Kẻ thù lớn nhất của đời người la chính mình tiếng Anh

MƯỜI BỐN [14] ĐIỀU DẠY CỦA PHẬT [THE FOURTEEN TEACHINGS OF THE BUDDHA]

  1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
  3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
  5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
  6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
  8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
  11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
  13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
The greatest enemy in life is the self The greatest ignorance in life is deceit The greatest failure in life is vanity The greatest tragedy in life is jealousy The greatest error in life is to lose oneself The greatest crime in life is disloyalty to parents The greatest pity in life is self-belittlement The greatest pride in life is recovering from failures The greatest bankruptcy in life is hopelessness The greatest wealth in life is health and wisdom The greatest debt in life is affection and love The greatest gift in life is acceptance and forgiveness The greatest weakness in life is lack of awareness The greatest consolation in life is charity

Ghi chú: Bản tiếng Việt có nguồn là bích chương [poster] của Thiền Viện Minh Đăng Quang, Houston Texas [6.11.2005]. Bản tiếng Anh có nguồn là //www.lebichson.net/Eng/00Fourteenteachings.htm.

 

Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sanh Đều trọn thành Phật Đạo
May the merit of this work Be shared with all beings So that we May all attain Complete Enligtenment

"14 điều răn của Phật" hay "14 điều dạy của Phật" là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật.

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Nội dung
  • 3 Về nội dung
  • 4 Chú thích

Nguồn gốcSửa đổi

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ[1], 14 điều này vốn được lưu truyền tại chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Không có bài kinh nào trong các bộ Kinh tạng Pa-li, A-hàm kinh và kinh Đại Thừa chứa đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo trật tự mình đặt ra. Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó. Các bản dịch tiếng Việt đã có một số điểm lệch so với nguyên tác. Ví dụ, "điều răn" là cách dịch không chính xác từ giới [nguyên ngữ Śīla trong tiếng Phạn với nghĩa "giới" của Phật giáo, hay "điều khoản đạo đức"].

Trong nhiều bản in "14 điều răn của Phật" được phổ biến tại Việt Nam có chữ ký của hòa thượng Kim Cương Tử ở dưới như là người phát hiện và sưu tầm.[2]

Nội dungSửa đổi

Một bản dịch ra tiếng Việt[2]:

  • Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  • Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
  • Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  • Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
  • Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
  • Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  • Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
  • Khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  • Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  • Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ
  • Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  • Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung
  • Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  • An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

Về nội dungSửa đổi

Ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn gốc kinh Phật đã được nhắc bên trên—và "Phật" ở đây được hiểu sát nghĩa là Phật Thích-ca Mâu-ni, một con người đã từng sống và du hóa 45 năm trên thế gian này—14 lời nói trên cũng có những vấn đề về mặt hành văn và logic. Cụ thể là:

  1. Chúng chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố, hoàn toàn không đưa ra lời giải thích vì sao. Khác với cách dạy của Phật[cần dẫn nguồn].[3]
  2. Câu nào cũng dùng cấp tối cao, dùng chữ "nhất".
  3. Có những điểm mâu thuẫn hiển nhiên[cần dẫn nguồn]với giáo lý của Phật, được xác định trong những bài kinh thẩm quyền còn lưu lại:
Lời 2: Ngu dốt lớn nhất của loài người không phải là dối trá, mà là không biết là mình đang bị tấm màn vô minh vây phủ, và vô minh chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi Duyên khởi với 12 thành phần ["Thập nhị nhân duyên"]. Lời 6: Tội lỗi lớn nhất của con người, trong ý nghĩa hành vi những gì mang lại những kết quả đáng sợ nhất, ngay lập tức cho chính người làm, có lẽ không phải là "bất hiếu", mà là Năm tội lớn.

Ngoài điểm thứ 14 ra [mặc dù từ "an ủi" ở đây không nói rõ là an ủi dành cho người bố thí, hay người được [nhận vật] bố thí], nội dung của 14 điều răn [với cách dùng cấp tối cao của người biên tập] có vẻ như muốn cho người ta biết là Phật đi sâu vào những chi tiết của cuộc sống thường ngày của thế gian, khác với tính chất phổ quát [tức luôn luôn có giá trị] và tất yếu của những lời dạy được thể hiện trong hầu hết tất cả các bài kinh được tìm thấy trong các Đại tạng kinh[cần dẫn nguồn]. Nội dung của những lời Phật dạy chung quy không rời chủ đề quan trọng nhất đã được nhắc đến trong Tứ diệu đế, là Khổ và mục đích cứu cánh là Diệt khổ,[cần dẫn nguồn] hoặc nói cách khác, giải thoát ra bể khổ luân hồi, vòng sinh tử, với ví dụ điển hình trong Vô vấn tự thuyết [zh. 自說, pi. udāna] như sau:

"Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, này các Tỉ-khâu, vị mặn của muối, cũng như thế, giáo pháp và giới luật của ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát." "Seyyathāpi, bhikkhave, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso; evameva kho, bhikkhave, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso..." [Udāna, 5. Soṇavaggo, 5. Uposathasuttaṃ][4].

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ ĐĐ Thích Nhật Từ, Bài giảng 1, album Mười bốn điều răn của Phật
  2. ^ a b “14 điều răn của Phật”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ Xem thêm các bài kinh Anh ngữ dịch từ Pali, Tăng-chi bộ kinh [anguttara-nikaya] [[1]], phiên bản Đức ngữ [2]
  4. ^ CSCD Tipitaka [Roman]

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Video liên quan

Chủ Đề