Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng

Ký quỹ lữ hành quốc tế là điều kiện bắt buộc của các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực ngành nghề du lịch và xuất khẩu lao động trong và ngoài nước, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hoành quốc tế cần phải có giấy xác nhận ký quỹ lữ hành quốc tế từ các ngân hàng trên thị trường hiện nay.

Dịch vụ ký quỹ lữ hành quốc tế tại công ty Khoa Lê

Theo quy định của Nhà nước ban hành nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều luật của ngành du lịch, xuất khẩu lao động.

Mức ký quỹ cấp phép kinh doanh lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch có 02 trường hợp như sau: Kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch nội địa, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Mức phí kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch nội địa:

Theo quy định chung của nghành du lịch nội địa, để được cấp phép ngành nghề kinh doanh du lịch nội địa thì doanh nghiệp bạn cần xác nhận ký quỹ lữ hành nội địa tối thiểu là: 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu đồng).

Doanh nghiệp bạn có thể đến bất cứ các Ngân hàng nào gần cơ quan doanh nghiệp của bạn nhất, để sử dụng ngay dịch vụ ký quỹ lữ hành nội địa một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Mức phí kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế:

Đối với dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế có nhiều trường hợp sảy ra, vậy tài chính Khoa Lê sẽ nói rõ các trước hợp thường gặp khi xin cấp phép du lịch quốc tế.

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách từ Việt Nam ra nước ngoài, mức phí cần ký quỹ là: 500.000.000 VNĐ (Năm trăm triệu đồng)
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách nước ngoài vào Việt Nam, mức phí cần ký quỹ là: 250.000.000 VNĐ (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

Để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa, doanh nghiệp bạn cần nắm rõ mức phí cần ký quỹ nói trên.

Phương thức ký quỹ lữ hành quốc tế

Hiện nay các ngân hàng có dịch vụ ký quỹ lữ hành quốc tế với độ uy tín lớn như: Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, HDbank, Vietinbank… Các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc các ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Đơn vị tiền tệ để ký quỹ: Thường các ngân hàng và các doanh nghiệp sử dụng tiền ký quỹ là đồng Việt Nam, có thể dùng tiền mặt hoặc chuyển khoản online.

Lãi suất ký quỹ: Theo thỏa thuận và theo quy định lãi suất của Ngân hàng.

Theo quy định của các Ngân hàng, thì tiền ký quỹ lữ hành quốc tế phải được duy trì và kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp bạn, và chỉ có thể rút tiền ký quỹ trong một số trường hợp theo luật định ký quỹ.

Sử dụng và quản lý tiền ký quỹ lữ hành

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Doanh nghiệp không đủ khả năng ký quỹ lữ hành quốc tế.

Với nền kinh tế hiện nay do ảnh hưởng đại dịch covid-19 vừa qua, không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ chao đảo với kinh tế sắp tới sau khi hết trận đại dịch.

Vì vậy nhiều trường hợp các doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế khó có khả năng ký quỹ nói trên, vậy có cách nào hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện được công việc cấp phép kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế, nội địa.

Doanh nghiệp đang phân vân và bế tắc khi không biết sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính, dịch vụ xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp và dịch vụ ký quỹ lữ hành quốc tế như thế nào…

Dịch vụ chứng minh tài chính Khoa Lê

Với đa ngành nghề hỗ trợ khách hàng cá nhận chứng minh tài chính du học du lịch, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp chứng minh năng lực tài chính doanh nghiệp dự thầu, mua hàng nước ngoài…

Tài Chính Khoa Lê tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ký quỹ lữ hành quốc tế, với chi phí phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp bạn.

Vì sao bạn chọn chúng tôi?

Vì chúng tôi với 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ tài chính tại 63 tỉnh thành, là doanh nghiệp tài chính được nhiều đơn vị cá nhận và các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng dịch vụ, bởi chúng tôi có nguyên tắc và phương châm làm việc uy tín chất lượng chuyên nghiệp nhất.

Uy tín.

Chúng tôi luôn đặt sự uy tín của công ty lên hàng đầu, để được khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ cho đến hôm nay, thì chúng tôi đã trãi qua rất nhiêu khó khăn để có được ngày hôm nay, vì vậy sự uy tín đã giúp cho công ty tài chính Khoa Lê tồn tại và phát triển nhất hiện nay.

Chất lượng.

Khoa Lê chọn những Ngân hàng nằm trong top những ngân hàng lớn nhất Việt Nam để sử dụng dịch vụ cho quý khách hàng thực hiện công việc của mình, là những ngân hàng có độ tin cậy và bảo mật cao.

Với độ tin cậy và bảo mật cao của các ngân hàng thì tỷ lệ thành công cho công việc sử dụng tài chính đạt mức cao nhất.

Chuyên nghiệp.

Khoa Lê luôn nhạy bén trong công việc, xử lý tình huống khẩn cấp khi doanh nghiệp bạn có sự cố cần khắc phục gấp, thực hiện công việc trên 63 tỉnh thành với sự quyết tâm nhanh gọn lẹ và chính xác nhất.

Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0987.309.309 Mr Khoa để được tư vấn và sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành kinh doanh có điều kiện. Một trong những điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng là ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Vậy ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Mức kỹ quỹ là bao nhiêu? Trình tự thực hiện?…Bài viết dưới đây của Lawkey sẽ giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý: Luật Du lịch năm 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP

1.Kinh doanh dịch vụ lữ hành và ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

 Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm: kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không phân biệt kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay quốc tế đều phải thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng.

>>> Xem thêm Điều kiện xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

2.Mức kỹ quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng.

–  Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000  đồng.

– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Sau khi thực hiện xong các thủ tục, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định pháp luật

3.Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

– Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

–  Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định nêu trên.

– Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa