Kế hoạch xây dựng trường học đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia năm 2022

Trong những năm qua, việc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục [KĐCLGD] và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh ta đã đạt được kết quả tích cực, qua đó góp phần duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Thông qua công tác KĐCLGD, các nhà trường xác định đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó lập kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động và cải tiến chất lượng giáo dục. Qua công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã huy động các nguồn lực góp phần tạo điều kiện cho các nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Học sinh Trường THCS Mỹ Hưng [Mỹ Lộc] đồng diễn thể dục.

Giai đoạn 2015-2021, công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có nhiều thay đổi theo quy định của Bộ GD và ĐT. Trước năm 2018, công tác KĐCLGD và công nhận trường chuẩn quốc gia thực hiện mang tính độc lập; việc đánh giá các nhà trường theo các bộ tiêu chí và quy trình khác nhau. Từ năm 2018, Bộ GD và ĐT ban hành quy định chung về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đã tích hợp bộ tiêu chuẩn, quy trình đánh giá công tác KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Quá trình triển khai công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; đặc biệt là sự hưởng ứng thực hiện của các cơ sở giáo dục, sự đồng thuận của người dân.

Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD và ĐT về KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hàng năm, Sở GD và ĐT đều có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học về công tác quản lý chất lượng giáo dục; trong đó có nội dung chỉ đạo về công tác tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài để được công nhận trường đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia. Đơn cử, năm học 2021-2022, Sở GD và ĐT ban hành văn bản số 1317/SGDĐT-QLCLGD ngày 8-9-2021 về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2021-2022. Ngay sau khi Bộ GD và ĐT ban hành các Thông tư số 17, 18, 19/2018/TT-BGDĐT Quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học, trung học và mầm non, Sở GD và ĐT đã tổ chức tập huấn cho tất cả các cấp học về công tác tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài [đã tổ chức 3 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho gần 800 chuyên gia đánh giá ngoài]. Sở GD và ĐT nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Bộ GD và ĐT và tổ chức các đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá các nhà trường theo các thông tư mới từ ngày 1-1-2019. Hàng năm, Sở GD và ĐT dành từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng cho công tác đánh giá công nhận trường đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia. Sở GD và ĐT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố để chỉ đạo các phòng GD và ĐT, các xã, phường, thị trấn quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch đất đai, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia theo các quy định mới của Bộ GD và ĐT.

Với những nỗ lực đó, công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã huy động được các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục; toàn ngành hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 522/726 trường đạt chuẩn KĐCL, đạt tỷ lệ 71,9%. Trong đó, cấp học mầm non đạt 75,7%, tiểu học đạt 70,2%, THCS đạt 71,2%, THPT đạt 64,4%. Tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 662/726 trường, đạt 91,18% [trong đó, cấp học mầm non đạt 80%, tiểu học đạt 96,9%, THCS đạt 96,9% và THPT đạt 91,1%]. Từ việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, diện mạo nhiều trường học khang trang, sạch đẹp hơn, thực sự là điểm sáng văn hóa, giáo dục của địa phương. Kết quả công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là cơ sở, tiền đề giúp cho ngành GD và ĐT phát triển vững chắc trên cả 3 mặt: quy mô, chất lượng và hiệu quả; quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục củng cố và sắp xếp lại hợp lý; cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan môi trường đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng khang trang, hiện đại; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định và tiến bộ tích cực; chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục duy trì; phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập có chuyển biến rõ nét. Công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn mang lại hiệu quả trực tiếp đối với giáo viên và học sinh, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 

So với giai đoạn trước, từ năm 2018 đến nay, bộ thông tư mới đã kết hợp đánh giá công nhận trường đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia [trước đây là 2 bộ thông tư riêng, các đoàn đánh giá riêng] nên công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài thuận lợi hơn, giảm được thời gian thực hiện. Hầu hết các trường đều nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của địa phương, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và xã hội đối với công tác xây dựng trường đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn vấp phải một số khó khăn: Một số tiêu chí đánh giá trong bộ thông tư mới có yêu cầu cao hơn nên một số trường không thể đạt được chuẩn quốc gia mức độ 2 và KĐCLGD cấp độ 3 như trước đây; sau khi sáp nhập các trường cùng cấp học trên địa bàn các xã, phường, thị trấn, một số trường có số lớp vượt quá quy định nên không thể đánh giá, đặc biệt là cấp tiểu học; nhiều trường đóng trên các địa bàn đông dân cư, quỹ đất hạn hẹp nên không thể mở rộng diện tích theo quy định; một số trường đã được địa phương quy hoạch thêm diện tích đất, tuy nhiên chưa được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Thời gian tới, ngành GD và ĐT thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với phương hướng nhiệm vụ chung là: Tiếp tục triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá, xây dựng văn hóa kiểm định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia phải đảm bảo thực hiện đúng Luật Giáo dục 2019 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, phù hợp với thực tiễn địa phương; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia./.

Bài và ảnh: Minh Thuận

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu công nhận mới 72 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 342 trường. Để đạt được mục tiêu này, Sở GD-ĐT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu công nhận mới 72 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 342 trường. Để đạt được mục tiêu này, Sở GD-ĐT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.


Sẽ tổ chức đánh giá, kiểm định các trường


Hiện nay, Trường THPT Phạm Văn Đồng [TP. Nha Trang] cơ bản đáp ứng các tiêu chí để được công nhận trường chuẩn quốc gia. Cô Vũ Thị Liên Hương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đang hoàn thiện việc thu thập dữ liệu, minh chứng hồ sơ phục vụ cho công tác kiểm định của Sở GD-ĐT, dự kiến vào tháng 5-2022. Theo cô Hương, trường có thuận lợi là cơ sở vật chất vừa được xây mới, do đó đã đảm bảo đạt chuẩn về diện tích, cơ sở vật chất... vốn là các tiêu chí không dễ đạt.

Giờ học thể dục của học sinh Trường THPT Phạm Văn Đồng.


Tương tự, các trường đăng ký đánh giá ngoài công nhận trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia khác cũng đang trong quá trình hoàn tất thủ tục, hồ sơ để được kiểm định, công nhận. Theo thống kê, đến năm 2021, toàn tỉnh có 270 trường đạt chuẩn quốc gia [89 trường mầm non, 105 trường tiểu học, 74 trường THCS, 2 trường THPT]. Dự kiến, trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ công nhận mới 15 trường chuẩn quốc gia ở 4 cấp học. Trong đó, cấp mầm non 4 trường, tiểu học 5 trường, THCS 2 trường và THPT 4 trường. Bà Đặng Ngọc Lệ Thy - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT cho biết, sở đang xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài để công nhận mới và công nhận lại trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia năm 2022. Trong đó, sở sẽ rà soát, ưu tiên các trường vừa được xây mới, trường ở các địa phương đang xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và các trường đã đạt chuẩn quốc gia trên 2 năm để đánh giá lại. Dự kiến, trong học kỳ 2 này, sở sẽ tổ chức 2 đợt đánh giá, kiểm định tại các trường.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục


Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành GD-ĐT của tỉnh sẽ tiếp tục duy trì, củng cố bền vững chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường học đã đạt chuẩn quốc gia; nâng cao tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từng năm, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giờ học tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh: Thanh Trúc

Theo ông Đỗ Hữu Quỳnh - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, để đạt được các mục tiêu, ngành GD-ĐT tỉnh đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục và trường học đạt chuẩn quốc gia; nguồn lực đầu tư. Cụ thể, sở sẽ chỉ đạo các trường mầm non, trường phổ thông, trường chuyên biệt rà soát, đánh giá thực trạng, từ đó xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo theo hướng đáp ứng các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên cơ sở đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; xây dựng lộ trình cụ thể theo từng năm về trường học đạt chuẩn quốc gia phù hợp trong giai đoạn 2021 - 2025. Sở cũng chỉ đạo các trường tăng cường củng cố bộ máy tổ chức trong nhà trường theo Điều lệ trường học; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường...


Nguồn lực đầu tư sẽ được bố trí từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn xã hội hóa. Tỉnh sẽ cân đối ngân sách thỏa đáng từ nguồn của địa phương, đồng thời thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án khác; khuyến khích, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức để trang bị cơ sở vật chất cho giáo dục.

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành GD-ĐT đề ra các mục tiêu cụ thể: Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng các trường học đã đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu công nhận lại 145 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 [40 trường mầm non, 67 trường tiểu học, 38 trường THCS, tiểu học và THCS]; 5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 [3 trường mầm non, 2 trường tiểu học]. Trong giai đoạn này, phấn đấu có 72 trường được công nhận mới đạt chuẩn quốc gia, trong đó 68 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 [21 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 18 trường THCS, tiểu học và THCS, 11 trường THPT]; 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 [2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, tiểu học và THCS].


V.THÀNH

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu công nhận mới 72 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 342 trường. Để đạt được mục tiêu này, Sở GD-ĐT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Sẽ tổ chức đánh giá, kiểm định các trường Hiện nay, Trường THPT Phạm Văn Đồng [TP. Nha Trang] cơ bản đáp ứng các tiêu chí để được công nhận trường chuẩn quốc gia. Cô Vũ Thị Liên Hương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đang hoàn thiện việc thu thập dữ liệu, minh chứng hồ sơ phục vụ cho công tác kiểm định của Sở GD-ĐT, dự kiến vào tháng 5-2022. Theo cô Hương, trường có thuận lợi là cơ sở vật chất vừa được xây mới, do đó đã đảm bảo đạt chuẩn về diện tích, cơ sở vật chất... vố

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề