Kết quả khi sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Thuốc trừ sâu thảo mộc là một loại thuốc khá mới mẻ, toàn diện và phù hợp với hầu hết các loại cây trồng của nước ta. Tuy nhiên, để đảm bảo không làm phung phí thuốc các bạn cũng cần biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc.

Cần phải phun thuốc kỹ hơn

Ít ảnh hưởng đến cơ thể con người, đặc biệt không làm tổn hại đến môi trường, các loại sinh vật khác và cả không khí như các loại thuốc hóa học. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể xử dụng một cách dễ dàng mà không sợ các rủi ro thường gặp. Chính vì thế, các bạn không cần phải lo về việc bị dị ứng thuốc hoặc là khó chịu trong quá trình sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, công dụng và cơ chế tác dụng của thuốc thảo mộc trừ sâu thì chắc hẳn ai cũng biết, đây là loại thuốc có tác dụng chậm nhưng bền vững. Cho nên cần phải thật cẩn thật và kỹ lưỡng cả trước và sau khi phun hoặc bón gốc loại thuốc này.

Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc  mà các bạ có thể tham khảo. Khoảng thời gian để cây bắt đầu phát huy các dược tính của mình là 3-5 ngày, cho nên để đảm bảo không bị tồn dư thuốc các bạn nên sử dụng cách nhau ít nhất là 3 ngày.

Các kí hiệu trên chai thuốc luôn khiến cho nhiều người khó khăn trong quá trình sử dụng đặc biệt là những người không có kinh nghiệm. Theo cách phân chi tỉ lệ trên bao bì với nhiều mức khác nhau, mỗi đơn vị sẽ có một cách pha chế riêng. Đối với tỉ lệ là 0,2%  thì các bạn có thể ngầm hiểu rằng cứ 1 lít thuốc các bạn có thể pha 499 lít nước sạch. Tiếp theo là 0,25% và 0,5% thể tích nước sạch có thể pha chế lần lượt là 399 và 199 lít. Cuối cùng là mức 1% và 2 % thì thể tích chính xác nhất lần lược là 99 và 49 lít. Đối với nhiều loại cây có tỉ lệ tưới là 3% thì các bạn có thể hòa với mức độ nước là 33 lít để sử dụng tưới cây.

Các tốt nhất để thuốc phát huy tối đa tác dụng của mình là vào thời điểm mầm bệnh vừa chớm nở ví dụ như ở dạng trứng hoặc nhộng sau đó là chuyển qua dùng định kỳ. Các có thể dùng thuốc kết hợp với phân vi sinh để giúp cây hấp thu tốt các chất dinh dưỡng giúp cây tăng trưởng nhanh hơn.  Ngoài ra, các bạn cần phải đặc biệt lưu ý, không pha chung với bất kì loại thuốc hay phân hóa học nào khác.

Không nên hòa thuốc thảo mộc chung với thuốc hóa học

Trên đây  là một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công và đạt được hiêu quả cao sau khi sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc này.

Các bạn đang phân vân không biết phải mua thuốc ở đâu, mua thuốc như thế nào? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và mua những chai thuốc này với giá hợp lý nhất nhé!

Với sự xuất hiện của thuốc trừ sâu hóa học thì việc chăm sóc cây trồng ngày càng thuận lợi và đem lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn khuyến cáo dùng thêm chế phẩm vậy tại sao nên kết hợp chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc?

Thuốc trừ sâu thảo mộc và chế phẩm sinh học đều là các loại thuốc có tác dụng cực kì mạnh lên cây trồng và giúp chúng kháng chịu sâu bệnh lẫn tăng năng suất. Lâu nay việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc là không còn xa lạ với những người đã từng dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, với việc kết hợp chúng lại thì có thể nói là còn rất xa lạ với nhiều người.

Nhiều bà con đã không hiểu được các ưu điểm của việc phối hợp này nên đặt ra câu hỏi tại sao nên kết hợp chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc ? Hiểu được suy nghĩ của bà con hôm nay chúng tôi sẽ cho bà con biết lí do tại sao nhé!

Thử nghiệm thành công giải pháp này trên cây chè

Đầu tiên khi nói về công dụng của thuốc trừ sâu thảo mộc, nó là một loại thuốc có tác dụng mạnh lên các loại cây trồng để có thể giúp cây kháng lại sâu bệnh. Cơ chế tác dụng của thuốc là chậm nhưng bền vững phải sau ít nhất từ 3-7 ngày thì thuốc mới bắt đầu có hiệu quả. Sau khi được phun hoặc tưới vào gốc cây, hoạt tính của thuốc sẽ được phát huy vô cùng mạnh. Ngoài việc giúp cây trị các loại côn trùng nâm bệnh, thuốc sẽ giúp cây phát triển mạnh bộ rễ và tăng mạnh khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Còn đối với chế phẩm sinh học SH07 nó có chứa hợp chất Xeaxanthin tự nhiên từ thực vật, nó có khả năng kích thích các chồi mầm non của cây lâu năm, rau, củ phát triển nhanh hơn. Vốn dĩ được sản xuất giống dưới dạng lỏng nên cây dễ dàng hấp thụ hơn so với các loại phân bón thông thường.

Một loại thuốc kích thích cây trồng phát triển rễ, tăng mạnh khả năng hấp thụ, còn một loại được sản xuất dưới dạng lỏng dễ hấp thụ lại giúp chồi, quả non phát triển. Cho nên, có thể nói rằng việc phối hợp hai loại thuốc này là giải pháp vô cùng hợp lý mà bà con có thể ứng dụng. Chúng sẽ tác dụng qua lại kết nối với nhau để có thể giúp cây trồng phát triển nhanh và ổn định hơn.

Giờ thì bà con đã hiểu tại sao nên kết hợp chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc rồi chứ? Việc phối hợp hai loại thuốc này lại với nhau đã được thử nghiệm và cho kết quả khả quan trên một số loại cây trồng như chè, vải, chanh leo,…nên bà con có thể yên tâm sử dụng.

Bà con có muốn cây trồng của mình phát triển tốt và cho năng suất cao không? Nếu có hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để mua những chai thuốc này và kết hợp chúng với nhau để đem lại hiệu quả cao nhất nhé!

Thuốc trừ sâu từ thảo mộc rất hiệu quả và không độc hại được các nhà khoa học khuyên dùng. Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho rau nhưng lại gây độc hại đến sức khỏe, bạn có thể tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học bằng các loại thảo mộc

Thuốc trừ sâu từ thảo mộc rất hiệu quả và không độc hại được các nhà khoa học khuyên dùng. Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho rau nhưng lại gây độc hại đến sức khỏe, bạn có thể tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học bằng các loại thảo mộc rất thân thiện với cuộc sống hàng ngày của mình như tỏi, ớt, gừng v.v… để phòng trừ một số loại sâu bệnh.



1. Thuốc diệt sâu bọ làm từ ớt, tỏi, gừng


– Tác dụng: Ớt, tỏi, hành, gừng… chứa hàm lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng.



– Cách pha chế: Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu. Bạn giã tỏi, ớt, gừng. Sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.

– Bạn có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.

– Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.


2. Thuốc trừ sâu sản xuất từ cây hành tăm

– Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ.

– Đối tượng: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi.


– Cách pha chế: 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun.

3. Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi

– Tác dụng: Chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ, giun tròn và xua đuổi côn trùng.


– Cách pha chế: Giã 1 củ tỏi trộn với 1 lít nước, bỏ vào một ít xà phòng và sử dụng ngay.

– Chú ý: Tỏi là chất trừ sâu có phạm vi rộng nên cũng diệt cả côn trùng có ích và côn trùng có hại. Không dùng với các cây họ đậu.

4. Thuốc trừ sâu sản xuất từ ớt, ớt ngọt

– Tác dụng: Xua đuổi côn trùng, phòng nấm, vi khuẩn.


– Cách pha chế: Xay 100 g ớt với 1 lít nước ngâm trong 1 ngày, lọc, cho thêm 5 lít nước và một ít xà phòng.

5. Thuốc trừ sâu từ xà phòng rửa chén và bột thực vật

– Theo nghiên cứu, các loại xà phòng được chế từ dầu thực vật có hiệu quả diệt trừ côn trùng rất hiệu quả, đặc biệt ở dạng xịt phun mù, áp dụng cho các loại rau xanh.



– Hiện nay các nhà vườn sử dụng nước rửa chén hiệu Mỹ Hảo [1ml/ pha 1 lít nước sạch] bổ sung thêm bột ớt hoặc bột tỏi là có khả năng diệt rầy, rệp, muỗi, nhện rất hiệu quả.

6. Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua

– Tác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…

– Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.

– Chú ý: Lá cà chua rất độc, gia súc không ăn. Bạn nên trồng xen canh một vài cây cà chua trong vườn để xua đuổi một vài loài sâu bọ.

7. Chế thuốc trừ sâu từ thuốc lá

– Tác dụng: Thuốc làm từ thuốc lá có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ ở cam chanh…

– Cách pha chế: Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 – 40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi phun.


8. Nếu bạn không thể tự làm

Tìm mua các loại Thuốc trừ sâu sinh học đã pha chế sẵn và đóng chai :D


Video liên quan

Chủ Đề