Khái niệm về tư duy tích cực học tập suốt đời

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tôi luôn tự hỏi học bao nhiêu là đủ; khi nào là quá muộn để học; phải chăng tôi nên ngừng học sau khi đã tốt nghiệp đại học và khi tôi là một phụ nữ sắp bước sang tuổi 30?

Theo tôi được biết, hiện nay thế giới đang phát triển một khái niệm khác rộng hơn về học tập - đó là học tập suốt đời. Theo đó, bất cứ ai cũng nên học, mọi lúc mọi nơi và dưới mọi hình thức.

Trong những thập kỉ tới đây, con người có thể sẽ phát minh và sử dụng  những máy móc thông minh, phức tạp hơn máy tính. Những kiến thức mới sẽ đến từ những lĩnh vực mà ta chưa hề biết đến hoặc khó đoán trước được. Do đó, học tập suốt đời là vô cùng quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức đó, trong khi đó khái niệm cũ về việc học [học trong một khoảng thời gian nhất định, dành cho những đối tượng và độ tuổi nhất định] không giúp ta được.

Trong hoàn cảnh đó, cần đặt ra câu hỏi: Liệu sinh viên Việt Nam đã hội đủ những tố chất để trở thành người học suốt đời hay chưa?

Có hai tố chất quan trọng của một người học suốt đời: Có khát khao học và có kỹ năng học.

Một người có khát khao học tập sẽ luôn mong muốn khám phá kiến thức mà không lo đến kết quả, sợ sự phức tạp và những thách thức. Thông thường những học sinh này tiếp cận một sự việc với một thái độ mở, thường xuyên đặt những câu hỏi như “Đây là cái gì”, “Nó hoạt động ra sao” hay là “Mình phải tìm hiểu xem tại sao nó lại thế này…”. Họ không ngại thử nhiều công cụ, cách làm và nguồn thông tin khác nhau để tìm hiểu sâu sự việc và khám phá những tri thức mới.

Trong nhiều nghiên cứu về cách học của học sinh Á châu nói chung và Việt Nam nói riêng, sinh viên Việt Nam thường bị mô tả là “thụ động chờ đợi giáo viên đưa thông tin”. Theo nhiều nhà nghiên cứu, cách học và cách tư duy đó chịu tác động của môi trường văn hóa. Trên lớp, sinh viên sẽ bị nhận xét là “thiếu lễ độ” nếu phát biểu ý kiến khi giáo viên đang giảng bài mà không được sự cho phép, “chưa hiểu bài” nếu đưa ra câu trả lời khác với đáp án của thầy cô và “chậm hiểu” nếu đặt nhiều câu hỏi. Do đó, phần lớn học sinh thà ngồi im lặng và nghe giảng để được khen là “ngoan” hơn là đặt câu hỏi nếu không hiểu bài.

Thông thường, khi gặp vấn đề gì mới, họ thường nghĩ “cái này dễ hiểu”, “cái kia khó nhớ”, “cái này không quan trọng vì thầy cô không dạy” hoặc là “cái kia có trong đề cương thi không nhỉ?” Những yếu tố văn hóa này đã dần dần làm suy yếu sự dũng cảm và tính hiếu kì cần có của một người học suốt đời.

Nhiều người có thể sẽ lý luận rằng học sinh Việt Nam ham học. Bằng chứng là bên cạnh các lớp học chính quy, họ còn tham gia các lớp buổi tối và học thêm cùng gia sư. Trên thực tế, động lực chính của học sinh ngồi hàng giờ trong những lớp này là để thi đỗ qua các kì thi từ tiểu học cho tới trung học phổ thông và đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học hàng năm. Tại đây, học sinh học bằng cách làm lại đề thi từ những năm trước. Sau khi thi xong, phần lớn những kiến thức này sẽ không còn được sử dụng nữa. Kết quả là phần lớn học sinh không đủ kiên nhẫn và động lực để theo đuổi việc học lâu dài.

Một người học suốt đời còn cần biết cách học như thế nào cho hiệu quả nhằm luôn cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới mọi lúc, mọi nơi, dù là trong một buổi hội thảo, một khóa học ngắn hạn, trong công việc hay trong bất cứ một hoàn cảnh nào khác. Những kỹ năng học tập cần thiết gồm có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá thông tin. Các kỹ năng này khó có thể được phát triển tách rời môi trường giáo dục trong đó người học đóng vai trò trung tâm. Điều đó có nghĩa là cách học, cách dạy, các kết quả học tập dự kiến và phương pháp đánh giá kiểm tra có liên quan mật thiết tới việc phát triển các kỹ năng này.

Theo quan sát của tôi, các trường đại học ở Việt Nam không có chương trình phát triển kỹ năng học tập. Giáo viên chỉ dạy các kiến thức chuyên ngành mà không quan tâm tới việc phát triển kỹ năng cho sinh viên. Trong khi đó, các trường đại học không có các dịch vụ hỗ trợ phát triển kỹ năng học tập. Phương pháp đánh giá kiểm tra chính là thông qua bài kiểm tra giữa kì và cuối kì; có rất ít bài luận và đề án dùng để đánh giá các kỹ năng. Do đó, sinh viên ít có cơ hội để thử thách kiến thức đã học, đánh giá ý tưởng, tranh luận và trải nghiệm điều tốt nhất mà việc học mang lại - đó là biến những kỹ năng đó thành thói quen tư duy.

Tuy nhiên, khi được học trong môi trường cởi mở và được tự do thảo luận ý kiến, sinh viên Việt Nam lại tỏ ra lúng túng và sợ hãi. Với họ, cách học này quá mới mẻ và không sẵn sàng thích nghi. Một nghiên cứu năm 2010 đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy mới tại một số trường đại học Việt Nam chỉ ra rằng phần lớn sinh viên và giảng viên cảm thấy các hoạt động nhóm không hiệu quả hơn những phương pháp cũ. Theo nghiên cứu này, sinh viên thấy thoải mái và tự tin hơn với việc đọc và ghi nhớ bài giảng và thông tin từ sách giáo khoa để sử dụng trong thi cử. Điều này ngược lại với những gì mà một người học suốt đời cần có - đó là dũng cảm đón nhận thử thách và coi đó như là cơ hội để hoàn thiện bản thân.

Để phát triển các tố chất của một người học suốt đời, các bạn sinh viên nên:

- Nghĩ rằng học tập là quá trình khám phá, thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, liên tưởng và liên hệ chứ không phải là thu nhận, sao chép và ghi nhớ thông tin.

- Nhớ rằng mọi người đều bình đẳng trong học tập. Vì thế, đừng sợ thể hiện ý kiến riêng của bản thân, đặt câu hỏi và thậm chí bác lại những điều mà bạn được dạy.

- Học cách học. Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn học thuật của bạn và hỏi về các kỹ năng học tập như tư duy phản biện hay cách đọc hiệu quả. Nếu trường của bạn không có một trung tâm hỗ trợ học thuật như vậy thì hãy tìm hiểu thêm từ sách và trang tin điện tử về các chủ đề có liên quan.

- Phản ánh những điều đã học. Khi học một điều gì mới, hãy suy nghĩ xem điều đó có liên quan như thế nào với những gì mà bạn đã được học hay đọc được hoặc với những điều bản thân đã trải nghiệm; tại sao cần học nó; những câu hỏi hoặc giả định mà bạn có; bằng cách nào và ở đâu bạn có thể áp dụng những điều đã học.

Vân Trương
[Phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam]

>> Xem phiên bản tiếng Anh

Tối ngày 23/10/2020, tại hội trường Vũ Đình Liên, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm thứ hai trong chuyên đề “Câu chuyện khởi nghiệp và kết nối chuyên gia” học kỳ 1, năm học 2020-2021. 

Đây là hoạt động nằm trong chương trình học phần “Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp” và nhằm triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên, giai đoạn 2020 – 2025 [FIRE Project].

Tham dự tọa đàm có Phó Tổng thư ký, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI – Trần Thị Lan Anh, Giám đốc công ty TNHH Thương mại và Du lịch Người Tiên Phong Đông Dương – Lê Sỹ Quyền, giảng viên và hơn 200 sinh viên tham gia học phần “Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp” học kỳ này. 

Phần đầu chương trình, sinh viên đã tham gia chơi trò đố vui có thưởng để khởi động. Những câu hỏi vừa giúp sinh viên ôn lại kiến thức vừa tạo nên bầu không khí sôi động cho hội trường. 

Trong buổi tọa đàm, các em sinh viên đã được lắng nghe những chia sẻ của anh Lê Sĩ Quyền về hành trình khởi nghiệp của mình. Là một trong những cựu sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh của trường, anh rất vui mừng khi được quay trở lại để chia sẻ về quãng đường 16 năm khởi nghiệp và con đường kinh doanh.

Với anh Quyền, cơ hội trong nghề nghiệp cũng phần nhiều do chữ “duyên”, vậy nên hãy cứ mạnh dạn đón nhận những thay đổi từ cuộc sống. Đặt ra những câu hỏi lớn “Giá trị của bản thân mình là gì?”, “Điều cần chú ý khi bắt đầu một công việc là gì?”…, anh đã giúp các đàn em có cái nhìn rõ hơn về những thứ mình phải trau dồi trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. 

“Hữu xạ tự thiên hương, các bạn hãy nghiêm túc xây dựng cho mình thương hiệu cá nhân và đừng nhầm lẫn nó với quảng cáo bản thân. Để làm được điều ấy, hãy không ngừng học hỏi cả về trình độ lẫn thái độ. Hãy học tập suốt đời.” Theo anh, thái độ chính là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình làm việc. Hãy luôn giữ niềm tin, tư duy tích cực và hiểu được sứ mệnh của bản thân mình để sống và cống hiến. “Dù cho cuộc sống có rất nhiều rủi ro nhưng hãy cứ giữ lấy sự tích cực và lòng tin thì các bạn sẽ làm được tất cả.”

Tại tọa đàm, chuyên gia Trần Thị Lan Anh, Phó tổng thư ký, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI đã chia sẻ kinh nghiệm về về khởi nghiệp và lập nghiệp. Từ kinh nghiệm làm việc và xu thế của thời đại, chị muốn rằng khi bắt đầu làm bất cứ một công việc nào, các bạn sinh viên hãy làm giàu bản thân mình thật tốt, cùng với trau dồi các kĩ năng thiết yếu: giao tiếp, giải quyết tình huống, chăm sóc khách hàng, lãnh đạo, tổ chức, hợp tác…

Bên cạnh đó, trong thời đại xu thế cạnh tranh với AI rất lớn, thế hệ Z – thế hệ của Internet phải cố gắng rất nhiều, đặc biệt là các bạn học ngoại ngữ khi tới 5% công việc có thể được xử lí bằng máy móc thì điều làm nên lợi thế của các bạn chính là thái độ và sự sáng tạo. “Hãy luôn luôn hoàn thiện bản thân, giữ thái độ tích cực và học hỏi suốt đời vì thế giới luôn vận động, đi lên. Nếu bạn hài lòng, dễ thỏa mãn thì sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau”, chị Lan Anh nhấn mạnh. 

Sau đó, các em sinh viên và diễn giả khách mời đã cùng giao lưu, trao đổi qua phần hỏi đáp. Mỗi chia sẻ của các diễn giả đều là các kinh nghiệm, quan điểm của thế hệ đi trước mong muốn truyền tải đến các sinh viên trẻ ULIS. 

“Chất lượng và số lượng công việc mình hoàn thành nói lên rất nhiều, bạn phải có ‘ownership’ của mình và hãy làm thật tốt. Các bạn hãy học, đừng bao giờ bỏ phí thời gian và kiến thức mà thầy cô trao cho ở hiện tại” là những lời đầy tâm huyết của anh Quyền khi giải đáp thắc mắc của bạn trẻ. 

Buổi tọa đàm “Câu chuyện khởi nghiệp và kết nối chuyên gia” thứ hai khép lại đã giúp các em sinh viên tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích cho hành trình lập nghiệp sau này.

Một số hình ảnh khác:

Thanh Thương

Video liên quan

Chủ Đề