Ký sinh ở đâu trong cơ thể người

Ký sinh trùng sống dựa vào vật chủ để tồn tại. Chúng vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, tiếp xúc qua da và có thể gây ra nhiều hệ lụy phức tạp. Cùng Khaibaoyte tìm hiểu cụ thể thông tin về các loại ký sinh này và các bệnh do chúng gây ra để có cách phòng tránh cụ thể.

1. Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là những sinh vật sống dựa vào các sinh vật khác đang sống để có thể tồn tại. Những sinh vật bị ký sinh trùng sống dựa vào gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ tồn tại và phát triển nhờ việc ăn bám những sinh chất của vật chủ.

Ký sinh trùng ở người cũng có nhiều hình thức như: ký sinh hoàn toàn, ký sinh không hoàn toàn, nội ký sinh, ngoại ký sinh,..

Một số loài ký sinh hoàn toàn hay còn gọi là ký sinh bắt buộc suốt đời như giun đũa, giun tóc, giun móc. Một số khác thì ký sinh không hoàn toàn tức là chỉ ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do.

Một số loại nội ký sinh tức là ký sinh bên trong cơ thể người như sán dây, sán lá gan. Một số khác thì ngoại ký sinh tức là ký sinh bên ngoài cơ thể như bám vào da hay hút máu qua da. 

Có một số loại ký sinh trùng như giun đũa chỉ có thể ký sinh trên một loài vật chủ, nếu không đúng chỗ chúng có thể không tồn tại được. Nhưng cũng có một số loài khác như sán lá phổi, sán lá gan lại có khả năng ký sinh và phát triển trên nhiều vật chủ khác nhau.

2. Ký sinh trùng vào cơ thể qua đâu?

Con đường dẫn ký sinh trùng vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và tiếp xúc dưới da. Cụ thể như sau:

2.1. Thông qua đường tiêu hóa

Một số loại sẽ đi vào cơ thể thông qua nguồn nước, hoa quả, rau xanh bị ô nhiễm. Khi con người ăn phải những thực phẩm này sẽ là con đường dẫn những loại ký sinh này vào cơ thể.

Một số loại ký sinh trùng thường vào cơ thể con người theo đường tiêu hóa như: giun móc, giun đũa, sán dây, trùng hình cung, khuẩn Giardia, Amip bệnh lý,…

2.2. Qua bề mặt da

Một số loại ký sinh thông qua vết thương bên ngoài, vết trầy xước trên da để xâm nhập vào cơ thể con người.

Một số loại đó là: trùng ghẻ, giun kim, sán mảng, ấu trùng từ muỗi.

3. Bệnh do ký sinh trùng gây ra

3.1. Bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét do muỗi Anophen gây ra. Người bị bệnh sốt rét có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong đến 50%.

3.2. Bệnh giun sán

Khi rửa thực phẩm tươi sống không sạch có thể khiến cho trứng, ấu trùng xâm nhập. Số lượng giun sán nhiều trong cơ thể sẽ khiến cơ thể suy dinh dưỡng, đau bụng, tiêu chay thậm chí tắc ruột.

3.3. Bệnh về da

Một số bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra có thể nêu đến như: Bệnh trùng ghẻ, Viêm da do Demodex, Phát ban, dị ứng da. Kích thước của những loại ký sinh này rất nhỏ, không dễ gì nhìn bằng mắt thường nên dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về da như mụn, chàm da,..

4. Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm kí sinh trùng

Mỗi loại ký sinh sẽ khiến cho các triệu chứng nhiễm bệnh khác nhau. Một số biểu hiện phổ biến nhất như sau:

  • Phát ban, đỏ chàm, mẩn ngứa
  • Đau bụng, tiêu chảy, tiêu hóa kém
  • Ngứa hậu môn
  • Mệt mỏi, uể oải liên tục ngay cả khi ăn ngủ điều độ
  • Thèm ăn đột ngột, thường trực
  • Nghiến răng bất thường
  • Thiếu chất, thiếu máu
  • Tâm lý lo lắng, bất an, thay đổi bất thường

5. Các xét nghiệm ký sinh trùng

Nếu mắc phải một số dấu hiệu trên, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm để xác định.

Một số xét nghiệm thường được dùng để xác định cơ thể có bị nhiễm ký sinh hay không đó là: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi,..

6. Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu Hà Nội?

Có rất nhiều địa chỉ bạn có thể xét nghiệm để biết mình có mắc ký sinh trùng hay không. Một vài bệnh viện bạn có thể đến thăm khám và xét nghiệm trực tiếp như:

  • Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương – 245 Lương Thế Vinh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Bệnh viện 108 – Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Xanh Pôn [Saint-Paul] – 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội

Giá xét nghiệm ký sinh trùng tại các bệnh viện không cao, chỉ từ 100.000đ/1 loại ký sinh.

7. Phòng tránh nhiễm ký sinh trùng

Để phòng tránh việc bị nhiễm ký sinh trùng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ
  • Tuyệt đối tránh các món ăn sống như tiết canh, nem chua, gỏi cá,..
  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo khâu rửa thực phẩm an toàn
  • Tẩy giun sán theo định ký
  • Không nên sử dụng phân tươi để bón cây, có thể ủ phân để phân hoại mục rồi mới dùng bón cây.

Hy vọng, những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về ký sinh trùng, các bệnh do loại ký sinh gây ra và các dấu hiệu để nhận biết sớm. Khi có nghi ngờ mắc bệnh liên quan đến loại ký sinh này hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn xét nghiệm và thăm khám bệnh kịp thời.

Giun là động vật có thể sống ký sinh trên người, động vật, chủ yếu ở ruột. Một số loại giun còn ký sinh trong cơ quan nội tạng, máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm giun cao do văn hóa và điều kiện sinh hoạt, vệ sinh tại nhiều vùng miền còn hạn chế. Vậy có các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người nào?

1. Tìm hiểu các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến nhất

Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến là: giun kim, giun móc, giun tóc, giun đũa gây ra bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác nhau.

Giun ký sinh ở cơ thể người thường tập trung ở đường tiêu hóa

1.1. Giun kim

Giống như tên gọi, giun kim có dạng dài, kích thước rất nhỏ, chiều dài thường nhỏ hơn 1/2 Inch. Con người thường nhiễm giun này khi không may nuốt phải trứng của chúng có trong thực phẩm, thức uống. Khi trứng giun kim đi vào trong ruột sẽ nở ra, sinh sôi phát triển tại đây.

Ban đêm là thời gian hoạt động chủ yếu của loài giun ký sinh này, chúng sẽ thoát ra khỏi cơ thể qua hậu môn và đẻ hàng ngàn trứng tại đây. Theo con đường này, trứng giun kim lại tiếp tục bị phát tán, có thể lây truyền cho người khác và khiến họ nhiễm bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ bị giun kim ký sinh nhất và cũng dễ lây truyền nhất. Giun kim có vòng đời khoảng 1 - 2 tháng, thời gian từ trứng đến trưởng thành là khoảng 2 - 4 tuần. Trong thời gian này, trứng có khả năng đẻ 4 - 16 ngàn trứng nên khả năng gây lây nhiễm rất cao.

Giun kim có dạng dài, thường ký sinh trong đường ruột

Triệu chứng do nhiễm giun kim ký sinh thường không rõ ràng, có những bệnh nhân không có triệu chứng và có những bệnh nhân bị buồn nôn, đau, ngứa hậu môn.

1.2. Giun đũa

Giun đũa là loài giun ký sinh có vòng đời khá dài, khoảng 13 - 15 tháng, trong thời gian này chúng có khả năng đẻ đến 200 ngàn trứng mỗi ngày.

Điều kiện môi trường ưa thích để giun đũa phát triển là những nơi ấm áp, điều kiện vệ sinh kém, cụ thể là các nước nhiệt đới và ôn đới. Người dân vùng nông thôn có điều kiện vệ sinh chưa tốt dễ nhiễm giun đũa ký sinh hơn người dân khu vực thành thị. Giống như giun kim, trẻ em cũng thường bị nhiễm giun đũa hơn người trưởng thành.

Con đường lây nhiễm giun đũa giống với giun kim, khi trứng giun phân tán trong môi trường và được con người nuốt vào. Giun đũa thường làm tổ và phát triển ở đường ruột, trước đó giun non thường di chuyển tới phổi và cổ họng. Với kích thước lớn nên bệnh nhân nhiễm giun đũa có nhiều triệu chứng khá rõ ràng gồm: đau bụng, mệt mỏi, thở khò khè, nôn mửa, ho khan, giảm cân nhanh, tiêu chảy,…

1.3. Giun móc

Loài giun ký sinh này phổ biến ở các nước nhiệt đới. Một điểm đặc biệt là trứng giun do người bệnh thải ra lẫn đất sẽ tự nở trong môi trường, sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da. Vì thế, đi chân trần hoặc người làm công việc phải tiếp xúc dài, nhiều với đất kém vệ sinh rất dễ nhiễm giun móc.

Giun móc là loài giun ký sinh phổ biến ở các nước nhiệt đới

Giun móc có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành 1 con cái dài khoảng 10 - 13 mm, một con đực dài khoảng 8 - 11mm. Chúng cũng có khả năng đẻ trứng đáng kinh ngạc với khoảng 10 - 25 ngàn trứng mỗi ngày.

Mặc dù xâm nhập vào cơ thể người qua da nhưng đến giai đoạn trưởng thành, giun sẽ tập trung ở đường ruột, thường là tá tràng hoặc ruột non. Trong miệng chúng có đôi răng hình móc nên có thể cắn chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa và hút máu để sống và trưởng thành.

Triệu chứng ban đầu do nhiễm giun móc gây ra là triệu chứng phát ban ngứa trên da. Ngoài ra, việc giun ký sinh bám chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, sụt cân,…

1.4. Giun tóc

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài, môi trường sống ưa thích của chúng cũng là điều kiện thời tiết ấm áp khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun tóc có màu trắng sữa hoặc hồng nhạt, chiều dài từ 30 - 50mm tùy vào con đực hay con cái. Một giun tóc cái có khả năng đẻ 2 ngàn trứng mỗi ngày và vòng đời kéo dài tới 5 - 6 năm nếu không điều trị tốt.

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài

Nhiễm giun tóc thường xảy ra ở các khu vực nông thôn, điều kiện vệ sinh kém, nhất là những người có thói quen dùng phân chưa qua xử lý để chăm sóc rau màu. Trứng giun có thể phát tán và phát triển ở điều kiện môi trường bên ngoài tới giai đoạn ấu trùng, sau đó lây nhiễm cho con người qua đường ăn uống.

Đa phần bệnh nhân nhiễm giun tóc không có triệu chứng rõ ràng nào, chỉ khi nhiễm trùng nặng sẽ thấy:

  • Người gầy gò, còi cọc.

  • Tiêu chảy kéo dài có lẫn máu hoặc chất nhầy.

  • Sa trực tràng trượt ra khỏi hậu môn.

Ngoài 4 loài giun ký sinh phổ biến nhất này, con người còn có thể nhiễm 1 số loài khác như: giun lươn, giun xoắn, sán dây, sán máng, giun chỉ bạch huyết,… Đa phần chúng ký sinh trong hệ tiêu hóa, một phần trong máu hoặc cơ quan nội tạng.

2. Dấu hiệu bị nhiễm giun ký sinh

Tùy vào số lượng giun ký sinh trong cơ thể mà người bệnh có thể có hoặc không có dấu hiệu. Nếu số lượng giun ký sinh ít, triệu chứng bệnh là không rõ ràng. Song do không được điều trị nên theo thời gian, số lượng giun sẽ nhân lên nhanh chóng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ quan bị bệnh và cơ thể.

Nhiều trường hợp giun ký sinh quá nhiều gây tắc ruột, phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Với người bệnh nhiễm giun nhiều, triệu chứng khá rõ ràng như:

Giun ký sinh quá nhiều có thể gây tắc ruột

  • Giun kim: thường gây ngứa vùng hậu môn về ban đêm.

  • Có triệu chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.

  • Rối loạn tiêu hóa, lúc phân đặc lúc phân lỏng, đôi khi xuất hiện giun trong phân hoặc ở hậu môn.

  • Đau bụng vùng rốn, tái phát nhiều lần kèm theo buồn nôn, đi ngoài.

  • Trẻ nhỏ nhiễm giun ký sinh thường biếng ăn, khó ngủ, hay quấy khóc.

Khi có dấu hiệu, người bệnh nên chủ động đi thăm khám xác định tình trạng nhiễm giun và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người đa phần được điều trị bằng thuốc tẩy giun 1 liều, ít độc, tác dụng với nhiều loại giun. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề