Khoa học máy tính học ở đâu

Ngành Khoa học máy tính là một trong những ngành đào tạo công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT [IT] và liên quan một chút tới các kỹ thuật về máy tính.

Ngành KHMT dành cho những bạn yêu thích và đam mê nghiên cứu về công nghệ thông tin cũng như hệ thống máy tính.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính [tiếng Anh là Computer Scientist] là một ngành học thuộc chương trình đào tạo của các trường đại học về công nghệ. Phù hợp với những bạn yêu thích máy tính, muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này.

Để trở thành một nhà khoa học máy tính cần phải có kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính và sử dụng sự hiểu biết của mình để xử lý thông tin, tính toán ứng dụng. Thường các nhà khoa học máy tính chỉ tập trung vào các khía cạnh lý thuyết máy tính nhưng không giống các kỹ sư máy tính về các thao tác với phần cứng.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính

Danh sách những trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học máy tính [cả ngành và chuyên ngành] trong năm 2022 đã được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học máy tính năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Khoa học máy tính

Các khối xét tuyển ngành Khoa học máy tính năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A02 [Toán, Lý, Sinh]
  • Khối A04 [Toán, Lý, Địa]
  • Khối A10 [Toán, Lý, GDCD]
  • Khối B08 [Toán, Anh, Sinh]
  • Khối C01 [Toán, Lý, Văn]
  • Khối C14 [Văn, Toán, GDCD]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính

Chương trình học ngành Khoa học máy tính chủ yếu xoay quanh:

  • Cấu trúc máy tính;
  • Hệ điều hành máy tính;
  • Ngôn ngữ lập trình phần mềm;
  • Phần cứng máy tính;
  • Trí tuệ nhân tạo AI;
  • Bảo mật và an toàn máy tính;
  • Xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các MXH khác;
  • Thiết kế và phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động và môi trường website;

Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là 2 ngành học khác nhau.

Có thể nhiều bạn trẻ thường nhầm lẫn ngành khoa học máy tính là thuộc công nghệ thông tin. Nhưng không, 2 ngành này thuộc chung lĩnh vực nhưng khác về chuyên ngành, ngoài ra lĩnh vực này còn thêm 1 ngành nữa đó là Kỹ thuật máy tính.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi ra trường

Ồ đương nhiên rồi, chúng ta đi học vì công việc tương lai sau này nên đây thực là một vấn đề mà các bạn theo học Khoa học máy tính cần biết và nên biết.

Khoa học máy tính là một chuyên ngành khó, thường thiên nhiều về phần lý thuyết và học thuật. Để học được ngành KHMT cần phải có tư duy logic và một bộ óc có trí tưởng tượng tuyệt vời, tương đương với việc học Toán giỏi đó ^^

Công việc của một kỹ sư máy tính thường có thể nhiều hơn 8 tiếng một ngày, ăn ngủ cùng máy tính, có thể chịu áp lực tốt và kiên nhẫn, tỉ mỉ trong công việc.

Các kỹ sư khoa học máy tính thường giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng công nghệ. Họ viết và lập trình phần mềm, tạo ra các ứng dụng cho thiết bị di động và phát triển trang web.

Mục tiêu chính trong công việc là xác nhận và phát triển các mô hình toán học, có khả năng tương tác máy tính giữa con người và các máy tính khác. Họ làm điều này bằng cách chạy các chương trình máy tính và cải thiện hiệu suất cũng như quy trình máy tính.

Ngoài hoạt động trong khuôn khổ về lý thuyết là phần nhiều, các kỹ sư khoa học máy tính còn có thể nghiên cứu và tập trung vào các lĩnh vực như:

  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật [Information and Database Theory];
  • Công nghệ phần mềm [Software Engineering];
  • Phân tích số [Numerical Analysis];
  • Đồ họa máy tính [Computer Graphics];
  • Lý thuyết về các ngôn ngữ lập trình [Programming Language Theory];
  • Thị giác máy tính [Computer Vision].

Ở kỳ xếp hạng đại học thế giới năm 2022 trong lĩnh vực khoa học máy tính của Times Higher Education [THE], công bố ngày 6/10, có hơn 890 trường góp mặt. Hơn một phần sáu số này đến từ Mỹ, 59 trường có trụ sở tại Vương Quốc Anh. Canada và Australia lần lượt có 27 và 26 trường được xếp hạng.

Top 5 đại học đào tạo và nghiên cứu về khoa học máy tính như sau:

1. Đại học Oxford [Vương quốc Anh]

Đây là năm thứ tư liên tiếp Đại học Oxford đứng đầu bảng xếp hạng những trường có ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới. Tiền thân của ngành khoa học máy tính [Computer Science] ở ngôi trường lâu đời và uy tín nhất nước Anh là Computing Laboratory. Kể từ khi thành lập, trường đã có những khóa học bậc cử nhân và sau đại học ngành này.

Ngoài các chủ đề chính về khoa học máy tính, sinh viên có thể tham gia các khóa học về sinh học tính toán, tính toán lượng tử, hệ thống thông tin, kiểm định phần mềm, kỹ thuật phần mềm và ngôn ngữ học tính toán.

Giống như các sinh viên khác, sinh viên ngành khoa học máy tính, dù là đại học hay sau đại học, đều sinh sống, học tập và giao lưu trong một trường trực thuộc Đại học Oxford.

Góc biểu tượng ở Đại học Oxford. Ảnh: Facebook/ University of Oxford

2. Đại học Stanford [Mỹ]

Khoa Khoa học máy tính của Đại học Stanford được thành lập vào năm 1965, cung cấp các khóa học cấp bằng cử nhân [Bachelor’s of Science - BS, thạc sĩ khoa học [Master’s of Science - MSc] và tiến sĩ [Doctor of Philosophy - PhD].

Khoa triển khai nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm trí tuệ nhân tạo, robotics, nền tảng của khoa học máy tính, khoa học tính toán và hệ thống lập trình. Ngoài ra, khoa còn có những nghiên cứu liên ngành về hóa học, di truyền học, ngôn ngữ học, xây dựng và y học.

Trụ sở của khoa Khoa học máy tính là Tòa nhà Khoa học máy tính Gates, được đặt theo tên của Bill Gates, người đã tài trợ 6 triệu USD cho dự án.

3. Viện Công nghệ Massachusetts [Mỹ]

Khoa Kỹ thuật điện và Khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Massachusetts [MIT] tự tin tuyên bố: "Sinh viên của chúng tôi thay đổi thế giới". Nhiều cựu sinh viên của trường có tên trong danh sách Doanh nhân có ảnh hưởng trong và ngoài nước.

Sinh viên của MIT được khuyến khích khởi nghiệp. Các dự án nghiên cứu của trường đã khám phá ra nhiều vấn đề như tính toán rủi ro tài chính của năng lượng tái tạo, phát triển tính toán song song nhanh hơn.

Sinh viên bậc đại học được ghi danh vào một chương trình giảng dạy linh hoạt, cho phép họ tập trung vào cả lý thuyết trừu tượng và các vấn đề thực tế trong khoa học máy tính. Sinh viên có thể học chuyên ngành khoa học máy tính hoặc cả khoa học máy tính và sinh học phân tử.

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính từ MIT thường tiếp tục thiết kế trò chơi điện tử, làm việc trên siêu máy tính, nghiên cứu robot và thường đầu quân cho các công ty lớn như Google và Microsoft.

4. Đại học Cambridge [Vương quốc Anh]

Khi học khoa học máy tính bậc đại học tại Cambridge, sinh viên sẽ được học những module cốt lõi, cung cấp nền tảng của ngành học trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, sinh viên có thể lựa chọn các module mang tính chuyên môn hóa. Tất cả khía cạnh của khoa học máy tính hiện đại được đề cập, cùng với lý thuyết và nền tảng cơ bản về kinh tế, luật và kinh doanh.

Sinh viên theo học sẽ được phát triển các kỹ năng thực tế, chẳng hạn lập trình bằng nhiều ngôn ngữ như OCaml, Java, C/C++ và Prolog. Có hơn 1.000 công ty chuyên về máy tính và công nghệ tiên tiến trong khu vực mà sinh viên có thể tham gia thực tập, làm việc để tích lũy kinh nghiệm.

=4. ETH Zurich [Thụy Sĩ]

ETH Zurich có nhiều dự án phát triển phần mềm và thiết kế hệ thống máy tính trong quá khứ. Đến năm 1981, khoa Khoa học máy tính được thành lập, đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau như mạng và hệ thống phân tán, thuật toán và lý thuyết, bảo mật thông tin. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng được giảng dạy trong các khóa học kỹ thuật phần mềm.

Khoa Khoa học máy tính của ETH Zurich có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác trong trường đại học và với các đối tác trong kinh doanh, công nghiệp, chẳng hạn IBM, Microsoft, Google, SAP và Disney.

Số sinh viên, tỷ lệ sinh viên trên nhân viên, tỷ lệ sinh viên quốc tế, nam - nữ của top 5 đại học có ngành khoa học máy tính tốt nhất. Ảnh chụp màn hình

Nếu tính top 10 đại học đào tạo khoa học máy tính, các trường còn lại gồm Đại học Carnegie Mellon, Harvard, UC Berkeley và Princeton [lần lượt xếp thứ 6, 7, 8 và 10]. Đại học Quốc gia Singapore [NUS] là trường châu Á duy nhất lọt vào top 10, đứng đồng hạng 8 với UC Berkeley.

THE sử dụng các tiêu chí xếp hạng tương tự như khi xếp hạng đại học thế giới nói chung nhưng trọng số có thay đổi. Cụ thể, nhóm tiêu chí về giảng dạy [môi trường học tập] có trọng số tính điểm xếp hạng là 30%; nghiên cứu [khối lượng, thu nhập, danh tiếng] 30%; các trích dẫn khoa học [tầm ảnh hưởng của nghiên cứu] 27,5%; triển vọng quốc tế [của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu] 7,5% và thu nhập ngành [chuyển giao kiến thức] 5%.

Dương Tâm [Theo THE]

Video liên quan

Chủ Đề