Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện trong giai đoạn nào của văn học trung đại

09:33 29/04/2022

Một trong những nền văn học quan trọng góp mặt nhiều nhất trong chương trình giảng dạy tại trường lớp là văn học trung đại. Nền văn học này có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc mà bất kỳ học sinh nào cũng dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn học trung đại là gì, trải qua quá trình hình thành như thế nào và giá trị mang lại ra sao? 

Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc. 

Song, văn học trung đại khá đa dạng về thể loại cũng như các đặc tính nổi bật. Cùng CoLearn tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển và đặc trưng của nền văn học này thú vị ra sao trong bài viết dưới đây nhé!


Văn học trung đại đa dạng về thể loại và các đặc tính nổi bật

Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam

Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV

Thế kỷ X ghi nhận một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam khi ta giành được quyền độc lập tự chủ. Văn học tại thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung chính xoay quanh tinh thần dân tộc, tình yêu nước, thương dân. Một số tác phẩm nổi bật có thể kế tới như: Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn], Chiếu dời đô [Lý Công Uẩn], Đại Việt sử kí [Lê Văn Hưu],...v.v.

Mãi đến cuối thể kỷ XIII, nền văn học đánh dấu một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm. Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,... phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ. 

Nắm vững giai đoạn phát triển này cùng khái niệm trạng ngữ là gì giúp học sinh học tốt môn Văn hơn.


Văn học trung đại trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV

Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng phát triển song song với nội dung đan xen giữa ngợi ca tinh thần yêu nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến đầy. 

Văn chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại có bước phát triển vượt bậc của văn học chữ Hán tại thời điểm này. Trong đó, phải kể đến những đóng góp to lớn của Nguyễn Trải với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền. Tình huống truyện cũng là kiến thức quan trọng để học sinh hiểu được diễn biến của các câu chuyện.

Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đạt được thành tựu có phần nhỉnh hơn khi kết hợp hài hòa giữa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc và thể loại đặc trưng của văn học dân tộc như:

  • Thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
  • Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
  • Diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát: Thiên Nam ngữ lục [lục bát], Thiên Nam minh giám [song thất lục bát]. 


Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến dần suy thoái bởi các phong trào nông dân khởi nghĩa, người dân Việt nổi dậy đấu tranh giải phóng con người. Văn học trong hoàn cảnh đương thời cũng vì vậy mà trở nên rực rỡ, đáng ghi nhớ.

Theo dòng sự kiện, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là khi người phụ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc. Hàng loạt các tác phẩm văn học đều đề cập đến nữ giới, như: Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,... Đồng thời, sự xuất hiện của các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... cũng góp phần tạo thêm điểm nhấn cho nền văn học giai đoạn này. 

Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản và thể loại của Văn học dân gian

Bên cạnh đó, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm riêng tư, ý thức cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển thoải mái, mạnh mẽ hơn dưới cả 2 hình thức văn xuôi và văn vần, được thể hiện bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. 


Văn học từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đề cập nhiều đến người phụ nữ

Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX

Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cũng vì vậy mà càng được đẩy mạnh hơn cùng âm hưởng bi tráng, hào hùng, nổi bật trong đó phải kể đến nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nhà thơ quen thuộc như: Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,... với các tác phẩm thơ ca yêu nước mà bạn đã, đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn. Ngoài ra giai đoạn này còn ghi nhận thành tựu của thơ ca trữ tình – trào phúng với 2 nhân vật tiêu biểu là Tú Xương và Nguyễn Khuyến. 

Đặc biệt, sự xuất hiện của văn học chữ Quốc ngữ xuyên suốt thế kỷ XIX đã mang đến làn gió mới cho nền văn học Việt Nam, trở thành văn tự duy nhất được duy trì để sáng tác cho đến ngày nay. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình học tập văn học có thể tham gia hỏi đáp bài tập để Colearn giúp bạn nắm vững kiến thức sâu hơn.

3 Đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Xuyên suốt các quá trình lịch sử, nền văn học ghi nhận 3 đặc điểm văn học trung đại nổi bật dưới đây: 

Đặc trưng 1: Tính song ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học trung đại

Có thể thấy, đặc trưng thường thấy nhất trong văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ đan xen giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 

Tiêu biểu là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV, do ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Hán mà chữ Hán gần như trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của các nhà văn Việt Nam. Song, về mặt nội dung, vẫn đảm bảo đề cao được chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt. 

Đặc trưng 2: Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian

Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.

Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn.  Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc. Vì vậy, các em học sinh cần nắm vững các đặc trưng này cùng cách làm bài văn tự sự để học tốt môn Văn. 


Văn học dân gian là nguồn cảm hứng phát triển văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng 3: Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo

Tư tưởng tôn giáo luôn là nền tảng hình thành các tác phẩm văn học trung đại. Nói cách khác, sự phát triển của văn học trung đại đều phải theo khuôn khổ các học thuyết Phật, Nho, Đạo vì chính những quan điểm này đã tạo nên nét đặc thù trong tư tưởng người dân về bản chất vũ trụ, thiên nhiên, và con người.

Hơn nữa, tư tưởng tôn giáo còn đem lại những hệ quả đặc trưng như: hạn chế ý thức và biểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân; là thi liệu cho các bài học đạo đức, mang tính uốn nắn, giáo dục con người; phân biệt rõ ràng giữa văn học linh thiêng và văn phàm tục. Nắm vững 3 đặc điểm trên cùng cách học thuộc Văn hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.

Bài viết trên đây đã khai thác cụ thể từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học này vốn đa dạng và trải qua quá trình lịch sử khá dài nên CoLearn hy vọng những thông tin kể trên sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và ôn tập đạt hiệu quả cao. 

trong: Ngữ văn, Ngữ văn lớp 11

Xem mã nguồn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa - Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới. - Cơ sở xã hôi: + Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi. + Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp. + Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm. + Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi. - Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.

a. Giai đoạn 1 Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi. - Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển. - Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam. - Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…. → Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.

b. Giai đoạn 2 Từ 1920 đến 1930

Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…; truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn…; thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..; kí: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ…đều phát triển.

c. Giai đoạn 3 Từ 1930 đến 1945

Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu Về thơ có phong trào thơ mới. - Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn. - Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,… - Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,... - Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,…

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
2.1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng

- Xu hướng văn học lãng mạn: + Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ. + Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo + Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình. - Xu hướng văn học hiện thực: + Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình. + Đề tài: Những vấn đề xã hội + Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

2.2. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.

- Nội dung: + Đấu tranh chống thực dân và tay sai + Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do. + Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước. - Nghệ thuật: + Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ + Chủ yếu là văn vần. => Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

- Văn học phát triển mau lẹ cả về số lượng và chất lượng - Nguyên nhân: + Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt. + Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học. + Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại [Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống].

II.Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945
1. Về nội dung, tư tưởng

Văn học Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy 2 truyền thống lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo. => Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

- Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. + Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới. + Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc. + Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh. + Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển. - Thơ ca: Là một trong những thành tựu văn học lớn nhất thời kì này. + Bảng so sánh:

Tư tưởng cổ điển
Tư tưởng hiện đại

- Đề tài, cốt truyện: vay mượn. - Kể theo trật tự thời gian. - Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài. - Chú trọng cốt truyện li kì. - Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ. - Kết cấu tác phẩm: chương hồi - Kết thúc tác phẩm: Có hậu. - Lời văn biền ngẫu.

Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại.

Thơ trung đại
Thơ hiện đại
Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp văn học trung đại.

- Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ. - Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.


- Lí luận phê bình. - Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày. - Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại. => Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

- Mở ra một thời kì văn học mới: Thời kì văn học hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề