chủ yếu. Giúp học sinh chuyển đổi từ thụ động sang chủ động, làm chủ bản thân trong học tập và kiểm tra.

– Tăng cường hướng dẫn, chia sẻ nội dung, phương pháp, kĩ thuật đánh giá thường xuyên học sinh cho giáo viên. Coi trọng công tác tổ chức kiểm tra định kỳ, khảo sát chất lượng, đảm bảo đánh giá học sinh khách quan, công bằng, ngăn ngừa tiêu cực trong kiểm tra.

  1. Chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Cụ thể:

– Nghiên cứu kĩ các văn bản: Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập tỉnh Nam Định để xây dựng Đề án vị trí việc làm của nhà trường giai đoạn 2020-2025. Trên cơ sở đó, hàng năm tham mưu với cấp có thẩm quyền tuyển dụng, bổ sung, điều chuyển, … để có đủ số lượng, giáo viên, nhân viên.

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà trường giai đoạn 2020-2025 đảm bảo sát tình hình thực tế, khả thi. Nghiêm túc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ theo lộ trình đã xây dựng; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao trình độ đạt chuẩn theo quy định Luật Giáo dục.

– Xây dựng thực hiện đề án đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho giáo viên và cán bộ quản lý. Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tất cả các giáo viên có trình độ tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác đạt bậc 1 trở lên. Có cơ chế hỗ trợ, động viên, khuyến khích giáo viên học tập và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ [tiếng Anh], tin học và kỹ năng công tác. Tạo một môi trường học tập tích cực, linh hoạt trong đội ngũ giáo viên. Phát huy nội lực [sử dụng giáo viên Tin học và Tiếng Anh của trường] để bồi dưỡng tại chỗ.

– Thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công tác giảng dạy, thư viện điện tử… góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.

– Nâng cao chất lượng website của nhà trường. Tổ chức xây dựng hồ sơ khoa học cho tất cả các giáo viên trên website, cung cấp các kết quả nghiên cứu khoa học ở file điện tử làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toàn trường.

– Tăng cường nghiên cứu khoa học cho giáo viên để bồi dưỡng khả năng sáng tạo về chuyên môn.

– Có chính sách khuyến khích giáo viên nhà trường tham gia các hội thi và viết bài, đăng bài kết quả nghiên cứu của thầy và trò trên các tạp chí chuyên môn, trên website của trường.

  1. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất.

– Xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

– Xây dựng mạng lưới thông tin quản lý, thông tin khoa học, công nghệ, thư viện và thư viện điện tử trong thời gian sớm nhất.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường, khai thác có hiệu quả mạng internet và các phần mền quản lý phục vụ cho công tác học tập của giáo viên và học sinh, điều hành của nhà trường.

– Tích cực xây dựng và tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.

  1. Làm tốt kiểm định chất lượng, đổi mới công tác thi đua và kiểm tra nội bộ giáo viên, kiểm tra chuyên đề giáo dục.

– Thực hiện tự đánh giá nhà trường hàng năm theo nội dung kiểm định chất lượng trường tiểu học tại Thông tư 17/2018/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đăng kí kiểm định lại chất lượng với Sở GD&ĐT sau khi hoàn thành tự đánh giá vào cuối giai đoạn 2020-2025 [đầu năm 2026]

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi một năm học. Kiểm tra để mỗi cá nhân, bộ phận trong trường học nắm chắc tiến độ và kết quả cần đạt trong phạm vi trách nhiệm của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong nhà trường. Việc KTNB nhằm mục đích tăng tính trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của nhà trường, vì vậy cần quán triệt nguyên tắc cơ bản: chính xác, khách quan, có hiệu quả; thường xuyên, kịp thời; công khai. Sau kiểm tra phải có các giải pháp xử lý các vấn đề bị trì hoãn hoặc các biện pháp tháo gỡ các vấn đề phát sinh.

– Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể ngay đầu mỗi năm học. Tổ chức nghiêm túc bình bầu dân chủ, đánh giá khách quan sự cố gắng và mức độ đảm bảo chất lượng cuả nhà trường và mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cuối mỗi năm học.

– Gắn công tác đảm bảo chất lượng với công tác thi đua. Chuẩn bị minh chứng cho kiểm định chất lượng cũng đồng thời là chuẩn bị minh chứng cho đánh giá thi đua của từng cá nhân, từng tổ thi đua. Gắn công tác thi đua, đánh giá hiệu quả công tác với công tác chi thưởng nội bộ.

  1. Thực hiện xã hội hoá giáo dục để khai thác các nguồn lực.

– Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các nguồn thu hợp pháp. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

– Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và các kế hoạch theo quy định hàng năm của đơn vị.

–  Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

  1. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.

– Có chính sách tài chính hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học.

– Có chính sách hỗ trợ cán bộ, viên chức đi học nâng cao trình độ đặc biệt là chính sách hỗ trợ giáo viên học ngoại ngữ, tin học.

– Có chính sách hỗ trợ nhân viên thu nhập thấp.

– Có chính sách thưởng nội bộ dựa vào hiệu quả công tác của cán bộ viên chức.

– Đảm bảo phúc lợi của cán bộ viên chức không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

– Đầu tư hợp lý cho các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao của cán bộ viên chức.

– Đầu tư hợp lý để tổ chức các hoạt động nghỉ hè, nghỉ mát cho cán bộ viên chức .

  1. Đổi mới tổ chức và quản lý, đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ, vai trò chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia quản lý và động viên quần chúng của các tổ chức đoàn thể.

Thực hiện dân chủ hoá trường học. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy vai trò trung tâm của học sinh, vai trò làm chủ của học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Không ngừng đổi mới và sáng tạo trong quản lý: Đổi mới công tác thi đua, công tác kế hoạch, xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác từng mặt.

Thực hiện Thông tư 36/2017/BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Đ.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường, cơ quan chủ quản, Đảng uỷ, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.

 Hội đồng trường chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai chiến lược, điều chỉnh chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

III. Lộ trình thực hiện chiến lược:

  • Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo
  • Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp, bổ sung.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.
  1. Giai đoạn 2: Từ năm 2021 – 2025:

Tổ chức thực hiện lộ trình và các kế chi tiết từng nội dung đã xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đến 2025, trường tiểu học Nam Lợi có một môi trường giáo dục thân thiện, tiên tiến, hiện đại để giáo viên và học sinh đều có thể phát huy tối đa năng lực của mình, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

  1. CÁC BÊN LIÊN QUAN
  2. Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Hàng năm, xây dựng kế hoạch năm học đảm bảo bám sát chiến lược phát triển của nhà trường. Đánh giá thực hiện chiến lược trong từng năm học.
  3. Đối với phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất, bổ sung những giải pháp để thực hiện chiến lược có hiệu quả.
  4. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai của hiệu trưởng trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Thực hiện Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030 của trường Tiểu học Nam Lợi có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhà trường nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn. Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, là cơ sở cho các tổ chức và cá nhân trong nhà trường khi xây dựng kế hoạch hoạt động.

Nhà trường kính đề nghị chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo và đầu tư; các bậc phụ huynh học sinh phối kết hợp chặt chẽ và tạo điều kiện tốt nhất thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra.

Kế hoạch phát triển trường tiểu học Nam Lợi giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 do Ban xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường thực hiện và thông qua. Đề nghị các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường nghiêm túc thực hiện. 

Nơi nhận:                                                                       

– Phòng GD&ĐT                                           

– UBND xã Nam Lợi                                                                               HIỆU TRƯỞNG

– Ban đại diện CMHS

– Hội đồng trường

– Lưu VT                                                                                           Lưu Thị Minh Hương

Ý KIẾN CỦA PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Mời các thầy cô Dowload KH tại đây: KH Chiến lược PT NHÀ TRƯỜNG 2020-2025 

Video liên quan

Chủ Đề